Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 12 môn văn chi tiết
Bài viết hôm nay VUIHOC muốn gửi đến các em học sinh đề cương ôn thi học kì 1 lớp 12 môn văn chi tiết nhất. Bài viết tổng hợp kiến thức trọng tâm các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì của mình. Mời các em cùng theo dõi nhé!
1. Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn văn chương trình mới
1.1 Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn văn sách kết nối tri thức
Bài 1: Xuân tóc đỏ cứu quốc
a. Tác giả
- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) sinh ra tại Mỹ Hào, Hưng Yên, nhưng đã lớn lên và sống tại Hà Nội. - - Ông được biết đến như một bậc thầy trong thể loại trào phúng, là một trong những đại diện tiêu biểu của xu hướng văn học hiện thực.
b. Tác phẩm
Thể loại: Tác phẩm "Xuân Tóc Đỏ cứu quốc" thuộc thể loại tiểu thuyết.
Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Số đỏ", NXB Văn học, Hà Nội, 1988, trang 187 – 193.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt bao gồm tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục đoạn trích:
-
Phần 1 (từ đầu đến "nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thử tài với Xuân Tóc Đỏ"): Miêu tả tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt.
-
Phần 2 (tiếp theo đến "các đức vua và quý quan của ba chính phủ về Sở Toàn quyền"): Diễn biến kịch tính của trận đấu giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La.
-
Phần 3 (phần còn lại): Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ cùng sự tán thưởng của quần chúng.
- Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện quan điểm của tác giả qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ, phơi bày những mặt trái và sự nhố nhăng của hiện thực xã hội thời bấy giờ. Vũ Trọng Phụng làm nổi bật tình trạng tha hóa, suy đồi, như một thực tế không có dấu hiệu cứu chữa.
- Giá trị nghệ thuật: Qua việc xây dựng tình huống hấp dẫn và kịch tính, Vũ Trọng Phụng diễn tả một cái nhìn hiện thực sắc bén, chỉ ra tính chất hài hước của những sự kiện được phô trương rầm rộ với vô số mỹ từ.
Bài 2: Nỗi buồn chiến tranh
a. Tác giả
- Bảo Ninh, sinh năm 1952, tên thật là Hoàng Ấu Phương. Ông còn sử dụng nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng, v.v. Quê quán của ông là xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Là một nhà văn quân đội, Bảo Ninh đã từng tham gia trực tiếp chiến đấu tại miền Nam trước năm 1975.
- Ông bắt đầu sự nghiệp viết lách với truyện ngắn đầu tay "Trại 'Bảy chú lùn'", được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987. Chẳng lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay "Nỗi buồn chiến tranh" ra mắt, nhưng do thị hiếu độc giả vào thời điểm đó, nhà xuất bản đã đổi tên thành "Thân phận của tình yêu".
- Sau khi phát hành "Nỗi buồn chiến tranh", tác giả chủ yếu tập trung vào việc sáng tác truyện ngắn.
b. Tác phẩm
- Thể loại: Tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh" thuộc thể loại tiểu thuyết.
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Nỗi buồn chiến tranh", NXB Văn học, Hà Nội, 1991, trang 89 – 92, 277 - 283.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự và biểu cảm.
- Bố cục đoạn trích:
Phần 1 (từ đầu đến "trí tưởng tượng"): Khắc họa trạng thái sống mãi với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên, điều này đã thôi thúc anh viết ra những trải nghiệm của một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời.
Phần 2 (phần còn lại): Diễn tả những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của Kiên khi đối diện với "núi bản thảo" mà anh để lại.
- Giá trị nội dung: Đoạn trích cho thấy ý nghĩa của việc nhớ lại là điều không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Những kỷ niệm về những người yêu thương, những trải nghiệm đáng nhớ và những thành tựu đã đạt được tạo nên sắc màu và ý nghĩa cho cuộc sống. Hồi tưởng về quá khứ cũng là nguồn động viên và sức mạnh khi đối mặt với những khó khăn.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ ba xen lẫn ngôi kể thứ nhất, trong đó nhân vật chủ yếu thể hiện "hành động bên trong", với ít "hành động bên ngoài".
Bài 3: Cảm hoài
a. Tác giả
- Đặng Dung (? - 1414) sinh ra tại huyện Thiên Lộc, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời kỳ nhà Hồ, ông đã hỗ trợ cha mình, tướng quân Đặng Tất, quản lý vùng đất Thuận Hoá. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông cùng cha tham gia vào cuộc khởi nghĩa do Trần Ngỗi lãnh đạo, đóng góp nhiều công lao lớn, nổi bật nhất là chiến thắng Bô Cô. Tuy nhiên, vì nghe theo những lời gièm pha, Trần Ngỗi đã nghi ngờ và giết chết Đặng Tất.
- Sau đó, Đặng Dung rời bỏ Trần Ngỗi và ủng hộ Trần Quý Khoáng làm thủ lĩnh, chỉ huy nghĩa quân tham gia hàng trăm trận đánh chống lại quân Minh. Năm 1414, sau khi thất bại trong một trận chiến và bị quân Minh bắt, ông đã chọn cái chết bằng cách tuẫn tiết trên đường bị giải sang Trung Quốc.
b. Văn bản Cảm hoài
- Thể loại: Tác phẩm "Cảm hoài" thuộc thể loại thất ngôn bát cú Đường luật.
- Xuất xứ: Tác phẩm do Nguyễn Khắc Phi dịch và chủ biên, được trích trong "Kiến thức bổ trợ Ngữ Văn 10 nâng cao", tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, trang 148.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
- Bố cục bài thơ
-
Hai câu đề: Miêu tả tình huống bi kịch.
-
Hai câu thực: Khắc họa cụ thể nỗi niềm trước thời thế và sự oán hận của tác giả.
-
Hai câu luận: Thể hiện tình thế bất lực và bi kịch qua những hình ảnh rộng lớn, sâu lắng.
-
Hai câu kết: Phản ánh chí khí kiên cường và tinh thần bền bỉ của tác giả trong cuộc chiến.
- Giá trị nội dung: Nhà thơ biểu đạt tâm trạng bi tráng và ý chí kiên cường trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng vang vọng hào khí Đông – A.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng nghệ thuật đối lập, hình ảnh hùng tráng, ấn tượng, cùng với nhiều điển cố, tạo nên sự súc tích và dư âm sâu sắc, góp phần thể hiện nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
Bài 4: Tây tiến
a. Tác giả
- Quang Dũng (1921 - 1988) , tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Ông được sinh ra ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Trước Cách mạng Tháng 8, Quang Dũng học hết bậc thành trung ở Hà Nội. Sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ông đã gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam và trở thành một người phóng viên tiền tuyến của báo Chiến đấu. Sau đó vào năm 1954 ông là biên tập ở Nhà xuất bản Văn học.
- Sau một thời gian dài đau ốm, ông trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội vào ngày 13 tháng 10 năm 1988.
- Các tác phẩm tiêu biểu, nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng phải kể đến: Rừng biển quê hương (tập thơ, văn, in chung với Trần Lê Văn, 1957), Làng Đồi đánh giặc (1976), Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng-Tác phẩm chọn lọc (tuyển thơ văn, 1988),…
b. Nội dung:
- Bài thơ Tây Tiến là hình ảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ nhưng cũng vô cùng nên thơ và mĩ lệ.
+ Vùng đất Tây Bắc xa xôi, hoang vắng, khắc nghiệt đầy bí hiểm nhưng vẫn còn những nét đẹp hoang sơ, thơ mộng và trữ tình
+ Hình ảnh đêm liên hoan chung vui với bản làng xứ lạ đầy rực rỡ và lunh linh ánh sáng.
+ Cảnh thiên nhiên sông nước một chiều sương giăng hư ảo
+ Hình ảnh người lính trên con đường hành quân: Gian khổ nhưng vẫn rất ngang tàng với tâm hồn trẻ trung và lãng mạn
- Bài thơ còn vẽ lên bức tranh chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ về một thời đầy gian khổ nhưng hào hùng:
+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa và lãng mạng của những chàng trai độ tuổi đôi mươi
+ Vẻ đẹp bi tráng
c. Nghệ thuật:
- Cảm hứng lãng mạn và bút pháp trữ tình ấn tượng
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: từ chỉ địa danh, các từ ngữ tượng hình, từ Hán Việt...
- Kết hợp nhuần nhuyễn chất nhạc và chất họa.
>> Xem thêm: Phân tích Tây Tiến
Bài 5: Đàn ghi ta của lor-ca
a. Tác giả
- Thanh Thảo, tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông đã nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001. Một số tác phẩm nổi bật của ông bao gồm "Những người đi tới biển", "Dấu chân qua trảng cỏ", "Những ngọn sóng mặt trời", "Khối vuông rubic", và "Từ một đến một trăm". Bên cạnh đó, ông còn tham gia viết báo, tiểu luận, phê bình văn học và nhiều thể loại khác.
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" được trích trong tập "Khối vuông ru-bic" và là một trong những tác phẩm tiêu biểu phản ánh phong cách tư duy của Thanh Thảo.
- Bố cục (3 phần):
- Phần 1 (6 dòng đầu): Khắc họa hình ảnh Lor-ca như một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nhân vật cách tân giữa bối cảnh chính trị và nghệ thuật của Tây Ban Nha.
- Phần 2 (12 câu tiếp theo): Miêu tả cái chết đầy oan nghiệt do bàn tay của thế lực tàn ác gây ra.
- Phần 3 (còn lại): Thể hiện niềm xót thương dành cho Lor-ca cùng những suy tư về cuộc giải phóng và sự ra đi của ông.
- Giá trị nội dung: Tác giả bày tỏ nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca, một nghệ sĩ luôn khao khát tự do và đòi hỏi dân chủ, mong muốn cách tân nghệ thuật. Tình yêu với con người, nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor-ca ấp ủ là những giá trị đẹp đẽ mà tàn ác không thể làm lu mờ.
- Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Sử dụng các hình ảnh biểu tượng và siêu thực, chứa đựng nhiều nội dung phong phú.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc điệu và thơ ca.
- Gồm những liên tưởng, so sánh bất ngờ, cũng như các biện pháp tu từ như ẩn dụ và hoán dụ.
Bài 6: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
a. Thể loại: Tác phẩm "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc" thuộc thể loại tiểu luận.
b. Xuất xứ: Trần Đình Hượu, "Đến hiện đại từ truyền thống", NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1996; in trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 194 - 196.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến “nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”: Nhận định về nền văn hóa dân tộc.
- Phần 2: Tiếp theo đến “để lại dấu vết khá rõ trong văn học”: Đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.
- Phần 3: Phần còn lại: Con đường hình thành văn hóa.
e. Giá trị nội dung
- Dựa trên hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, tác giả phân tích rõ những điều tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống.
- Bài học cho mỗi cá nhân: Cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc thông qua những hành động đúng đắn và phù hợp.
f. Giá trị nghệ thuật
- Văn phong mang tính khoa học, chính xác và mạch lạc.
- Bố cục rõ ràng, hợp lý.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực và lý lẽ sắc bén.
Bài 7: Năng lực sáng tạo
a. Thể loại: Tác phẩm "Năng lực sáng tạo" thuộc thể loại văn bản nghị luận.
b. Xuất xứ: Nhiều tác giả, "Một góc nhìn của trí thức", tập bốn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, trang 200 - 205.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến “ánh chớp mà thôi”: Giải thích khái niệm và chỉ ra vai trò của năng lực sáng tạo trong con người.
- Phần 2: Tiếp theo đến “ý nghĩa mà thôi”: Những yếu tố quyết định năng lực sáng tạo.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Khẳng định vai trò của năng lực sáng tạo trong cuộc sống hiện đại.
e. Giá trị nội dung
- Tác phẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự sáng tạo trong đời sống con người, thông qua những minh chứng từ các nhà khoa học nổi tiếng.
- Tác giả khẳng định rằng năng lực sáng tạo là phẩm chất thiết yếu giúp con người phát triển bản thân, đạt thành công trong cuộc sống và góp phần xây dựng đất nước.
f. Giá trị nghệ thuật
- Lập luận rõ ràng, mạch lạc.
- Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
Bài 8: Mấy ý nghĩa về thơ
a. Thể loại: Tác phẩm "Mấy ý nghĩ về thơ" thuộc thể loại tiểu luận.
b. Xuất xứ: Nguyễn Đình Thi, tuyển tập "Tiểu luận – bút ký", NXB Văn học, Hà Nội, 2000; in trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 50 – 54. "Mấy ý nghĩ về thơ" được viết vào năm 1949 và sau đó được in trong tập "Mấy vấn đề văn học".
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến “không phải là thơ”: Đưa ra các định nghĩa về thơ, nhấn mạnh rằng không có định nghĩa nào hoàn chỉnh.
- Phần 2: Tiếp theo đến “xung quanh ngọn lửa”: Miêu tả sự đồng cảm giữa nhà thơ và bạn đọc là một sự rung động.
- Phần 3: Tiếp theo đến “mà không biết nhìn”: Thảo luận về hình ảnh trong thơ và những điều kỳ diệu xoay quanh nó.
- Phần 4: Tiếp theo đến “đòi hỏi sự toàn bích”: So sánh giữa thơ tự do và thơ không vần.
- Phần 5: Đoạn còn lại: Trình bày về thơ trong thời đại mới.
e. Giá trị nội dung
- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị hiện đại nhờ tính đúng đắn về tư tưởng và sức hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt.
- Tiểu luận mang tính thời sự và khoa học, đi sâu vào bản chất của thơ và mối quan hệ giữa thơ với cuộc sống.
f. Giá trị nghệ thuật
- Văn phong gần gũi, thân tình, thể hiện tâm huyết và tình cảm chân thành đối với thơ ca.
- Nghệ thuật lập luận hấp dẫn với hệ thống luận điểm logic, trải nghiệm sâu sắc, tư duy sắc bén và hình ảnh sống động, từ ngữ sắc sảo, dẫn chứng giàu sức mạnh lay động.
- Sự kết hợp hài hòa giữa chính luận và trữ tình, với nhiều câu văn và đoạn thơ mềm mại, giàu chất thơ.
Bài 9: Hải khẩu linh từ
a. Thể loại: Tác phẩm "Hải khẩu linh từ" thuộc thể loại truyện.
b. Xuất xứ: Chỉnh lí theo: Nguyễn Đăng Na, "Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập một, Truyện ngắn", NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, trang 329 – 343.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến “cung phi”: Giới thiệu lai lịch và chân dung nhân vật Bích Châu.
- Phần 2: Tiếp theo đến “đem thi hành”: Nội dung bài biểu Kê minh thập sách.
- Phần 3: Tiếp theo đến “hay xấu”: Những lần Bích Châu giúp nhà vua thoát khỏi hiểm nguy.
- Phần 4: Đoạn còn lại: Bích Châu được minh oan và sự ghi nhớ công lao của nhà vua đối với bà.
e. Giá trị nội dung: Câu chuyện kể về Bích Châu, một người con gái xinh đẹp và tài giỏi của xứ Nam Định. Tác giả xây dựng hình tượng Bích Châu theo tiêu chuẩn xưa: công, dung, ngôn, hạnh. Bà được ca ngợi và tôn kính vì đã giúp vua và đất nước vượt qua hiểm nguy.
f. Giá trị nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kỳ ảo.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
Bài 10: Muối của rừng
a. Thể loại: Tác phẩm "Muối của rừng" thuộc thể loại truyện ngắn.
b. Xuất xứ: Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học – Công ty cổ phần Văn hóa Đông A, Hà Nội, 2020, trang 109 – 114.
Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp với trữ tình.
c. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Đoạn 1: "Ông Diểu ... nặng nề.": Ông Diểu gặp đàn khỉ và bắn trúng con khỉ đực.
- Phần 2: Đoạn 2: "Sự hỗn loạn ... buông mồi.": Ông Diểu chứng kiến khỉ cái trở về dìu khỉ đực chạy đi.
- Phần 3: Đoạn 3: "Từ mô đá ... từng đường nét.": Ông Diểu bị khỉ con cướp súng và chứng kiến những điều lạ lùng.
- Phần 4: Đoạn 4: "Có tiếng kêu ... an toàn.": Ông Diểu leo lên mỏm núi để cứu con khỉ đực.
- Phần 5: Đoạn 5: "Ông Diểu lần mò ... con khỉ đực nằm.": Ông Diểu ôm khỉ đực xuống núi và thả tự do cho nó.
- Phần 6: Đoạn 6: Phần còn lại: Ông Diểu ra về và gặp hoa tử huyền.
e. Giá trị nội dung
Tác phẩm "Muối của rừng" kể về cuộc đi săn của nhân vật Diểu. Qua việc bắn chú khỉ đực và những sự kiện tiếp theo, nhân vật trải qua nhiều cảm xúc, từ đó rút ra bài học quý giá về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
f. Giá trị nghệ thuật
- Viết truyện ngắn tinh tế và hấp dẫn.
- Tình tiết của truyện lôi cuốn và cuốn hút.
- Hình tượng nhân vật được xây dựng đặc sắc cùng với nghệ thuật ẩn dụ đầy tinh tế.
1.2 Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn văn sách chân trời sáng tạo
Bài 1: Hoàng Hạc lâu
a. Tác giả
- Thôi Hiệu (704 – 754) sinh ra tại Biện Châu, hiện nay là thành phố Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ vào năm khai nguyên thứ 11 (723) và đã thăng tiến đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.
- Mặc dù thơ của ông chỉ còn lại hơn 40 bài, một con số không nhiều so với các nhà thơ cùng thời, nhưng với tác phẩm "Hoàng Hạc lâu," tên tuổi của ông đã được ghi danh mãi mãi trong lịch sử văn học.
b. Tác phẩm
- Lầu Hoàng Hạc là một di tích văn hóa nổi tiếng nằm ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tọa lạc bên bờ sông Trường Giang, nơi đây không chỉ là một danh lam thắng cảnh với phong cảnh sơn thủy hữu tình, mà còn là nguồn cảm hứng cho bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch về cuộc chia tay với cố nhân. Theo truyền thuyết, đây cũng là nơi Phí Văn Vi buồn rầu vì thi hỏng đã tu luyện thành tiên và cưỡi hạc vàng bay lên trời.
- Hoàn cảnh ra đời: Khi đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã hồi tưởng lại huyền thoại xưa, nuối tiếc những điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Ông đã thổi hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc về những câu chuyện xưa để thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc của mình.
- Thể loại: Bài thơ thuộc thể loại thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục
- Phần 1: 4 câu thơ đầu giới thiệu nguồn gốc, tên gọi và vị trí của lầu Hoàng Hạc trong không gian thời gian.
- Phần 2: 4 câu cuối định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhà thơ.
- Giá trị nội dung: Bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc mà còn thể hiện nỗi hoài vọng về thời xa xưa và nỗi nhớ quê hương sâu sắc của nhà thơ.
- Giá trị nghệ thuật: Có những sáng tạo độc đáo như không kết vần (câu 1, 2 có thể có các thanh trắc, thanh bằng liền nhau,...). Thủ pháp đối lập được sử dụng một cách hiệu quả trong tác phẩm.
Bài 2: Tràng Giang
a. Tác giả
- Huy Cận (1919-2005) gốc ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời trẻ, ông học ở quê nhà trước khi vào Huế hoàn thành chương trình trung học. Năm 1939, ông ra Hà Nội để theo học tại Trường Cao đẳng Canh nông.
- Kể từ năm 1942, Huy Cận tích cực tham gia hoạt động trong mặt trận Việt Minh và sau đó được bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng Toàn quốc.
- Sau Cách mạng tháng Tám, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền cách mạng. Huy Cận được biết đến như một nhà thơ lớn và là một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới, với hồn thơ đầy ảm đạm.
- Thơ của Huy Cận mang tính hàm súc, giàu chất suy tưởng và triết lý.
b. Tác phẩm
Thể loại: Bài thơ "Tràng giang" thuộc thể thơ bảy chữ.
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Vào chiều thu năm 1939, khi đứng ở bờ Nam bến Chèm, sông Hồng (Hà Nội), nhìn cảnh sông nước bao la vắng lặng và suy ngẫm về cuộc sống vô định, Huy Cận đã sáng tác nên bài thơ này. Bài thơ được in trong tập "Lửa thiêng" (1940).
- Phương thức biểu đạt: Văn bản "Tràng giang" sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.
- Bố cục văn bản "Tràng giang": Bố cục bài thơ được chia thành hai phần:
- Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Miêu tả bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.
- Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Thể hiện tình yêu quê hương và đất nước một cách thầm kín và sâu sắc.
- Giá trị nội dung: Bức tranh "Tràng Giang" nổi bật với sự đối lập giữa không gian vũ trụ mênh mông và sự sống nhỏ bé, lạc lõng, mong manh. Không gian được thể hiện với hai sắc thái rõ ràng: vừa bao la vừa hoang sơ, hiu quạnh. Thể hiện nỗi cô đơn, nỗi sầu vô tận của con người lữ thứ - cái “Tôi” lạc lõng trước thiên nhiên bao la, rộng lớn. Qua đó, bài thơ cũng thể hiện khát khao hòa hợp với quê hương đất nước. Dù sống trên quê hương, người ta vẫn cảm thấy thiếu thốn, bơ vơ, điều này phản ánh nỗi bơ vơ của một người dân mất nước, gắn liền với tâm tư đất nước.
- Giá trị nghệ thuật
-
Bài thơ kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển, đặc biệt là ảnh hưởng của Đường thi, với yếu tố thơ mới.
-
Nhiều yếu tố hiện đại thể hiện "tinh thần Thơ mới" và sự sáng tạo độc đáo của Huy Cận.
-
Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua mỗi dòng bảy chữ, nhịp ngắt đều đặn, và cách miêu tả thiên nhiên theo bút pháp cổ điển: đơn giản nhưng ghi lại được hồn của tạo vật, cùng với kiểu tả cảnh ngụ tình.
-
Chất hiện đại thể hiện trong cảm nhận tâm trạng bơ vơ, buồn bã, phản ánh đặc trưng của cái tôi lãng mạn thời ấy.
Bài 3: Lão Hạc
a. Tác giả
- Nam Cao (1917-1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.
- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông gồm "Chí Phèo", "Cái chết của con Mực", và "Con mèo".
- Về phong cách sáng tác, Nam Cao được biết đến như một nhà văn hiện thực xuất sắc, với những tác phẩm phản ánh cuộc sống khốn khó của người nông dân nghèo bị áp bức và những trí thức nghèo sống bế tắc trong xã hội cũ.
b. Tác phẩm
- Thể loại: Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời: "Lão Hạc" lần đầu được đăng báo vào năm 1943. Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân trong xã hội phong kiến của Nam Cao.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu bao gồm tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục của văn bản "Lão Hạc"
- Phần 1: Từ đầu đến “cũng xong”: Lão Hạc kể lại việc bán chó và nhờ ông giáo hai việc quan trọng.
- Phần 2: Từ đoạn tiếp theo đến “đáng buồn”: Miêu tả cuộc sống của lão sau khi bán chó.
- Phần 3: Phần còn lại: Khắc họa cái chết của lão Hạc.
- Giá trị nội dung: Đoạn trích phản ánh sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ, đồng thời ca ngợi những phẩm chất cao quý của họ. Qua đó, Nam Cao thể hiện sự yêu thương và trân trọng đối với những người nông dân.
- Giá trị nghệ thuật: Nam Cao bộc lộ tài năng nghệ thuật qua việc miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể chuyện giản dị và tự nhiên, giọng điệu linh hoạt cùng với những tình huống độc đáo.
Bài 4: Hai đứa trẻ
a. Tác giả
- Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức có nguồn gốc quan lại nhưng đã suy tàn.
- Sáng tác của ông thường tập trung vào đời sống khổ cực của những người dân nghèo ở thành phố và vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống hàng ngày. Thạch Lam đã dành ngòi bút của mình cho những người lao động bần hàn trong xã hội thời đó.
- Điểm mạnh và nét độc đáo trong các tác phẩm của Thạch Lam chính là lòng nhân ái và vẻ đẹp tâm hồn thấm đậm. Nhân vật trong các tác phẩm của ông, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, vẫn phản ánh được chất nhân ái của con người Việt Nam, khiến người đọc cảm thấy yêu thương và trân trọng từng điều tốt đẹp trong mỗi con người.
b. Tác phẩm
- Thể loại: Tác phẩm "Hai đứa trẻ" thuộc thể loại truyện ngắn.
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ tập "Nắng trong vườn" (1938).
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”): Miêu tả cảnh phố huyện lúc chiều xuống.
- Phần 2 (tiếp theo đến “cảm giác mơ hồ không hiểu”): Khắc họa cảnh phố huyện về đêm.
- Phần 3 (phần còn lại): Mô tả cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
- Giá trị nội dung: Thạch Lam thể hiện niềm xót thương nhẹ nhàng và thấm thía đối với những cuộc sống cơ cực, tăm tối của người dân ở phố huyện nghèo trong những ngày trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự trân trọng đối với những ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.
- Giá trị nghệ thuật
- Tác phẩm xây dựng cốt truyện một cách đơn giản và dễ hiểu.
- Miêu tả nội tâm nhân vật một cách chân thực và tinh tế.
- Chất liệu hiện thực hòa quyện với lãng mạn, cùng với yếu tố tự sự và trữ tình đan cài, tạo nên nét đặc sắc riêng của tác phẩm.
- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc tả cảnh và diễn tả tâm trạng.
Bài 5: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
a. Tác giả
- Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự) không rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỷ XVI.
- Ông quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Xuất thân từ một gia đình khoa bảng, với cha là tiến sĩ thời Lê Thánh Tông, ông đã từng tham gia kỳ thi và làm quan, nhưng không lâu sau đã từ quan để sống ẩn dật.
- Nguyễn Dữ để lại tác phẩm nổi tiếng "Truyền kỳ mạn lục", qua đó thể hiện quan điểm sống và tấm lòng của ông đối với cuộc đời.
b. Tác phẩm:
- Tóm tắt “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”:
Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ khảng khái và chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng, nơi hồn ma của một tên tướng giặc nhà Minh tử trận gần đó đã gây quấy nhiễu. Để bảo vệ dân làng, Tử Văn đã châm lửa đốt đền. Sau khi hành động dũng cảm này, chàng bị sốt mê man và thấy tên hung thần đòi truy cứu trách nhiệm, đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần, cảm phục trước hành động của Tử Văn, đã hướng dẫn chàng về địa vị và tội ác của tên hung thần cũng như cách đối phó. Khi bệnh tình của Tử Văn trở nặng, hai tên quỷ xuất hiện để kéo chàng xuống âm phủ. Tại đây, Tử Văn đã tố cáo tội ác của hung thần trước Diêm Vương, giúp hắn bị trừng phạt. Sau đó, Thổ thần được phục chức và đã đưa Tử Văn trở về trần gian. Một tháng sau, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên như một cách tạ ơn.
- Bố cục (4 phần):
- Phần 1 (từ đầu đến “không cần gì cả”): Tử Văn quyết định đốt đền.
- Phần 2 (tiếp đến “khó lòng thoát nạn”): Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn, viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.
- Phần 3 (tiếp đến “sai lính đưa Tử Văn về”): Tử Văn thắng kiện.
- Phần 4 (còn lại): Tử Văn được bổ nhiệm làm phán sự đền Tản Viên.
- Giá trị nội dung: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ca ngợi tinh thần khẳng khái, cương trực của Ngô Tử Văn, người đã dám đấu tranh chống lại cái ác và trừ hại cho dân. Đồng thời, tác phẩm thể hiện niềm tin vào công lý và chính nghĩa, rằng những điều tốt đẹp sẽ chiến thắng gian tà.
- Giá trị nghệ thuật:
-
Yếu tố kỳ ảo phong phú, kết hợp giữa chuyện người, thần, ma, cùng với các yếu tố trần gian và âm phủ.
-
Cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính và cấu trúc chặt chẽ, logic.
-
Cách dẫn dắt tinh tế, có cao trào và các yếu tố mở và thắt nút hợp lý.
-
Nhân vật được xây dựng rõ nét và ấn tượng,
Bài 6: Con gà thờ
a. Thể loại: Tác phẩm "Con gà thờ" thuộc thể loại phóng sự.
b. Xuất xứ: In trong "Việc làng", Ngô Tất Tố, NXB Hội nhà văn, 2022, trang 83 – 95.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến “… đại khái có vậy”: Giải thích nhận định “đáng lẽ cũng là bậc sướng”.
- Phần 2: Tiếp theo đến “… vui như tết”: Miêu tả cách nhân vật “ông chủ” đối xử với gà và với con người.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Tục “lên lão” của nhân vật “ông chủ”.
e. Giá trị nội dung
- Kể lại quá trình chăm sóc gà của ông chủ nhà trọ ở làng Vũ Đại trong hai năm để chuẩn bị cho lễ cúng “lên lão”.
- Phê phán, mỉa mai thói mê tín dị đoan và những hủ tục lạc hậu ở làng quê.
f. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng phong phú các chi tiết hiện thực cùng với thái độ đánh giá của người viết.
- Ngôi kể và điểm nhìn chân thực giúp tăng độ tin cậy cho câu chuyện.
Bài 7: Trên những chặng đường hành quân
a. Thể loại: Tác phẩm "Trên những chặng đường hành quân" thuộc thể loại nhật ký, ghi lại những trải nghiệm và cảm xúc của nhân vật trong quá trình chiến đấu.
b. Xuất xứ: Tác phẩm được in trong cuốn "Mãi mãi tuổi 20" của Nguyễn Văn Thạc, tái bản lần thứ 11, NXB Thanh Niên, 2011, trang 39 – 41 và 214 – 218.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là tự sự, qua đó tác giả kể lại những câu chuyện cá nhân, cảm xúc và sự kiện trong cuộc đời người lính.
d. Bố cục đoạn trích:
- Phần 1 (từ đầu đến "mùa quả chín"): Miêu tả quá trình anh nhập ngũ và cảm xúc ban đầu khi bước vào quân đội.
- Phần 2 (tiếp theo đến "dữ dội ấy"): Khắc họa bối cảnh của cuộc hành quân từ góc nhìn của nhân vật, thể hiện không khí và môi trường của cuộc chiến.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Những trải nghiệm đáng nhớ và sâu sắc của nhân vật trong những chặng đường hành quân, từ những khó khăn, gian khổ đến những khoảnh khắc đáng nhớ.
e. Giá trị nội dung:
"Mãi mãi tuổi hai mươi" ghi lại cuộc sống của người lính binh nhì, phản ánh những gian khổ mà họ phải trải qua nhưng cũng ngợi ca lí tưởng cao đẹp, ước mơ, tình yêu quê hương và trách nhiệm với Tổ quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm thể hiện sức mạnh tinh thần và lòng quyết tâm của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do.
f. Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật phong phú, góp phần tăng tính biểu đạt và cảm xúc cho câu chuyện. Ngôi kể và điểm nhìn chân thực được sử dụng giúp tăng độ tin cậy, tạo cảm giác gần gũi với người đọc, từ đó làm nổi bật tâm tư và khát vọng của nhân vật.
Bài 8: Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra
a. Thể loại: Tác phẩm "Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra" thuộc thể loại hài kịch, mang tính châm biếm sâu sắc về xã hội.
b. Xuất xứ: Tác phẩm được in trong "N. Gô-gôn, Quan thanh tra", do Vũ Đức Phúc dịch, NXB Lao động, năm 2009, trang 79 – 89.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là tự sự, qua đó tác giả kể lại các sự kiện và tình huống diễn ra giữa các nhân vật trong tác phẩm.
d. Bố cục đoạn trích:
- Phần 1: Giới thiệu về nhân vật Khle-xta-kốp, người bị hiểu nhầm là quan thanh tra.
- Phần 2: Các quan chức địa phương hân hoan đón tiếp Khle-xta-kốp, nịnh bợ và hối lộ hắn, đồng thời nói xấu lẫn nhau.
- Phần 3: Sau khi ăn uống no say, Khle-xta-kốp khoe khoang, ve vãn vợ và con gái của thị trưởng, trước khi rời thành phố với một số tiền lớn.
e. Giá trị nội dung:
Tác phẩm phác họa cảnh tượng các quan chức nịnh bợ nhau đến mức lố bịch khi tiếp đón "quan thanh tra dởm". Qua sự việc này, Gô-gôn phê phán sự thoái hóa và thối nát của bộ máy quan liêu đương thời, đồng thời chỉ trích những thói hư tật xấu của xã hội.
f. Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm sử dụng thủ pháp trào phúng tài tình để tạo nên những tình huống hài hước nhưng cũng gây suy ngẫm sâu sắc. Sự kiện và tình huống kịch được xây dựng đặc sắc, làm nổi bật tính chất châm biếm và sự mỉa mai đối với những nhân vật và thực trạng xã hội.
Bài 9: Tiền bạc và tình ái
a. Thể loại: Tác phẩm "Tiền bạc và tình ái" thuộc thể loại hài kịch.
b. Xuất xứ: In trong "Kiệt tác sân khấu thế giới", "Lão hà tiện" của Môlie, Tuấn Đô dịch, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, trang 190 – 223.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Phản ánh tính keo kiệt của Ác-pa-gông.
- Phần 2: Va-le-ra bày tỏ tình cảm với con gái của Ác-pa-gông.
e. Giá trị nội dung
Màn độc thoại nội tâm của lão Ác-pa-gông khi phát hiện mất tráp tiền là điểm mạnh nhất của đoạn kịch, đồng thời phê phán thói hà tiện và bủn xỉn của ông.
f. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thủ pháp trào phúng và độc thoại nội tâm tinh tế.
- Xây dựng tình huống kịch đặc sắc.
1.3 Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn văn sách cánh diều
Bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
a. Tác giả
- Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự) không rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỷ XVI.
- Ông quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Xuất thân từ một gia đình khoa bảng, với cha là tiến sĩ thời Lê Thánh Tông, ông đã từng tham gia kỳ thi và làm quan, nhưng không lâu sau đã từ quan để sống ẩn dật.
- Nguyễn Dữ để lại tác phẩm nổi tiếng "Truyền kỳ mạn lục", qua đó thể hiện quan điểm sống và tấm lòng của ông đối với cuộc đời.
b. Tác phẩm:
- Tóm tắt “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”:
Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ khảng khái và chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng, nơi hồn ma của một tên tướng giặc nhà Minh tử trận gần đó đã gây quấy nhiễu. Để bảo vệ dân làng, Tử Văn đã châm lửa đốt đền. Sau khi hành động dũng cảm này, chàng bị sốt mê man và thấy tên hung thần đòi truy cứu trách nhiệm, đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần, cảm phục trước hành động của Tử Văn, đã hướng dẫn chàng về địa vị và tội ác của tên hung thần cũng như cách đối phó. Khi bệnh tình của Tử Văn trở nặng, hai tên quỷ xuất hiện để kéo chàng xuống âm phủ. Tại đây, Tử Văn đã tố cáo tội ác của hung thần trước Diêm Vương, giúp hắn bị trừng phạt. Sau đó, Thổ thần được phục chức và đã đưa Tử Văn trở về trần gian. Một tháng sau, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên như một cách tạ ơn.
- Bố cục (4 phần):
- Phần 1 (từ đầu đến “không cần gì cả”): Tử Văn quyết định đốt đền.
- Phần 2 (tiếp đến “khó lòng thoát nạn”): Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn, viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.
- Phần 3 (tiếp đến “sai lính đưa Tử Văn về”): Tử Văn thắng kiện.
- Phần 4 (còn lại): Tử Văn được bổ nhiệm làm phán sự đền Tản Viên.
- Giá trị nội dung: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ca ngợi tinh thần khẳng khái, cương trực của Ngô Tử Văn, người đã dám đấu tranh chống lại cái ác và trừ hại cho dân. Đồng thời, tác phẩm thể hiện niềm tin vào công lý và chính nghĩa, rằng những điều tốt đẹp sẽ chiến thắng gian tà.
- Giá trị nghệ thuật:
-
Yếu tố kỳ ảo phong phú, kết hợp giữa chuyện người, thần, ma, cùng với các yếu tố trần gian và âm phủ.
-
Cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính và cấu trúc chặt chẽ, logic.
-
Cách dẫn dắt tinh tế, có cao trào và các yếu tố mở và thắt nút hợp lý.
-
Nhân vật được xây dựng rõ nét và ấn tượng,
Bài 2: Muối của rừng
a. Thể loại: Tác phẩm "Muối của rừng" thuộc thể loại truyện ngắn.
b. Xuất xứ: Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học – Công ty cổ phần Văn hóa Đông A, Hà Nội, 2020, trang 109 – 114.
Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp với trữ tình.
c. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Đoạn 1: "Ông Diểu ... nặng nề.": Ông Diểu gặp đàn khỉ và bắn trúng con khỉ đực.
- Phần 2: Đoạn 2: "Sự hỗn loạn ... buông mồi.": Ông Diểu chứng kiến khỉ cái trở về dìu khỉ đực chạy đi.
- Phần 3: Đoạn 3: "Từ mô đá ... từng đường nét.": Ông Diểu bị khỉ con cướp súng và chứng kiến những điều lạ lùng.
- Phần 4: Đoạn 4: "Có tiếng kêu ... an toàn.": Ông Diểu leo lên mỏm núi để cứu con khỉ đực.
- Phần 5: Đoạn 5: "Ông Diểu lần mò ... con khỉ đực nằm.": Ông Diểu ôm khỉ đực xuống núi và thả tự do cho nó.
- Phần 6: Đoạn 6: Phần còn lại: Ông Diểu ra về và gặp hoa tử huyền.
e. Giá trị nội dung
Tác phẩm "Muối của rừng" kể về cuộc đi săn của nhân vật Diểu. Qua việc bắn chú khỉ đực và những sự kiện tiếp theo, nhân vật trải qua nhiều cảm xúc, từ đó rút ra bài học quý giá về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
f. Giá trị nghệ thuật
- Viết truyện ngắn tinh tế và hấp dẫn.
- Tình tiết của truyện lôi cuốn và cuốn hút.
- Hình tượng nhân vật được xây dựng đặc sắc cùng với nghệ thuật ẩn dụ đầy tinh tế.
Bài 3: Quan thanh tra
a. Thể loại: Đoạn trích "Quan thanh tra" thuộc thể loại hài kịch.
b. Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Quan thanh tra", Vũ Đức Phúc dịch, NXB Lao động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2009.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến "...được ai ủy nhiệm như vậy": Thông báo về sự thật đằng sau bức thư mà tên thanh tra “dởm” để lại.
- Phần 2: Tiếp đến "...Pê-téc-bua": Cuộc trò chuyện giữa các nhân vật xoay quanh nội dung bức thư.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Những mất mát của cả bọn quý tộc khi bị tên thanh tra “dởm” lừa.
e. Giá trị nội dung
Đoạn trích kể về việc hai quý tộc báo Khlet-xta-cốp giả mạo là quan thanh tra, khiến quan lại địa phương phải đối đãi, mời chào và đút lót để lấy lòng. Sự thật bị phát hiện khi chủ sự bưu điện đọc bức thư mà Khlet-xta-cốp viết, nội dung bức thư chế giễu các quan chức địa phương, lần lượt bôi nhọ từng người.
f. Giá trị nghệ thuật
Vở kịch sử dụng lời thoại và ngôn ngữ đặc sắc, mang đến những tiếng cười châm biếm sâu cay, nhưng cũng không kém phần thời sự trong cuộc sống hiện nay.
Bài 4: Thực thi công lý
a. Thể loại: Đoạn trích "Thực thi công lý" thuộc thể loại hài kịch, mang tính châm biếm và phản ánh những vấn đề xã hội.
b. Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ", do Tuấn Đỗ dịch, in trong "William Shakespeare – những vở kịch nổi tiếng", NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2017.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là tự sự, trình bày câu chuyện thông qua những cuộc đối thoại và tình huống giữa các nhân vật.
d. Bố cục đoạn trích:
- Phần 1 (từ đầu đến "các điều khoản của văn khế"): Giới thiệu nguyên nhân hầu tòa và cách xử lý tình huống của Poốc-xi-a đối với Sai-lốc.
- Phần 2 (tiếp theo đến "khoản phạt đền"): Phân tích sự ngu muội của Sai-lốc và cách mà Poốc-xi-a tận dụng điều này để xử lý vụ kiện thành công.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Tình huống kết thúc với những lời ca ngợi và khen ngợi của Sai-lốc dành cho Poốc-xi-a, thể hiện sự khâm phục.
e. Giá trị nội dung:
Vở hài kịch mang lại giá trị nhân văn sâu sắc, ca ngợi con người và các tình cảm cao đẹp, cùng tiếng nói của lương tri và chính nghĩa. Đồng thời, tác phẩm cũng phê phán chế độ phong kiến lạc hậu và những bất công trong xã hội tư bản, thể hiện sự chèn ép con người.
f. Giá trị nghệ thuật:
Vở kịch sử dụng lời thoại và ngôn ngữ hài hước, ngộ nghĩnh, làm cho các tình huống kịch trở nên hấp dẫn và thú vị, thu hút người đọc vào diễn biến câu chuyện một cách tự nhiên. Nội dung châm biếm kết hợp với cách xây dựng nhân vật tài tình đã tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ trong tác phẩm.
Bài 5: Nhật kí Đặng Thùy Trâm
a. Thể loại: Tác phẩm "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" thuộc thể loại nhật ký, ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân trong thời kỳ kháng chiến.
b. Xuất xứ: Tác phẩm được xuất bản theo "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là tự sự, thể hiện những câu chuyện, cảm xúc và trải nghiệm cá nhân của tác giả.
d. Bố cục đoạn trích:
- Phần 1 (từ đầu đến “đã tạo nên họ”): Miêu tả công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, thể hiện sự chăm sóc tận tình cho đồng bào.
- Phần 2 (tiếp theo đến “trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy”): Trình bày những suy nghĩ, ước mơ và khát vọng của Đặng Thùy Trâm về tương lai.
- Phần 3 (còn lại): Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với gia đình và quê hương, gợi nhớ về nguồn cội và những kỷ niệm ngọt ngào.
e. Giá trị nội dung:
Với lối viết mộc mạc và chân thành, Đặng Thùy Trâm đã khắc họa chân thực cuộc sống gian khổ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Cuốn nhật ký như một thước phim quay chậm, không chỉ thể hiện những đau thương, mất mát mà còn tôn vinh truyền thống anh hùng của thế hệ thanh niên thời kỳ đó. Những dòng chữ ngắn gọn và tha thiết chứa đựng ý chí kiên cường của người con gái Hà Nội, luôn vươn lên dù sống trong hoàn cảnh khó khăn.
f. Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm sử dụng ngôn từ giản dị, nhưng lôi cuốn, dễ đi vào lòng người. Các cảm xúc và suy nghĩ được diễn đạt một cách tự nhiên, mang lại sức hút và sự gần gũi, chạm đến trái tim của người đọc.
Bài 6: Khúc tráng ca nhà giàn
a. Thể loại: Tác phẩm "Khúc tráng ca nhà giàn" thuộc thể loại phóng sự.
b. Xuất xứ: In trong "Tuyển tập phóng sự: Những cự li thương miến", NXB Thanh niên, Hà Nội, 2013.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến “Những Đại Hùng”: Những cái nhìn của tác giả về khu vực Ba Kè.
- Phần 2: Tiếp theo đến “dập dềnh theo tàu hồi lâu”: Những cán bộ chiến sĩ phải hy sinh do sự dữ dội của biển cả.
- Phần 3: Tiếp theo đến “thứ năm nữa không thì chịu!”: Điểm khác nhau của ba thế hệ nhà giàn.
- Phần 4: Phần còn lại: Niềm vui mừng và sự tự hào của tác giả về quân của tướng Nam.
e. Giá trị nội dung
- Tác phẩm phản ánh sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian.
- Ca ngợi sự hy sinh và cống hiến của những cán bộ chiến sĩ trước những khó khăn khắc nghiệt của biển cả.
- Những đóng góp của con người, người lính thời bấy giờ với vai trò phát triển, nâng cao cuộc sống của con người trong thời điểm hiện tại.
f. Giá trị nghệ thuật
- Hư cấu hình ảnh gắn với hiện thực, sự thực.
- Kết cấu, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu lôi cuốn, giàu tính nhân văn.
- Khắc họa hình ảnh chân thực, giàu tính gợi hình, gợi cảm.
Bài 7: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
a. Thể loại: Tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" thuộc thể loại văn tế, một hình thức văn học truyền thống nhằm tưởng niệm và tri ân những anh hùng liệt sĩ.
b. Xuất xứ: Tác phẩm được trích theo "Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu", NXB Văn học Giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh, 1976.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, thể hiện những câu chuyện và cảm xúc về cuộc đời và sự hy sinh của những người nghĩa sĩ.
d. Bố cục đoạn trích:
- Phần 1 (từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời và lý tưởng của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, chiến công và công đức của những người nghĩa sĩ, nhấn mạnh tinh thần chiến đấu của họ.
- Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Thể hiện nỗi thương tiếc, đau buồn trước sự ra đi của các anh hùng nghĩa sĩ.
- Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Bày tỏ lòng biết ơn và sự khẳng định đối với những công lao, phẩm chất của những người nghĩa sĩ, làm nổi bật sự hy sinh cao cả của họ.
e. Giá trị nội dung:
Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân được khắc họa ở vị trí trung tâm, với tất cả vẻ đẹp và tinh thần lạc quan, dũng cảm trong cuộc chiến chống lại áp bức.
f. Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm mang chất trữ tình sâu sắc, thể hiện cảm xúc chân thành và xúc động. Nguyễn Đình Chiểu sử dụng thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu để tăng sức gợi hình, tạo nên những hình ảnh đầy sinh động, từ đó khắc sâu trong lòng người đọc về lòng yêu nước và tinh thần nghĩa sĩ của nhân dân.
Bài 8: Việt Bắc
a. Tác giả Tố Hữu
- Tố Hữu là nhà thơ được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Trong thơ của ông thường thể hiện những lí tưởng, lẽ sống và tình cảm cách mạng của con người Việt Nam
- Phong cách nghệ thuật:
+ Là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Thơ của Tố Hữu vừa trữ tình nhưng cũng cài cắm những vấn đề chính trị trong đó.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, thể hiện được những vấn đề cốt lõi của cách mạng, cảm hứng thiên về lịch sử, dân tộc.
b. Nội dung chính:
- 8 câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người
+ Bốn câu đầu: Là những lời ướm hỏi để khơi gợi về một thời đã qua, về cội nguồn của tình nghĩa => thể hiện tâm trạng của người ở lại.
+ Bốn câu thơ sau: Là tiếng lòng của người về xuôi đầy bâng khuâng và lưu luyến.
- 82 câu thơ sau: Những kỷ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm của tác giả.
+ 12 câu hỏi: Gợi lên những kỷ niệm ở chiến khu Việt Bắc trong những năm tháng " nằm gai nếm mật", nhắc nhở chúng ta về những kỉ niệm mười năm kháng chiến. Việt Bắc là chiến khu đầu não cách mạng, là nơi quân dân một lòng với cách mạng và kháng chiến.
+ 72 câu đáp: Thông qua câu đáp của người về xuôi, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ thương da diết với Việt Bắc. Thông qua đó đã vẽ lên bức tranh chiến khu anh hùng thủy chung. Cả đoạn thơ là nỗi nhớ núi rừng, nhớ con người, nhớ cuộc sống nơi đây, nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng với những kỉ niệm đậm sâu trong lòng tác giả.
c. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ lục bát đậm chất dân tộc, sử dụng lối đối đáp, cách xưng hô mình - ta mộc mạc và giàu sức gợi hình.
- Bài thơ còn sử dụng nhiều từ ngữ mộc mạc, tươi sáng.
Bài 9: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người
a. Thể loại: Tác phẩm "Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người" thuộc thể loại văn bản nghị luận, nhằm trình bày quan điểm và lập luận về vai trò của văn học trong việc hình thành nhân cách.
b. Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Triết lí văn hóa và triết luận văn chương", NXB Giáo dục, năm 2006.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận, với các lập luận rõ ràng và phân tích sâu sắc.
d. Bố cục đoạn trích:
- Phần 1 (từ đầu đến “của truyền hình”): Nêu vấn đề chính mà tác giả muốn triển khai, đặt ra câu hỏi về vai trò của văn học trong bối cảnh hiện đại.
- Phần 2 (tiếp theo đến “tìm đến nó”): Phân tích sự khác nhau giữa việc xem truyền hình và đọc sách, chỉ ra ưu điểm của sách trong việc hình thành tư duy.
- Phần 3 (tiếp theo đến “giấy tờ”): Khẳng định tầm quan trọng của văn học và nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng tâm hồn con người.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Khẳng định của tác giả về việc văn học là một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa của con người.
e. Giá trị nội dung:
Văn bản bàn luận về giá trị và vai trò quan trọng của văn học nghệ thuật đối với việc hình thành nhân cách văn hóa con người. Tác giả đã đưa ra nhiều lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để chỉ rõ những giá trị thực tiễn của sách, cũng như chức năng cộng đồng của văn học nghệ thuật trong xã hội.
f. Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm sử dụng lí lẽ và dẫn chứng lập luận chặt chẽ, logic, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và thuyết phục. Cách trình bày mạch lạc, rõ ràng rất có giá trị trong việc truyền đạt thông điệp, đồng thời khơi dậy suy nghĩ và nhận thức của người đọc về vai trò của văn học trong đời sống.
Bài 10: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
a. Thể loại: Tác phẩm "Toàn cầu hóa và bản sắc dân tộc" thuộc thể loại văn bản nghị luận.
b. Xuất xứ: Theo "Một góc nhìn của tri thức", tập một, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
c. Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
d. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến “… công nghiệp văn hóa”: Giới thiệu khái quát về toàn cầu hóa.
- Phần 2: Tiếp theo đến “… văn hóa dân tộc”: Những tác động của toàn cầu hóa.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Quan điểm của tác giả về toàn cầu hóa.
e. Giá trị nội dung
Văn bản đề cập đến quá trình toàn cầu hóa và sự tác động của nó đến lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là bản sắc văn hóa dân tộc. Tác giả phân tích những mặt tích cực và tiêu cực, cùng với những thời cơ và thách thức mà toàn cầu hóa mang lại, từ đó đề xuất biện pháp thích hợp và thể hiện niềm tin vào bản sắc dân tộc.
f. Giá trị nghệ thuật
Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, lập luận logic góp phần tăng tính thuyết phục của văn bản.
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình ôn tập phù hợp nhé!
2. Ôn thi học kì 1 lớp 12 môn văn: Hệ thống kiến thức ngữ pháp tiếng Việt
2.1 Phong cách ngôn ngữ
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt;
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật;
- Phong cách ngôn ngữ báo chí;
- Phong cách ngôn ngữ chính luận;
- Phong cách ngôn ngữ khoa học;
- Phong cách ngôn ngữ hành chính.
2.2 Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt tự sự;
- Phương thức biểu đạt miêu tả;
- Phương thức biểu đạt biểu cảm;
- Phương thức biểu đạt thuyết minh;
- Phương thức biểu đạt nghị luận;
- Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ.
2.3 Các biện pháp tu từ
- Biện pháp tu từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, nói giảm nói tránh, thậm xưng, câu hỏi tu từ, đối, đảo ngữ.
- Biện pháp tu từ cú pháp: Phép lặp, phép liệt kê, phép chêm xem.
2.4 Các phép liên kết
- Phép nối: Giúp liên kết câu tạo quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.
- Phép thế: Giúp liên kết câu và tránh bị lặp từ ngữ.
- Phép lặp từ vựng: Giúp liên kết và nhấn mạnh ý.
- Phép liên tưởng: Liên kết câu và cùng hướng về chủ đề chính của văn bản.
2.5 Kiểu câu, thành phần câu
a. Các thành phần chính của câu: Chủ ngữ và vị ngữ.
b. Các thành phần phụ trong câu: Trạng ngữ, định ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ.
c. Các thành phần biệt lập trong câu: Thành phần hình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú
d. Các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp: Câu đơn, câu rút gọn, câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu ghép, cấu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu phức.
e. Các kiểu câu theo mục đích phát ngôn: Câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán.
3. Ôn thi ngữ văn 12 học kì 1: Ôn tập phần làm văn
3.1 Ôn tập nghĩ luận văn học
- Trình bày ngắn gọn hiểu biết của bản thân về vấn đề nghị luận mà đề bài cho. Bài nghị luận xã hội thường sẽ liên quan đến một tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Để làm tốt bài thi này, các em cần trau dồi kiến thức xã hội để có thể đưa ra những lập luận và dẫn chứng thuyết phục.
3.2 Ôn tập nghị luận xã hội
- Trình bày một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học đã được học trong nửa đầu học kì 1 môn Ngữ Văn 12.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi học kì 1 lớp 12 môn văn mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi học kì 1 và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: