img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:38 05/08/2024 875 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Tính đa nghĩa ở trong bài thơ Bánh trôi nước SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính của văn bản: Văn bản đặc biệt bàn luận về tính đa nghĩa xuất hiện ở trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ ở trên hai khía cạnh chính: Nghĩa thực, nghĩa đen đó là hình ảnh và quá trình khi tạo thành hình dáng đặc trưng của bánh trôi nước; nghĩa ẩn dụ, nghĩa bóng đó chính là ý nghĩa nói về nhan sắc, thân phận và những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. Qua việc sử dụng phương pháp phân tích hai luận điểm chính như trên, bài viết trên không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, nói lên một điều rằng hình ảnh về những chiếc bánh trôi và quá trình làm, hình thành lên những chiếc bánh đó chính là biểu tượng cho lối nói ẩn dụ về cuộc đời, số phận người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến mà còn giúp cho bạn đọc thấy và cảm nhận được bút pháp miêu tả tài tình về cuộc sống người phụ nữ xưa của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

1. Câu 1 Trang 45 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Cách trình bày về các vấn đề khách quan và chủ quan đã được thể hiện như thế nào khi viết ở trong đoạn văn: "Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người"?

Câu trả lời chi tiết:

- Tác giả đã khéo léo trình bày vấn đề một cách khách quan bằng việc cung cấp những thông tin về cách làm bánh trôi nước, từ đó liên hệ với hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương, nhằm tạo ra một sự liên kết giữa kiến thức thực tế và kiến thức văn học, giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài thơ đem lại qua những hình ảnh cụ thể này.

- Tác giả cũng rất tài tình khi biết cách trình bày vấn đề một cách chủ quan qua việc đưa ra những cảm nhận, ý kiến, đánh giá chân thực về chiếc bánh trôi xuất hiện trong bài thơ của Hồ Xuân Hương. Bài thơ không chỉ xuất hiện ở việc mô tả đặc điểm của một món ăn, mà còn đặc biệt chứa đựng ở trong đó là những nỗi niềm và tâm tư sâu lắng mà Hồ Xuân Hương gửi gắm, từ đó tạo nên những ý nghĩa đặc biệt.

2. Câu 2 Trang 45 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy xác định những mối quan hệ đặc biệt giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được nêu ra ở trong văn bản.

Câu trả lời chi tiết:


Luận đề chính nêu ra của văn bản: Tính đa nghĩa xuất hiện trong bài thơ Bánh trôi nước

Luận điểm thứ nhất:
Ý nghĩa thực về hình ảnh của chiếc bánh trôi

Luận điểm thứ hai:
 Ý nghĩa ẩn dụ về những đặc điểm, nét đẹp của con người

Lí lẽ chính được nêu ra
Nói về quá trình hình thành và tạo nên hình dáng của chiếc bánh trôi nước

Lí lẽ chính được nêu ra
Nói về những nét đẹp trong nhan sắc, thân phận và những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam ta trong xã hội xưa cũ

Bằng chứng được nêu ra
- Tác giả nêu ra những cách làm ra một chiếc bánh trôi qua việc miêu tả lên quá trình hình thành ấy, qua đó thấy được một điều đặc biệt Hồ Xuân Hương là một người vô cùng am hiểu về những hoạt động miêu tả sự vật.
- Bánh trôi qua ngòi bút của Hồ Xuân Hương như trở thành có linh hồn hay ở trong đó chính là hình ảnh đại diện cho Hồ Xuân Hương, người đã thổi hồn vào nó.

Bằng chứng được nêu ra
- Tác giả đã phân tích bài thơ bằng việc khéo léo sử dụng các bằng chứng xuất hiện ở trong bài để chứng minh cho những lý lẽ ở trên
- Tác giả đã đặc biệt liên hệ tới thân phận thấp cổ bé họng của người phụ nữ trong xã hội cũ đó là phụ thuộc, cả một đời long đong, lận đận nhưng họ luôn có bản lĩnh, từ đó giúp họ tự tin vượt lên trên cảnh ngộ khó khăn, nhưng vẫn giữ cho mình một tấm lòng son sắt thuỷ chung...

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3. Câu 3 Trang 45 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Hãy phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng mà em cho là tiêu biểu.

Câu trả lời chi tiết:

Ở luận điểm thứ 2 chứa đựng ý nghĩa hàm ẩn: Nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thế hệ cũ, từ đó người viết đã sử dụng 2 lí lẽ rất rõ ràng để chứng minh và làm sáng tỏ cho luận điểm thứ 2, đó là: Hai câu đầu đặc biệt nói về những nổi bật trong nhan sắc và thân phận nhỏ bé của người phụ nữ; Hai câu sau đặc biệt nhấn mạnh về thân phận và đề cao phẩm hạnh đáng có của người phụ nữ. Ở mỗi lí lẽ được đưa ra, người viết đều chỉ ra các bằng chứng có tính thuyết phục là: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ bảy nổi ba chìm với nước non”; “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” và phân tích rất xác đáng, cùng với đó là sự kết hợp với việc liên hệ những hình ảnh đẹp trong thơ, ngôn ngữ uyển chuyển của thơ với kho tàng văn học dân gian dồi dào của dân tộc ta, giúp cho bài viết trở nên thêm sâu sắc và giàu sức thuyết phục tới người đọc.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

4. Câu 4 Trang 45 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em có đồng tình với ý kiến nhận xét của tác giả đưa ra về bài thơ Bánh trôi nước: "Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người" hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và những nét phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Câu trả lời chi tiết:

Em có đồng tình với ý kiến nhận xét của tác giả về bài thơ "Bánh trôi nước" vì người phụ nữ trong xã hội cũ thường là những người bị coi thường về giá trị, không được cho đi học, bị đối xử bất công và luôn chịu thiệt thòi ở trong xã hội. Họ sống cuộc sống phải dựa dẫm vào người cha, người chồng, và con trai của mình. Họ không có quyền ra quyết định bất cứ việc gì và suốt đời chỉ biết quanh quẩn trong bếp núc, sống hy sinh hết mình cho chồng con. Nhưng những người phụ nữ có đức tính tốt đẹp ấy lại luôn phải chịu trong mình hoàn cảnh éo le, vất vả "bảy nổi ba chìm". Họ sống cuộc sống phụ thuộc vào người đàn ông, người chồng trong gia đình. Dù cho họ sống trong sự sung sướng hay khổ sở, họ đều phải nhẫn nhịn và không được lên tiếng. Hiểu rõ được điều này, tác giả đã nhiều lần lên tiếng đứng lên đòi lại quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bởi bà hiểu và luôn có một sự thương cảm sâu sắc với họ. Bà dõng dạc khẳng định tấm lòng thủy chung, những đức tính cao đẹp và đáng quý của người phụ nữ. 

Hồ Xuân Hương đã thấu hiểu tận cùng những nỗi đau của người phụ nữ. Bà rất hiểu nỗi lòng của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Bài thơ chính là tiếng lòng của bà, cũng như tiếng lòng của tất cả phụ nữ trong xã hội xưa. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một lời kêu gọi cho sự bình đẳng, một tiếng nói mạnh mẽ nhằm đứng lên bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Bằng ngòi bút sử dụng ngôn ngữ mộc mạc nhưng sâu sắc, Xuân Hương đã khắc họa rõ nét những nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng và gửi gắm trong đó những ước mơ, hy vọng về một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Bà hiểu rõ rằng giá trị của người phụ nữ không chỉ nằm ở nhan sắc mà còn phải nằm ở cả một tâm hồn và đức tính cao quý. Bài thơ "Bánh trôi nước" là một minh chứng rõ ràng cho tinh thần đấu tranh và lòng cảm thương sâu sắc của Xuân Hương đối với thân phận của người phụ nữ. Nó là tiếng nói mạnh mẽ, là lời khẳng định cho những giá trị của người phụ nữ trong xã hội, dù cho xã hội có thay đổi như thế nào đi chăng nữa.

5. Câu 5 Trang 45 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Từ những cách hiểu của em về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách người đọc tiếp nhận một bài thơ?

Câu trả lời chi tiết:

- Khi đọc một bài thơ chúng ta cần phải chú ý đến các tầng ý nghĩa của bài thơ. Thông thường bài thơ được viết ra sẽ có hai tầng ý nghĩa trở lên.

+ Nghĩa đầu thường là tầng nghĩa gốc, có nghĩa là nghĩa thuộc về nội dung được miêu tả trong bài.

+ Nghĩa thứ hai thường là nghĩa ẩn dụ, có nghĩa là ẩn ở đằng sau nó là hình ảnh ai, vẻ đẹp/ phẩm chất/ tính cách/ cảm xúc… nào của con người. Qua đó, ta có thể thấy được chủ đề và những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

+ Nhưng nổi bật vẫn là nghĩa ẩn của bài vẫn sẽ đóng vai trò quyết định lên những giá trị của bài thơ đem lại.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990