img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Thứ tự thực hiện các phép tính toán 6

Tác giả Hoàng Uyên 11:43 15/08/2024 1,306 Tag Lớp 6

Khi tính giá trị của một biểu thức, ta không được làm tùy tiện mà phải tính theo đúng quy ước thứ tự thực hiện các phép tính. Vậy thứ tự thực hiện các phép tính được quy ước như thế nào? Theo dõi bài học để nắm được thứ tự thực hiện các phép tính để giải quyết các bài tập liên quan nhé!

Thứ tự thực hiện các phép tính toán 6
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Quy ước về thứ tự thực hiện các phép tính

1.1 Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc

- Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân và chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái qua phải.

- Khi biểu thức có chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước rồi đến cộng và trừ. 

1.2 Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc

- Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước. 

- Nếu biểu thức chứa các dấu ngoặc ( ), { }, [ ] thì thứ tự thực hiện các phép tính như sau: 

( ) $\large \rightarrow  $ [ ] $\large \rightarrow  $ { }

2. Cách sử dụng máy tính cầm tay thực hiện phép tính 

3. Bài tập áp dụng thứ tự thực hiện các phép tính toán 6

3.1 Bài tập sách kết nối tri thức

Bài 1.46 trang 26 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

a) 235 + 78 - 142 = 313 – 142 = 171

b) 14 + 2 . 82  = 14 + 2 . 64 = 14 + 128 = 142

c) {23+ [1 + (3-1)2]} : 13 = [8 + (1 + 22)] : 13 = [8 + (1 + 4)] : 13 

= (8 + 5) : 13 = 13 : 13 = 1

Bài 1.47 trang 26 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

Thay a = 25; b = 9 vào biểu thức 1 + 2(a + b) - 43 ta được:

1 + 2(a + b) - 4 = 1 + 2. (25 + 9) - 43 = 1 + 2.34 – 64 = 1 + 68 – 64 = 69 – 64 = 5

Vậy 1 + 2(a + b) - 43= 5 khi a = 25; b = 9.

Bài 1.48 trang 26 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

Thông qua dữ liệu đề bài, ta có biểu thức như sau: 

(1 264 + 164 . 4) : 12

= (1 264 + 656) : 12

= 1 920 : 12

= 160

Vậy trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được 160 chiếc ti vi.

Bài 1.49 trang 26 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

Diện tích sàn được lát gỗ là: 105 - 30 (m2)

Diện tích sàn lát gỗ loại 2 là: 105 - 30 - 18 (m2)

Chi phí mua gỗ loại 1 là:  350 000. 18(đồng)

Chi phí mua gỗ loại 2 là: 170 000. (105 - 30 - 18)(đồng)

Chi phí trả công lát gạch là: 30 000. (105 - 30) (đồng)

Biểu thức tính tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn là:

350 000. 18 + 170 000. (105 - 30 - 18) + 30 000. (105 - 30)

 = 6 300 000 + 57. 170 000 + 75 . 30 000

= 6 300 000 + 9 690 000 + 2 250 000

= 15 990 000 + 2 250 000

= 18 240 000 (đồng)

Vậy tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ trên là 18 240 000 đồng.

3.2 Bài tập sách chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 20 sgk toán 6/1 chân trời sáng tạo 

a) 2023 - 252 :  52 + 27

= 2023 - 625 : 125 + 27

= 2023 - 5 + 27 

= 2018 + 27 = 2045

b) 60 : [7.(112 - 20.6) + 5]

= 60: [7.(121 - 120) + 5]

= 60: [7.1 + 5]

= 60 : 12 = 5

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

Bài 2 trang 21 sgk toán 6/1 chân trời sáng tạo

a) (9x – 23) :5 = 2

(9x – 8) = 5.2 

9x – 8 = 10

9x = 10 + 8

9x = 18

x = 18:9

x = 2

Vậy x = 2.

b) [ 34 – (8+ 14):13].x = 53 + 102

[81 – (64 + 14):13].x = 125 + 100

[81 – 78:13].x = 225

[81 – 6].x = 225

75x = 225

x = 225:75

x = 3

Vậy x = 3.

Bài 3 trang 21 sgk toán 6/1 chân trời sáng tạo

Sử dụng máy tính để tính toán.

a)  Kết quả: 216 000.

b) Kết quả: 5 412.

Bài 4 trang 21 sgk toán 6/1 chân trời sáng tạo

Tổng số tiền mua văn phòng phẩm của cơ quan là: 

35.10 + 67.5 + 100.5 + 35.7 + 35.5 = 350 + 335 + 500 + 245 + 175 = 1605 (nghìn đồng).

1 605 nghìn đồng tức là 1 605 000 đồng. 

Vậy cơ quan đã mua hết 1 605 000 đồng tiền văn phòng phẩm.

3.3 Bài tập sách cánh diều 

Bài 1 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

a) 2 370 – 179 + 21 

= 2 191 + 21 = 2 212. 

b) 100 : 5 . 4

= 20 . 4 = 80.

c) 396 : 18 : 2 

= 22 : 2 = 11.

Bài 2 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

a) 143 – 12 . 5 

= 143 – 60 = 83.

b) 27 . 8 – 6 : 3 

= 216 – 2 = 214.

c) 36 – 12 : 4 . 3 + 17 

= 36 – 3 . 3 + 17 

= 36 – 9 + 17 

= 27 + 17 = 44.  

Bài 3 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

a) 32 . 53 + 92 

= 9 . 125 + 81 

= 1 125 + 81 = 1206.

b) 83 : 42 – 52 

= 512 : 16 – 25

= 32 – 25 = 7.

c) 33 . 92 – 52 . 9 + 18 : 6

= 27 . 81 – 25 . 9 + 3

= 2 187 – 225 + 3

= 1 962 + 3 = 1 965.

Bài 4 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

a) 32 – 6 . (8 – 23) + 18 

= 32 – 6 . ( 8 – 8) + 18 

= 32 – 6 . 0 + 18  = 32 – 0 + 18 

= 32 + 18 = 50. 

b) (3 . 5  – 9)3 . (1 + 2 . 3)2 + 42 

= (15 – 9)3 . (1 + 6)2 + 16 

= 63 . 72 + 16 = 216 . 49 + 16

= 10 584 + 16  = 10 600. 

Bài 5 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

a) 9 234 : [3 . 3 . (1 + 83)]

= 9 234 : [3 . 3 . (1 + 512)]

= 9 234 : (3 . 3 . 513) = 9 234 : (9 . 513)

= 9 234 : 4 617 = 2.

b) 76 – {2 . [2 . 52 – (31 – 2 . 3)]} + 3 . 25

= 76 – {2 . [2 . 25 – (31 – 6)]} + 3 . 25 

= 76 – [2 . (2. 25 – 25)] + 3 . 25

= 76 – [2 . (50 – 25)] + 3. 25

= 76 – (2 . 25) + 3. 25 

= 76 – 50 + 75  = 26 + 75 = 101.

Bài 6 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

Tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2.

30 000 . (7 + 15) = 660 000 (lỗ khí).

Vậy tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá có diện tích lần lượt là 7cm2 và 15cm2 là 660 000 lỗ khí. 

Bài 7 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

Tổng số tiền anh Sơn phải trả khi đi mua hàng là:

125 000 . 2 +  95 000 . 3 + 17 000 . 5  = 620 000 (đồng)

Anh Sơn đã trả bằng hai phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 100 000 đồng.

Số tiền anh Sơn phải trả thêm là:

620 000 – 100 000 . 2 =  420 000 (đồng)

Vậy anh Sơn còn phải trả thêm 420 000 đồng. 

Bài 8 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

Số tiền cô Hạnh phải trả để mua 30 quyển vở là:

7 500 . 30 = 225 000 (đồng)

Số tiền cô Hạnh phải trả để mua 30 chiếc bút bi là: 

2 500 . 30 = 75 000 (đồng)

Một hộp bút chì có 12 chiếc nên hai hộp bút chì có số chiếc là: 

12 . 2 = 24 (chiếc)

Số tiền cô Hạnh phải trả để mua hai hộp bút chì là:

396 000 – 225 000 – 75 000 = 96 000 (đồng)

Một chiếc bút chì có giá tiền là: 

96 000 : 24 = 4 000 (đồng)

Vậy một chiếc bút chì có giá là 4 000 đồng.  

Bài 9 trang 29 sgk toán 6/1 cánh diều

Số học sinh đi du lịch là:

40 – 4 = 36 (học sinh)

Tổng số tiền các bạn phải đóng thêm là: 

25 000 . 36 = 900 000 (đồng)

Số tiền các bạn phải đóng thêm chính là tổng số tiền phải đóng của 4 học sinh không đi, do đó, theo dự kiến, mỗi bạn phải đóng số tiền là: 

900 000 : 4 = 225 000 (đồng)

Tổng chi phí cho chuyến đi là:

225 000 . 40 =  9 000 000 (đồng)

Vậy tổng chi phí cho chuyến đi là 9 000 000 đồng. 

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là bài học về Thứ tự thực hiện các phép tính toán 6, qua bài học này, các em đã nắm được quy thước về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. Để làm quen với chương trình toán 6, các em có thể tham khảo khóa học DUO của nhà trường VUIHOC, học online cùng các thầy cô và xây dựng lộ trình học cá nhân ngay từ sớm nhé!  

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990