img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Hướng dẫn viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

Tác giả Hoàng Uyên 09:35 07/12/2023 216,987 Tag Lớp 12

Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là một đề tài được lựa chọn rất nhiều trong các kỳ thi môn Ngữ văn từ thi THPT Quốc gia hay các kỳ thi học sinh giỏi. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, dàn ý và các lưu ý khi làm văn.

Hướng dẫn viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Thế nào là bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là việc mà người viết bàn bạc về một hiện tượng đang hoặc đã từng diễn ra ở trong thực tế đời sống xã hội và mang tính chất thời sự, thu hút được nhiều sự quan tâm của người xung quanh (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh trong đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành trong gia đình, bạo lực học đường, thú vui cờ bạc, nghiện rượu, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…). Hiện tượng được bàn bạc có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, hiện tượng đáng khen hoặc đáng chê.

Cách nhận diện một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống: Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống thường sẽ đề cập đến những vấn đề, hiện tượng nổi bật, tạo được sự những chú ý và có tác động tương đối đến đời sống xã hội và con người, ví dụ như:

  • Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên toàn cầu, nạn chặt phá rừng, thiên tai và lũ lụt…

  • Bạo hành gia đình, Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…

  • Tiêu cực ở trong các kỳ thi cử, bệnh thành tích tồn tại trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám của đất nước…

  • Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ những đồng bào lũ lụt, tấm gương những người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp…

2. Các bước viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

2.1 Tìm hiểu đề

Xác định được ba yêu cầu chính của bài văn nghị luận:

  • Yêu cầu về mặt nội dung: Hiện tượng đời sống cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng mang tính tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án gay gắt, phê phán)? Có bao nhiêu ý cần phải triển khai ở trong bài viết? Mối quan hệ qua lại giữa các ý sẽ như thế nào?

  • Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính người viết cần sử dụng trong văn bản? (giải thích, chứng minh, bình luận,…).

  • Yêu cầu về những phạm vi dẫn chứng: ở trong văn học, ở trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là trong đời sống thực tiễn sẽ có tình thực tế và thời sự cao).

2.2 Dàn ý nghị luận về một hiện tượng đời sống

Hướng dẫn cách lập dàn ý nghị luận về một hiện tượng đời sống:

a. Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát về hiện tượng đời sống cần nghị luận.

b. Thân bài:

  • Nêu khái niệm và bản chất của hiện tượng đời sống đang bàn luận (giải thích); mô tả một cách rõ ràng về hiện tượng.

  • Nêu được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (khách quan – chủ quan ) thông qua những thao tác phân tích, chứng minh.

  • Nêu được những tác dụng – ý nghĩa của hiện tượng đang bàn luận (nếu là hiện tượng tích cực); còn tác hại - hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)

  • Giải pháp và phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); những biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)

  • Liên hệ với bản thân, bản thân người viết cần phải làm gì trước những hiện tượng như thế, cần xây dựng lại cho mình một lối sống mới như thế nào. Ngoài ra, người viết sẽ xây dựng tuyên truyền, hành động với những người xung quanh ra sao.

  • Lưu ý: cần có ít nhất từ 1 đến 2 dẫn chứng ở trong mỗi một bài văn.

c. Kết bài

  • Bày tỏ được ý kiến của bản thân người viết về hiện tượng đời sống, xã hội vừa nghị luận

  • Rút ra được bài học về nhận thức, hành động cho bản thân

2.3 Viết bài 

  • Triển khai bài viết nghị luận theo một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng trước đó (theo dàn ý).

  • Một bài nghị luận xã hội thông thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần thiết phải phân phối phù hợp lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết quá dài dòng, sa vào kể lể, giải thích sâu vào những vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý bài viết, cần luyện tập cách viết và trình bày sao cho thật ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao nhất cho người đọc.

3. Lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Một số lưu ý để có một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống hay hơn.

Để có thể viết được một bài văn nghị luận hay và có được sức hấp dẫn đối với người đọc thì bản thân từ nội dung chính định hướng bài viết phải hay và người viết cần phải lấy thêm được những ví dụ cụ thể để có thể chứng minh cho quan điểm, lập luận của mình là đúng đắn, là có căn cứ. Từ đó, có thể gây được sức thuyết phục đối với những người đọc. Thay vì lấy ví dụ từ những nhân vật quá quen thuộc ở trong nước như Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Ký,... trong đa số bài nghị luận thì các bạn có thể liên hệ thêm về những nhân vật nổi tiếng là người nước ngoài như Helen Keller một trong những nhà văn nổi tiếng hoạt động xã hội, diễn giả ở nước Mỹ, bà là một người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên và đã giành được học vị cử nhân nghệ thuật. 

Bên cạnh việc người viết phải đưa những ví dụ cụ thể thì một bài viết văn nghị luận cần phải gây được những ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Để có thể để được ấn tượng vậy, các bạn cũng có thể lựa chọn việc đưa thêm vào văn bản những câu ca dao tục ngữ, hay là những câu nói, châm ngôn sống vô cùng nổi tiếng của tác nhân vật ở trong tác phẩm văn học hoặc những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống thực tiễn. Điều này sẽ thể hiện lên được rằng mình là người hiểu biết về vấn đề này và thể hiện được khả năng sự tìm tòi, đầu tư lớn cho bài viết của bản thân mình. 

Nếu muốn có thể đưa được nhiều dẫn chứng vào trong bài viết thì các bạn cần phải chịu khó đọc thêm và tìm hiểu về những vấn đề này. Cụ thể hơn, các bạn có thể tìm đọc sau đó ghi nhớ rồi viết ra một cuốn sổ về những câu nói hay, ấn tượng hoặc những nhân vật tiêu biểu ở trong từng lĩnh vực để có thể ghi nhớ và áp dụng một cách linh hoạt trong chính bài viết của bản thân mình.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

4. Ví dụ các bước viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

Đề bài: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau đây:

"Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có "khuôn mặt ưa nhìn" đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ..." (Theo Nỗi sợ hãi không muốn "học làm người" - Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013)

4.1 Tìm hiểu đề 

  • Yêu cầu về mặt nội dung: Bàn luận về hiện tượng một thiếu nữ...cho cả thế giới "chiêm ngưỡng" → Hiện tượng đã thể hiện hành vi phản cảm, thiếu đi văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta,...

  • Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống trong xã hội.

4.2 Lập dàn ý 

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài:

* Nêu lên được bản chất của hiện tượng - giải thích về hiện tượng: Hiện tượng đã thể hiện một hành vi đầy phản cảm, thiếu tính văn hóa, đi ngược lại với truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,...

* Bàn luận về thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các phương pháp thao tác phân tích, chứng minh: Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lý… không ít (dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông).

  • Nguyên nhân:

  • Khách quan: thiếu vắng đi những mối quan tâm, sự giáo dục chính từ gia đình và nhà trường. Những ảnh hưởng mạnh mẽ của phim ảnh, internet, sự tràn lan từ lối sống của những cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để được nhiều người biết đến,...

  • Chủ quan: Rất nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở trong môi trường giáo dục rất tốt nhưng lại có những suy nghĩ và hành động lại rất lệch lạc, bởi họ không có ý thức để hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp cho tâm hồn mình bằng những cách cư xử mang tính văn hóa.

* Hậu quả của hiện tượng này:

  • Gây nên những xôn xao, bất bình ở trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm nặng nề đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại những truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"..., tác động không tốt đến thế hệ trẻ ngày nay.

  • Bản thân những người trong cuộc cũng phải gánh chịu những lên án, gièm pha, bất bình của những dư luận trong xã hội...

* Giải pháp khắc phục:

  • Nâng cao thêm về nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức thêm các diễn đàn để có thể tuyên truyền, giáo dục thanh niên về một lối sống đẹp và giữ gìn được truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".

  • Những hình ảnh phản cảm trên cần phải được dư luận phê phán một cách quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khắc và nhắc nhở,...

(Lưu ý người viết cần đưa ra những dẫn chứng thực tế để chứng minh)

c. Kết bài: Bày tỏ được ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa được nghị luận.

  • Thấy rõ được sự cần thiết và phải tích cực trau dồi về nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là tuyên truyền đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".

  • Kiên quyết lên án và ngăn chặn đi những biểu hiện, mầm mống của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để giúp cho xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

4.3 Viết bài  

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì những giá trị về mặt đạo đức, giá trị của con người lại càng thêm thay đổi. Đặc biệt là ở trong giới trẻ, khi mà bắt đầu xuất hiện thêm những trường hợp gây ra những hành động phản cảm đã đi ngược lại với truyền thống của dân tộc nước ta. Như là hành động của một cô thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn” đã phô ra ở trên mạng xã hội Facebook cả một loạt những hình ảnh ngồi ghếch chân lên trên bia mộ liệt sĩ…” - (Theo Nỗi sợ hãi không muốn “học làm người” – trong Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa - báo Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013).

Hành động của cô thiếu nữ ấy thể hiện sự thiếu văn hóa trong tư duy và lối sống. Ở Việt Nam, giáo dục dành cho những người phụ nữ thường tập trung vào những giá trị truyền thống như nết na, thướt tha, và kỹ năng giao tiếp. Phụ nữ được khuyến khích học ăn nói, đứng ngồi, biết vị trí và biết cách ứng xử trong mọi tình huống. Những giáo lý này được coi là quan trọng trong xã hội và ảnh hưởng đến cách phụ nữ xử lý vấn đề. Vậy mà cô thiếu nữ đó lại có những hành động bất kính là “trên những bia mộ liệt sỹ” - đây là một nơi vô cùng trang nghiêm, đáng nhẽ ra cần phải tỏ lòng tôn kính và sự biết ơn. Không những thế lại còn đăng lên mạng xã hội facebook để cho rất nhiều người xem. Đủ thấy được sự suy đồi ở trong cách sống và cả trong suy nghĩ của người thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn này”. Hiện nay tình trạng cơ số một bộ phận thanh, thiếu niên đang tồn tại những suy nghĩ và những hành động lệch lạc, có nhiều hành vi phản cảm, thiếu đi tính văn hóa, đi ngược lại những truyền thống đạo lí của dân tộc là không ít. Tình trạng giới trẻ ngày nay sống một cách buông thả, không coi trọng những giá trị về đạo đức, văn hóa đã và đang diễn ra phổ biến và ở rất nhiều nơi. Ví dụ như những hành vi về bạo lực học đường. Cách đây không lâu rất nhiều người đã tỏ ra bàng hoàng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn rất nặng nề và đăng tải trên Internet. Trong clip này có một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn khác vừa đánh tới tấp vào mặt kèm theo nói những ngôn từ tục tĩu với kiểu “dạy dỗ” rất đàn anh đàn chị. Trong khi đó xung quanh thì nhiều học sinh khác lại ngồi chễm chệ ở ghế đá và rất thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này và không làm gì. Một thái độ đầy vô cảm không thể ngờ đến được! Vấn đề ăn mặc của thanh niên ngày nay thường gây tranh cãi với việc chọn lựa trang phục quá ngắn, mỏng, hở, hoặc kỳ quặc. Tại các thành phố lớn, phong cách ăn mặc táo bạo thường xuất hiện. Áo mỏng, quần jean rách, áo thun in hình độc đáo hoặc mang nội dung gây tranh cãi thường được những bạn trẻ ưa chuộng. Mục đích chủ yếu là thu hút sự chú ý và tạo nên sự khác biệt trong cộng đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng là họ thường không chú ý đến sự đẹp đẽ, lịch sự, hay phù hợp của trang phục. Thay vào đó, họ tập trung vào việc tạo ra sự gây sốc và lập dị, tăng cường vẻ nổi bật của bản thân, tạo nên một xu hướng thời trang "lệch chuẩn" đang trở nên rất phổ biến.

Vậy thì đâu là nguyên nhân của những hành vi thiếu lệch chuẩn đó? Nguyên nhân của những hành vi thiếu chuẩn mực thường xuất phát từ nhiều yếu tố. Một khía cạnh đó có thể là sự thiếu quan tâm và giáo dục từ gia đình và nhà trường. Cha mẹ, tập trung vào công việc kiếm sống, thường bỏ qua sự quan sát và hiểu biết về suy nghĩ, hành động của con cái. Sự tự do phát triển mà họ để lại cho trẻ có thể dẫn đến hướng phát triển tiêu cực. Đôi khi, thiếu hiểu biết về giá trị văn hóa và truyền thống Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những hành vi không phù hợp. Ảnh hưởng từ phim ảnh, internet, và lối sống cá nhân thích làm nổi cũng đóng góp vào tình trạng này. Mạng xã hội và các trang giải trí trực tuyến mang lại nhiều lợi ích như thông tin và kết nối, nhưng cũng mở ra cửa cho thông tin tiêu cực và sốc, đặc biệt đối với thanh thiếu niên. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan là do tâm hồn và ý thức cá nhân của từng người. Mặc dù có môi trường giáo dục tốt, nhiều thanh thiếu niên vẫn có thể rất vô tư và không có ý thức tự cải thiện. Họ có thể bỏ qua cơ hội được quan tâm và giáo dục, không tự đặt ra những tiêu chuẩn và giới hạn cho bản thân. Sự chấp nhận bản thân mà không có ý thức tự hoàn thiện có thể làm tăng nguy cơ hình thành những hành vi không tốt, bất chấp sự quan tâm và giáo dục từ gia đình và xã hội.

Hậu quả của những hành động thiếu văn hóa và thiếu suy nghĩ ở giới trẻ là vô cùng lớn. Trước hết, ảnh hưởng lớn nhất là lên bản thân họ khi xã hội đánh giá và chỉ trích những hành động không tuân thủ chuẩn mực. Cảm giác bị lên án có thể gây sự áp lực tinh thần, khiến họ sợ hãi đối mặt với sự phê phán từ xã hội và truyền thông. Không chỉ tác động đến tâm lý cá nhân, những hành động này còn gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến xã hội và cộng đồng xung quanh. Chúng tạo ra sự xôn xao và bất bình trong dư luận, làm tổn thương và xúc phạm đến những giá trị đạo đức, nguyên tắc sống tốt đẹp của xã hội. Điều này không chỉ là việc ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tạo ra hiệu ứng dây chuyền những tiêu cực, tác động đến những người trẻ khác trong cộng đồng. Hành động cá nhân thiếu suy nghĩ có thể làm đảo lộn và phá vỡ những giá trị cộng đồng, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của xã hội, khiến cho ý nghĩa của tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" trở nên mất đi giá trị vốn có.

Để khắc phục những tình trạng đó, cần tăng cường nhận thức ở giới trẻ, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Đoàn thanh niên có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách tổ chức thường xuyên các diễn đàn, tuyên truyền và giáo dục về lối sống đẹp, khuyến khích giữ gìn những giá trị truyền thống, nhấn mạnh về ý nghĩa tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn". Điều này giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của những giá trị này, thúc đẩy họ hành động đúng theo chuẩn mực. Hình ảnh phản cảm trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên mạng xã hội cần phải được dư luận lên án một cách mạnh mẽ. Gia đình và nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc nhắc nhở, giáo dục và thậm chí quyết liệt bác bỏ đi những hành vi không đúng đắn của giới trẻ. Điều này giúp thay đổi suy nghĩ và hành động của họ, hướng tới sự hoàn thiện tích cực về bản thân. 

Qua các hiện tượng lệch chuẩn, cần thiết phải tích cực trau dồi về nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức và văn hóa, đặc biệt là truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". Việc kiên quyết lên án và ngăn chặn các biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa là vô cùng quan trọng để xã hội phát triển lành mạnh và tiến bộ hơn. Điều này đồng thời đặt ra một thách thức quan trọng, là sự cần thiết phải phân định rõ và thực hiện các biện pháp giáo dục, tạo ra môi trường tích cực để giáo dục giới trẻ và hỗ trợ họ hình thành những giá trị tích cực và có ý thức đạo đức.
 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em hướng dẫn viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống một cách chi tiết. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài viết có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990