img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 14:30 10/10/2024 50,387 Tag Lớp 12

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 có đáp án theo chương trình sách mới giúp các em học sinh luyện giải đề và nắm vững cấu trúc đề thi. Cùng theo dõi bài viết và làm thử đề thi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 1 

1.1 Đề thi

1.2 Đáp án 

Phần 1: Đọc hiểu văn bản

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là: Nghị luận và tự sự.

Câu 2:

Theo tác giả, niềm tin vào ngày mai, vào những điều tốt đẹp sẽ giúp con người đứng lên sau thất bại

Câu 3: 

Ẩn dụ: Cầu vồng tượng trưng cho thành công, trong khi cơn mưa biểu thị cho khó khăn và thất bại.

Tác dụng: Ẩn dụ này làm cho các diễn đạt trở nên sống động và cảm xúc hơn. Nó cũng truyền tải một thông điệp quan trọng: Để đạt được thành công, chúng ta phải đối mặt và vượt qua nhiều thử thách và gian khổ.

Câu 4: 

Em hoàn toàn đồng ý! Khi có niềm tin, con người có khả năng thực hiện những điều mà mình mong muốn. Khi niềm tin mất đi, cũng tương tự như việc bạn mất đi động lực và mục tiêu. Bạn sẽ giống như một người lạc lối, mãi không tìm thấy đường ra cho bản thân.

Phần 2: Phần viết 

Câu 1: 

Gợi ý viết đoạn văn: 

- Giải thích:
+Cầu vồng là hình ảnh ẩn dụ thể hiện cho thành công.
+ Cơn mưa được coi là biểu tượng cho những chông gai và thử thách.
- Ý nghĩa:
+ Điều này nhấn mạnh rằng bất kỳ thành quả nào cũng phải trải qua quá trình rèn luyện qua khó khăn và thử thách. Chúng ta không nên nản lòng trước thất bại và khó khăn.
- Bình giảng:
+ Mọi người đều đã từng trải qua thất bại, và chính những thất bại ấy là bài học quý giá giúp chúng ta đạt được thành công trong tương lai.
+ Những khó khăn và thử thách sẽ tôi luyện con người, giúp họ trở nên kiên cường hơn.
+ Con người chỉ thực sự thất bại khi từ bỏ nỗ lực và không cố gắng vượt qua hoàn cảnh.
- Liên hệ:
+ Dù cuộc sống có thể đem đến vô số khó khăn, chúng ta không bao giờ được phép lùi bước. Việc đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã là điều hết sức cần thiết.

Câu 2: 

Gợi ý trả lời: 

+ Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

+ Bài viết cần thể hiện rõ ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, và kết luận.

+ Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bạn về câu nói: “Tuổi trẻ, chúng ta có thể thành công, có thể thất bại, có thể tự tin, có thể chùn bước, nhưng tuyệt đối không được từ bỏ.”

- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân.

- Triển khai vấn đề nghị luận:

+ Giải thích vấn đề đề nghị.
+ Thể hiện quan điểm cá nhân, có thể dựa trên những gợi ý sau:

  • Tuổi trẻ được phép thử nghiệm, mạo hiểm và học hỏi từ thất bại, nhưng không bao giờ được bỏ cuộc.

  • Những thất bại và khó khăn trong tuổi trẻ sẽ trở thành bài học quý báu cho thành công trong tương lai.

  • Khả năng đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã chính là thước đo giá trị của con người.

+ Mở rộng trao đổi về quan điểm trái chiều hoặc những ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

+ Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

 

>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+

 

2. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 2

2.1 Đề thi

2.2 Đáp án

I. Phần đọc hiểu

Câu 1: 

- Thể thơ: lục bát.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: 

Hai câu thơ bộc lộ tình cảm sâu sắc và yêu thương của người con dành cho mẹ:

+ Sự đồng cảm và xót xa trước nỗi nhọc nhằn, vất vả mà mẹ phải gánh chịu.

+ Cuộc sống thiếu thốn và nghèo đói được thể hiện qua bữa cơm đơn sơ, đạm bạc.

Câu 3: 

Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ thể hiện sự xúc động và nghẹn ngào khi trở về quê hương. Quê hương là nơi tác giả đã lớn lên, nơi có cha, mẹ và những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ. Cuộc sống ở đó, dù thiếu thốn, nhưng luôn bình yên và hạnh phúc.

Câu 4: 

Hình ảnh “mặn muối cay gừng” thể hiện sự khéo léo của tác giả trong việc vận dụng ca dao, tục ngữ. Lấy cảm hứng từ bài ca dao “Tay nâng chén muối đĩa gừng / Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” hoặc “Muối ba năm muối hãy còn mặn, gừng chín tháng gừng hãy còn cay / Đôi ta tình nặng nghĩa dày / Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”, tác giả mượn ý tứ để khẳng định và tôn vinh vẻ đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn người Việt Nam. Quê hương, là nơi có những con người chăm chỉ, chịu thương chịu khó, là tấm lòng thủy chung của cha mẹ, là ân tình sâu sắc nuôi dưỡng tâm hồn những người ra đi trở về.

Câu 5: 

Gợi ý trả lời chọn cuộc sống thôn quê: 

Tôi thích cuộc sống chốn thôn quê hơn là phố thị. Có một sự bình yên và giản dị tại thôn quê mà phố thị khó có được. Không khí trong lành, cảnh thiên nhiên tươi đẹp và sự gần gũi với thiên nhiên giúp tôi cảm thấy thư giãn hơn.

Mỗi sáng, được nghe tiếng chim hót, ngắm bình minh lên từ cánh đồng, cảm nhận hơi thở của đất trời thật sự rất tuyệt. Con người ở quê cũng thường giản dị và thân thiện, dễ dàng tạo cảm giác gần gũi.

Hơn nữa, cuộc sống thôn quê thường thúc đẩy những giá trị gia đình và cộng đồng mạnh mẽ hơn, nơi mà mọi người thường hỗ trợ lẫn nhau. Dù thỉnh thoảng phố thị có những tiện ích hiện đại hơn, nhưng cảm giác bình yên và an lạc của cuộc sống thôn quê luôn thu hút tôi hơn.

Gợi ý trả lời chọn cuộc sống phố thị: 

Tôi thích cuộc sống chốn phố thị hơn thôn quê. Phố thị mang đến sự nhộn nhịp, sôi động và nhiều cơ hội cho cá nhân phát triển. Ở đây, tôi có thể tiếp cận với đa dạng các dịch vụ, công việc và các hoạt động văn hóa, giải trí phong phú mà thôn quê khó có được. 

Ngoài ra, việc gặp gỡ và giao lưu với nhiều người từ các nơi khác nhau giúp tôi mở rộng hiểu biết và trải nghiệm phong phú hơn. Các tiện ích hiện đại như hệ thống giao thông phát triển, các trung tâm mua sắm, quán cà phê và nhà hàng cũng làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện và thú vị.

Mặc dù không khí đô thị có thể ồn ào và căng thẳng hơn, nhưng chính sự năng động và những cơ hội phát triển không ngừng tại phố thị khiến tôi cảm thấy hấp dẫn và thú vị hơn. 

II. Phần làm văn

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: Ông là một trong những tượng đài nổi bật của văn nghệ cách mạng hiện đại Việt Nam. 

- Dẫn dắt đến vấn đề: Thơ của Tố Hữu phản ánh cuộc sống và tình cảm cách mạng của nhân dân Việt Nam, đồng mang đậm nét văn hóa và truyền thống dân tộc. Trong thơ ông, cá nhân không chỉ là hình ảnh của một chiến sĩ mà còn là đại diện cho Đảng và nhân dân, điều này thể hiện rõ nét qua hai bài thơ "Từ ấy" và "Việt Bắc". 

b. Thân bài

- Thuyết minh: Cái tôi trữ tình trong thơ thể hiện cảm xúc cá nhân của nhà thơ đối với các vấn đề xã hội và sự tiến triển của lịch sử dân tộc.

- Điều này khẳng định Tố Hữu là nhà thơ theo chủ nghĩa cộng sản, vì cuộc sống cách mạng luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông.

- Phân tích, chứng minh, bình luận:

Quá trình sáng tác của Tố Hữu luôn gắn liền với diễn biến cuộc cách mạng: các giai đoạn thơ tương ứng với các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Bài thơ “Từ ấy”:

  • “Từ ấy” được chọn từ tập thơ cùng tên, đánh dấu một bước quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
  • Bài thơ thể hiện vẻ đẹp mạnh mẽ, phong cách sôi nổi và quan điểm cá nhân tự do, giúp cái tôi của nhà thơ được bộc lộ tự do, không bị ràng buộc, tạo nên những bài thơ đẹp, cảm động trong văn chương cách mạng Việt Nam thế kỉ XX.
  • Bài thơ cũng diễn tả niềm vui, hạnh phúc của một thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng.
  • Thể hiện cái tôi cá nhân cảm tính, tích cực và mạnh mẽ một cách chưa từng có trong thơ mới lãng mạn.

- So sánh với bài thơ “Việt Bắc”:

  • Cái tôi hòa quyện với cái ta của cộng đồng, thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa bản thân và dân tộc. Tố Hữu đã đặt mình vào vị trí của những người chiến đấu, nói cả về mình và người, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những tình cảm ấy.
  • Qua “Việt Bắc” và đoạn trích này, cái tôi trữ tình của Tố Hữu đồng lòng với cộng đồng, tôn vinh hình ảnh người chiến đấu và bày tỏ lòng kính trọng trước sự hi sinh của họ.
  • Tính chính xác của quan điểm “Từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi của một chiến sĩ,” và điều này ngày càng rõ ràng khi ông xác định mình là một phần của Đảng, một phần của cộng đồng dân tộc.

c. Kết bài

- Ý kiến cá nhân về cái tôi trong thơ của Tố Hữu qua hai bài thơ.

- Khẳng định lại vấn đề. 

COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa? 

 

3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 3

3.1 Đề thi

3.2 Đáp án 

I. Đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là tự sự. 

Câu 2:

Trong đoạn văn (2) tác giả đã đưa ra những lí do khiến bản thân không còn động lực phấn đấu là: Công việc nhiều biến cố, công việc nhàm chán, đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kĩ thuật, không yêu môi trường làm việc, không có tương lai, không động lực phấn đấu... 

Câu 3: 

Hai biện pháp tu từ được sử dụng là liệt kê và điệp từ. 

Hiệu quả: Nhấn mạnh và làm rõ tâm trạng lo lắng, hoang mang và bế tắc khi nhận rõ tình cảnh của bản thân, không biết tương lai ra sao, không có định hướng nghề nghiệp hay cố gắng để thay đổi tình trạng này. 

Câu 4:

Gợi ý: Học sinh tự trình bày theo ý kiến bản thân. 

II Làm văn

Câu 1: 

Trình bày theo ý hiểu của bản thân nhưng đảm bảo làm rõ được một số ý sau:

- Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất trong mỗi cuộc đời con người. Đó là tuổi của khát vọng, đam mê, sáng tạo và học hỏi những điều mới mẻ. 

- Cơ hội là hoàn cảnh hay một sự kiện đặc biệt nào đó, nếu chúng ta nắm bắt được thì cuộc đời sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. 

=> Tuổi trẻ là thời điểm chúng ta dễ dàng phát hiện những cơ hội và nắm bắt nó và thực hiện nó. 

- Tuổi trẻ là thời điểm mỗi người khao khát sự thành công và muốn khẳng định bản thân, chấp nhận thử thách và khám phá những điều mới. Vì vậy khi đứng trước cơ hội cũng chính là thử thách giới hạn của bản thân. Đó cũng chính alf cách bạn trưởng thành và tôi luyện bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn.

- Nếu không nhạy bén trước những cơ hôi, chúng ta có thể sẽ hối tiếc vì đã lãng phí tuổi trẻ và đánh mất cơ hội thành công. 

- Khi đứng trước cơ hội mới, chúng ta cần phân tích, đánh giá và xác định xem nó có phù hợp với chúng ta hay không và có đáp ứng được nguyện vọng của bản thân hay không?

Câu 2: 

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

- Giải thích ý kiến được đưa ra để bàn luận: 

+ Vẻ đẹp nổi bật là vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh mẽ và dễ dàng nhận thấy. Ý kiến thứ nhất khẳng định sự bình dị, gần gũi và thân thiết chính là vẻ đẹp nổi bật của hình tượng nhân dân. 

+ Vẻ đẹp sâu xa là vẻ đẹp ẩn chìm bên trong, đòi hỏi mỗi người phải có tầm sâu rộng kiến thức mới có thể khám phá được. Ý kiến thứ hai nhấn mạnh vẻ đẹp lớn lao phi thường nhưng sâu xa trong hình tượng nhân dân. 

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng Nhân dân trong đoạn trích:

+ Vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân trong đoạn trích là sự bình dị, gần gũi và thân thiết: 

  • Nhân dân hiện ra với hình ảnh cụ thể đó là tình cảm đôi lứa, tình yêu gia đình, tình làng xóm, tình cảm của thế hệ đi trước dành cho thế hệ sau. 
  • Nhân dân hiện ra bình dị với hình ảnh làm lụng cần cù, nuôi cái cùng con... Những con người bình thường mà "không ai nhớ mặt đặt tên" 

+ Vẻ đẹp sâu xa của hình tượng nhân dân là sự lớn lao, phi thường

  • Nhìn về quá khứ thấy lớp người cần cù làm lụng, đánh giặc cứu nước, bất chấp hi sinh gian khổ
  • Họ là những người gác lại tình cảm đôi lứa để đánh giặc cứu nước
  • Họ là những người anh hùng không chia nam nữ, già trả
  • Họ là những người anh hùng bình dị, không ai nhớ mặt đặt tên nhưng lại tạo nên truyền thống yêu nước tiếp nối bao đời

=> Những phát hiện của Nguyễn Khoa Điềm trên nhiều phương diện về vai trò của Nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống yêu nước

c. Kết bài: 

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật

- Đưa ra lời bình luận. 

 

Tham gia khóa học PAS THPT để được luyện tập các dạng bài thi tốt nghiệp THPT mới nhất nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt. Hiện nay trên trang web vuihoc.vn đã cập nhật đề thi giữa kì 1 các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Anh và đề cương ôn thi giữa kì chi tiết các môn học trên, đừng quên cập nhật các bài viết để dễ dàng ôn tập bạn nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990