img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà

Tác giả Minh Châu 14:38 30/11/2023 233,477 Tag Lớp 12

Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm đặc sắc của văn học lớp 12. Đây được đánh giá là tác phẩm trọng điểm, dễ xuất hiện trong các kỳ thi lớn nhỏ. Hãy cùng VUIHOC tham khảo một số cách phân tích về hình tượng người lái đò sông Đà để có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò sông Đà 

1.1 Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân

+ 10/7/1910 - 28/7/1987

+ Ông là người Hà Nội gốc, sinh ra ở Hàng Bạc và quê gốc ở xã Nhân Mục, huyện Hoàn Long nay là phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

+ Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, gia đình nho giáo nhưng trong thời kỳ Hán học đã lụi tàn

- Đoạn trích “Người lái đò sông Đà” được trích trong tập tùy bút “Sông Đà” sau một chuyến đi công tác thực tế vùng Tây Bắc.

1.2 Thân bài

- Lai lịch: Tác giả đã bỏ qua xuất thân, chỉ để lại hình ảnh một người lái đò độc lập

- Ngoại hình: Không nói về khuôn mặt mà chỉ tập trung miêu tả ngoại hình khỏe khoắn đậm chất dân lao động với tay dài lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh,...

- Công việc: Là người lái đò trên sông Đà, hàng ngày đối mặt với sự sống và cái chết, chiến đấu với thủy quái hung ác.

- Ông là người không chỉ dũng cảm kiên cường mà còn là người có lòng yêu nghề mãnh liệt. Dù trong hoàn cảnh nào, dù có bị thương ông vẫn “nén vết thương”, tay “giữ mái chèo”, chân “Kẹp chặt lấy cuống lái”.

- Ông còn là người dày dặn kinh nghiệm trong công việc. Người lái đò này nắm rất rõ từng luồng nước, từng vị trí đá vì đây là nơi ông đã đi lại hơn trăm lần, ông đã vượt qua không biết bao nhiêu nguy hiểm.

- Là người bản lĩnh, mưu trí trong từng cuộc chiến. 

+ Ở thạch trận đầu tiên: Ông rất bình tĩnh để đối mặt với chốn thác dữ. Ông nén lại vết thương, giữ tỉnh táo để chỉ huy cuộc chiến

+ Vừa qua cuộc chiến đầu tiên, ông chưa kịp nghỉ ngơi đã phải đổi chiến thuật chiến đấu với trùng vi thứ hai “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật. Nhờ kinh nghiệm của mình ông ”“nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”.

- Là người nghệ sĩ 

+ Dù nguy hiểm nhưng ông không thích đi những con sông yên ả bằng phẳng mà ông thích chinh phục những khúc sông nguy hiểm, nhiều thác ghềnh sóng dữ.

+ Chỉ cần vượt qua nguy hiểm là ông sẽ về ngay với cuộc sống thường ngày với việc thổi lửa nướng cơm lam, đi tìm món ngon với cá dầm xanh, cá anh vũ,...

>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12

1.3 Kết bài

- Cảm nhận cá nhân về hình tượng người lái đò sông Đà.

+ Đại diện cho người lao động khu vực Tây Bắc trong thời kỳ cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Là con người bất khuất kiên cường nhưng cũng là người nghệ sĩ tài hoa, đã trải qua bao khó khăn nguy hiểm.

+ Đây là tác phẩm tùy bút đã miêu tả được vẻ đẹp hung bạo mà trữ tình của thiên nhiên non nước Tây Bắc

+ Giữa thiên nhiên hùng vĩ đó điểm nhấn là hình ảnh người lao động bình dị mà mạnh mẽ, sẵn sàng làm chủ thiên nhiên

- Phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Tuân, những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong “Người lái đò sông Đà”

2. Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng người lái đò sông Đà 

3. Hướng dẫn phân tích hình tượng người lái đò Sông Đà 

3.1 Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà ngắn gọn

Đoạn trích “Người lái đò sông Đà” là đoạn văn xuất sắc, là dấu ấn chứng minh tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân cũng như là sự hiểu biết về thiên nhiên và con người Tây Bắc của ông. Đây chính là áng văn ca ngợi con người lao động vượt mọi khó khăn để chinh phục thiên nhiên cũng như miêu tả được sự hùng vĩ của dòng sông Đà. 

Bên cạnh hình ảnh con Sông Đà hung ác với địa hình nhấp nhô nguy hiểm kèm theo dòng nước chảy siết chính là con người lao động nhỏ bé nhưng luôn cần mẫn và luôn làm chủ được công việc của mình. Đó là một ông lão hơn bảy mươi tuổi, tác giả không miêu tả về khuôn mặt ông nhưng lại kể khá rõ về dáng người đậm chất dân lao động. Đó là người có cánh tay rắn chắc như trai trẻ “tay ông lêu lêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh  như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng” cùng với cặp mắt tinh anh nhìn được rất xa. Ông lái đò đã dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình để làm công việc lái đò vượt sông Đà. Trên dòng sông nguy hiểm đó, ông đã đi đi lại lại hơn một trăm lần với hơn sáu mươi lần giữ tay lái chính. Hơn chục năm trong nghề giúp ông có những trải nghiệm quý giá, ông là người hiểu biết, từng trải và đã thông thạo từng nước đi đến mức có thể nhớ được “tất cả những luông nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Như nhà văn Nguyễn Tuân, người lái đò chuyên nghiệp này có thể coi “sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc cả đến dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”. Con sông Đà hung dữ đó có ba chặng chính cần phải vượt qua.

Đầu tiên là trùng vi thạch trận thứ nhất mở ra từ khi xuất phát. Ngay khi vào trận, những vũ khí ác liệt của dòng sông đã xuất trận với sóng nước dữ dội, đá sông được bài trí để đánh vào mạn thuyền. Đá sông cứng rắn lao vào bẻ gãy cán chèo thuyền, đâm thẳng vào bụng và hông thuyền. Còn dòng nước như một vận động viên đô vật, luôn tìm cách túm lấy ông lái đò để vật ngã người chỉ huy xuống. Dù ông lái đò đã bị thương nhưng ông vẫn kiên cường nghiến răng nén đau đớn, hai chân vẫn trụ vững kẹp chặt không buông cuống lái thuyền. Ông vẫn luôn giữ được sự tỉnh táo để chỉ huy con thuyền đi đúng hướng, vượt qua được chiến trường.

Đến trùng vi thạch trận thứ hai, mọi thứ dường như khác nhiều so với thạch trận một. Thấy con thuyền qua được hiệp một an toàn, sông Đà đã lập tức thanh đổi thế trận, tăng thêm nhiều thử thách hơn, nhiều cửa tử hơn. Cửa sinh duy nhất được bố trí lệch hẳn sang tả ngạn, có nhiều che chắn hơn, bí ẩn hơn với mục đích đánh lừa ông lái đò. Nhưng với hơn trăm lần đi, ông lái đò đã nắm rõ được từng nước đi bố trí của chúng trong lòng bàn tay. Ông cưỡi thác sông Đà như cưỡi trên lưng hổ, nhanh chóng nắm lấy bờm sóng rồi lấy sức bật con thuyền lách vào cửa sinh. Chính vì ông quá hiểu quy luật phục kích của đá, quá thuộc binh pháp của dòng sông nên có thể nhanh chóng hành động khiến cho bọn đá không kịp trở tay để túm lấy ông.

Trùng vi thạch trận cuối cùng xuất hiện với ít cửa hơn nhưng cửa bên phải hay cửa bên trái đều là cửa tử cả. Sông Đà đã mưu trí đặt luôn cửa sống duy nhất ở giữa trung tâm con thác. Biết là nguy hiểm nhưng với tất cả kinh nghiệm của mình, ông lái đò đã kiên quyết chỉ huy con thuyền lao thẳng vào giữa cửa thác ” Vút vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. 

Đây chính là đỉnh điểm của nguy hiểm cũng như cao trào của trận chiến. Con thuyền lướt trên đỉnh sóng sông Đà và hình ảnh rõ nhất trên mũi thuyền chính là người lái đò tài ba kiên cường bất khuất. Dù thiên nhiên hùng vĩ nguy hiểm thì con người vẫn làm chủ được, vẫn huy hoàng chiến thắng mọi trận chiến với thiên nhiên. Bao nhiêu binh mã được bố trí dưới lòng sông đều phải ở lại vươn theo sắc mặt xanh lè và ánh nhìn tức giận về phía con thuyền. Hình ảnh con người mà được tác giả ví với “khối vàng mười” thực tế lại chính là những người lái đò với vết hằn của thời gian, vết tích của những công việc nguy hiểm. Người lái đò này không được Nguyễn Tuân đặt tên như là đại diện cho biết bao người lái đò khác cũng đang chăm chỉ lao động, ngày ngày anh dũng chiến đấu.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã tái hiện cho người đọc một bức hùng ca đầy vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Đó là những kiến thức về địa lý, về lịch sử,...những kiến thức thực tế mà tác giả đã tích lũy được trong thời gian đi thực tế tại vùng Tây Bắc.

>> Khóa học PAS THPT đang ưu đãi giảm giá và học thử hoàn toàn miễn phí, bạn đã biết chưa? 

3.2 Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà chi tiết

Nguyễn Tuân là nhà văn có hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng. Trước cách mạng ông nổi tiếng với các tác phẩm như: “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”,...Sau năm 1945 ông nổi tiếng với các thể loại tùy bút mà tiêu biểu là các tác phẩm: “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, tùy bút “ Sông Đà”,... Người lái đò sông Đà là tác phẩm trích trong đoạn tùy bút sông Đà được viết trong chuyến thực tế Tây Bắc năm 1958. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ bởi hình tượng con sông Đà “ hung bạo, trữ tình” mà còn là bởi hình tượng người lái đò hiên ngang trên thác dữ - một tay lái tài hoa.

Thế giới nhân vật trong trang văn của Nguyễn Tuân thật đáng yêu vô cùng. Một cụ Kết lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, thấp thoáng giữa vườn lan “Nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự hoa thơm cỏ quý” (Hương Cuội).  Một Huấn Cao tử tù chân vướng xiềng, cổ mang gông, viết lên tấm lụa bạch những chữ như Rồng Bay Phượng Múa,  thể hiện “những cái hoài bão tung Hoành của một đời con người” (Chữ người tử tù). Và hình ảnh ông lái đò người Thái (Tây Bắc) có “Tay lái ra hoa”.  đó là những con người cực kỳ tài hoa mang cốt cách nghệ sĩ.

Vẻ đẹp ngoại hình ông lão được Nguyễn Tuân khắc họa bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng, chất mun.  Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “tay ông lêu lêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh  như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “Chiến trường sông Đà” mà tác giả ngưỡng mộ gọi là “Thứ huân chương lao động siêu hạng”. Ông lái đò sông Đà này có “tay lái ra hoa” đã từng vượt qua bao trùng vây thạch trận, giao phong sinh tử với “lũ đá nơi non nước”. Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ huy một con thuyền có sáu mái chèo đã ngược xuôi Sông Đà trăm chuyến, chở da trâu, xương hổ, chè, cánh kiếm về xuôi, ông nắm vững từng con thác, cái ghềnh, nắm chắc binh pháp thần sông, thần đá. Không chỉ mang vẻ đẹp ngoại hình gắn với lao động sông nước, ở ông còn in đậm vẻ đẹp tâm hồn tính cách. 

Thứ nhất, thể hiện ở sự từng trải, giàu kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu sắc về sự luồn lách trên Sông Đà. Ông lái đò thể hiện sự hình thành tính cách của mình qua “trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than chấm câu và những đoạn xuống dòng. Chính vì vậy “ông lái đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá”. Đó chính là hình ảnh của một con người gắn bó với lao động, yêu nghề sông nước, từng trải và giàu kinh nghiệm. Thứ hai, ở sự thông minh linh hoạt, dũng cảm như một viên tướng tài ba, như một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác sông Đà. Cuộc sống của người lái đò sông Đà là một cuộc chiến đấu hàng ngày. Và ngày nào cũng phải giành sự sống từ tay những con thác. Vẻ đẹp này được ngòi bút Nguyễn Tuân thể hiện qua hình ảnh ông lái đò vượt thác. Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là ở bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảm phi thường. Cảnh vượt thác của ông lái đò đã thể hiện rõ vẻ đẹp và cốt cách đấy. Ở trùng vây thứ nhất, ông lái đò xung trận với khí thế nghênh chiến quyết thắng: “Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới”. Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. Những hòn đá “bệ vệ oai phong lẫm liệt” được nước thác “reo hò làm thanh viên” chúng liều mạng xông vào bụng và hông thuyền. Nguy hiểm là vậy nhưng ông lái đò vẫn bình tĩnh “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sông”. Ngay cả lúc bị con thủy quái này đánh miếng đòn hiểm nhất “bóp chặt lấy hạ bộ” đau điếng nhưng vị thuyền trưởng vẫn “hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái” dù mặt méo bệch vì đau đớn nhưng tiếng chỉ huy của ông vẫn sắc lạnh, tỉnh táo, đưa con thuyền thoát khỏi nguy hiểm. Thật là một một cảnh tượng xưa nay chưa từng có “cao cường biết bao”

Trùng vây thứ hai lại vô cùng hiểm trở, bố trí nhiều cửa tử hơn “Dòng thác um beo đang hồng hộc té mạnh trên sông Đà”. Ông lái đò bắt đầu cuộc tấn công bằng cách “nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi” ông cho con thuyền “phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Bọn tướng đá, đứa thì “ông tránh ma rảo bơi chèo lên”, đứa thì bị ông để hắn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cuối cùng ông thắng còn bọn đá tướng thất bại thảm hại đưa cái mặt “tiu nghỉu, xanh lè thất vọng”.

Trùng vây thứ ba, bên phải bên trái đều là “luồng chết cả”. Đã vậy, còn bố trí “bọn đá hậu vệ” canh cửa hòng “bắt chết con thuyền”, “chọc thủng” trùng vây rồi “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép”. Chiếc thuyền như một mũi tên tre “vút, vút” xuyên nhanh qua nơi nước. Thế là hết thác, sông Đà lại thanh bình. Qua đó ta thấy ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn. Nhà văn đã dùng tâm diễn tả cuộc chiến giữa ông lái đò với dòng sông theo hướng thoạt đầu tưởng không cân sức. Nhưng cuối cùng phần thắng lại thuộc về con người nhờ sự thông minh và dũng cảm. Cuộc vượt thác thật ngoạn mục, ông lái đò thực sự là một người nghệ sĩ tài hoa. 

Thứ ba, ở sự khiêm nhường, bình dị, phong thái ung dung mang cốt cách nghệ sĩ. Đối với người lái đò, hiểm nguy trên dòng sông cũng chính là một phần trong cuộc sống của ông. Khi vượt qua gian nguy, sông nước lại tan xèo xèo trong trí nhớ “Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hoang dã, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh. Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thăng vừa qua”. Nhà văn như muốn nghỉ ngơi sau chặng đường dài cùng nhân vật của mình đua tranh tài trí với thiên nhiên hung dữ. Đó là sự khiêm nhường, bình dị bởi vì “ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ…” Cái phi thường đã trở thành bình thường. Phẩm chất nghệ sĩ đã hòa quyện với phong thái tài tử. 

Tóm lại, qua hình tượng người lái đò, nhà văn tỏ thái độ yêu mến, tự hào và cảm phục trước những con người lao động bình dị vùng Tây Bắc. Đó là những con người mà nhà văn gọi là “Chất vàng mười” quý giá của Tổ Quốc.

Bộ sổ tay kiến thức tất cả các môn học thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐGNL đang được ưu đãi trước thềm năm học mới. Đăng ký ngay bạn nhé! 

3.3 Cảm nhận hình tượng người lái đò sông Đà

Một trong những tác phẩm nổi bật mang lại tên tuổi cho nhà văn Nguyễn Tuân chính là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Đây là tùy bút được in trong tập Sông Đà năm 1960 của ông. Bởi được sáng tác trong thời gian ông đi thực tế tại vùng Tây Bắc nên tác phẩm được ông viết khi đi tìm chất vàng mười ở thiên nhiên Tây Bắc cũng như ở trong chính con người lao động Tây Bắc đó. Người lao động đó được tác giả miêu tả như một người hùng chiến đấu với mọi khó khăn cũng là người nghệ sĩ trong công việc của bản thân mình.

Tác giả đặt tên tùy bút là “Người lái đò sông Đà”, ông đặt thiên nhiên và con người ở hai vế ngang bằng nhau chính vì hai mảnh bức tranh. Một bên là con sông Đà hung tợn, nguy hiểm luôn nhăm nhe triệt hạ các con thuyền với một bên là hình ảnh người lái đò kiên cường dũng cảm, chiến đấu vì cuộc sống mưu sinh. Nhà văn đã sử dụng hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên để làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người lao động. Chính tác giả Nguyễn Tuân đã nhận xét  "Cuộc sống của người lái đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hàng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của một kẻ thù số một". Nhưng với kinh nghiệm hơn một trăm lần vượt sông của mình, ông đã dễ dàng thể hiện được tài năng cũng như kinh nghiệm của mình. Những con số nói lên kinh nghiệm của ông chính là mười năm chiến đấu, trên một trăm lần chèo ngược xuôi trên sông và hơn sáu mươi lần ông cầm lái chính.

Tuy không miêu tả rõ ngoại hình nhưng ông lái đò hiện lên với hình ảnh là một ông lão bảy mươi tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, đậm mùi lao động. Cơ thể ông rõ mùi sông nước, với tay chân phù hợp với công việc chèo thuyền "tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một cái bánh lái tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà, nhãn giới vòi vọi như nhìn về một bến xa nào đó,..." Ông có nước da màu mun, khắc họa rõ sương gió của vùng sông nước Tây Bắc. Tuổi cao nhưng sức không yếu, ông vẫn rất tinh tường trong từng nước đi, vẫn nhìn rõ ở nơi xa xăm nào đó. Chiến tích của những cuộc chiến oanh liệt hiện rõ trên vòm ngực của ông với nhiều “củ nâu” lồi lõm. Đây chính là vết tích của tháng ngày chiến đấu, chính là "những huân chương lao động siêu hạng" mà tác giả Nguyễn Tuân đã ví von.

Tác giả Nguyễn Tuân đã giành cả cuộc đời nghệ thuật của mình để đi tìm cái đẹp, ông luôn tìm thấy vẻ đẹp tiềm ẩn nằm sâu bên trong những hiện thực nghiệt ngã, những con người bình dị. Nhân vật người lái đò chính là minh chứng cho phong cách của tác giả, chính là luôn tìm nét hào hoa trong từng con người. Nguyễn Tuân đã sử dụng linh hoạt tất cả các kiến thức về lịch sử, địa lý đến điện ảnh, kiến trúc, hội họa,...để gửi gắm hết vào người lái đò bao niềm đam mê, yêu quý con người tài hoa uyên bác kiếm sống trên dòng sông Đà. Người lái đò nay thuộc từng hòn đá, từng gợn sóng, thuộc tất cả các thác ghềnh hay ông có thể đọc thuộc con sông như một nhà văn thuộc "bản trường ca, thuộc đến từng dấu chấm dấu phẩy, dấu chấm than và từng đoạn xuống dòng”. Ông là người từng trải, hiểu sông Đà đến độ có thể “lấy mắt và nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở". Ông còn nắm rõ tất cả “binh pháp của thần sông, thần núi” như một vị tướng ra chiến trường đã thuộc và có thể sử dụng linh hoạt các kế trong Binh pháp tôn tử. Nhưng ông cũng chỉ là một người trần mắt thịt như mọi người, ông không phải thần thánh nên tác giả cũng không quá thần thánh hóa ông, vẫn tả rõ đây là sự nỗ lực, cố gắng lấy kinh nghiệm qua bao lần vấp ngã đau thương cùng với trí nhớ phi phàm và lòng dũng cảm bất chấp mọi khó khăn.

Dẫu vẫn biết con người đấu với thiên nhiên thì luôn là trận chiến không hề cân sức nhưng ông lái đò vẫn hiên ngang, sẵn sàng cầm chắc cán thuyền xông thẳng vào trung tâm của quân địch. Ở những cuộc chiến kế trong kế, liên hoàn kế đó người chiến sĩ phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, dũng cảm để có thể ứng phó với mọi tình huống phát sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông biết là chỉ cần một sơ suất rất nhỏ thôi hay một cái sảy chân cũng có thể phải đánh đổi bằng cả tính mạng của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đã đặt cho đối thủ trong cuộc chiến trên sông của ông lái đà là “Trùng vi thạch trận”. 

Ở ngay trùng vi thạch trận thứ nhất ta đã thấy được sự khác biệt một trời một vực giữa sức mạnh của hai bên chiến tuyến. Thiên nhiên hùng vĩ đang dùng tất cả những lợi thế của mình để cản bước chân con người, khiến con người không thể vượt qua trở ngại khó khăn. Nhưng chính sự ngoan cường, quyết chiến quyết thắng của ông lái đò đã làm cho chính thiên nhiên phải ngỡ ngàng giật mình. Ông lái đò thực sự quá lì đòn, qua quyết tâm vượt qua mọi thế trận. Sông Đà đã bày binh bố trận sẵn sàng nghênh đón người đến với những hòn đá to lớn “bệ vệ oai phong lẫm liệt” và thác nước “reo hò làm thanh viện”. Những tên lính này hung tợn, liều mạng đâm vào bên mạn thuyền, xông cả đội lên như muốn nuốt chửng con thuyền. Sông Đà đã chủ động đánh phủ đầu, tung những đòn chí mạng vào con thuyền nhỏ bé. Nếu là những người lái đò mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, còn non tay thì chắc hẳn không thể trụ được từ vòng đầu tiên. Nhưng xui cho bọn lính đánh thuê, người mà chúng đang đối đầu lại là người lái đò lão luyện, kinh nghiệm đầy mình luôn giữ được tỉnh táo túm chặt mái chèo, không hề lung lay trước mọi con sóng. Con sông Đà đã tung đòn hiểm “bóp chặt lấy hạ bộ" người lái đò khiến cho ông bị thương nặng. Nhưng nỗi đau này cũng đã quá quen thuộc, nó chỉ là nỗi đau về thể xác chứ không đau bằng sự thua cuộc nên ông vẫn  bình tĩnh kẹp cuống lái bằng hai chân dù mặt đã trắng bệch vì đau. Sông Đà bố trí năm cửa ở trận đầu này nhưng phải đến bốn cửa tử trong duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh được chúng đặt lệch sang sát bờ bên trái và để cho sóng đánh mạnh về phía đó đe dọa người lái đò.  

Chưa kịp để người lái đò nghỉ ngơi sau trận đánh đầu tiên, sông Đà đã lập tức bố trí trận địa vòng vây thứ hai. Vòng này chắc chắn khó khăn và nguy hiểm hơn với “nhiều cửa tử để lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch sang bờ hữu ngạn". Nhưng dù chúng có cố gắng lươn lẹo đến đâu cũng không thể qua được con mắt tinh tường đầy kinh nghiệm của ông lái đò. Ông đã thuộc lòng “quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này". Đối với người lái đò dày dặn kinh nghiệm này thì lái đò vượt sóng không khác gì “cưỡi hổ”, ông phải nắm lấy “bờm sóng” như bờm hổ để “phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết một đường chèo về phía cửa đá ấy". Nhưng bọn binh đá ngoan cố vẫn quyết liều chết quấn con thuyền vào cửa tử còn ông vẫn tự tin “rảo bơi chèo lên” ông đè lấn từng đứa, chặt đôi từng thằng để vượt qua ải thứ hai một cách xuất sắc.

Chỉ còn trận cuối cùng là ông sẽ toàn thắng, trận này ít cửa hơn nhưng bên phải bên trái đều là cửa tử. Cửa sinh duy nhất lại nằm ở ngay giữa bọn đá. Đây là trận chiến thử thách lòng dũng cảm, chỉ cần một phần trăm do dự của người lái cũng đủ để mọi công sức trước đó là vô nghĩa. Nhưng ông lái đò đã nhanh chóng mà quyết đoán lao thẳng vào cánh cửa "phóng thẳng thuyền, chọc thủng giữa cửa đó", "thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước". Đây chính là điểm kết thúc của trận chiến, ông lái đò đã vượt qua tất cả các cửa tử, đánh thắng thiên nhiên hiểm ác.

Qua ba trận chiến oanh liệt này cùng với chất điện ảnh trong phong cách văn học của nhà văn Nguyễn Tuân ta như thấy thước phim hành động khiến ta nghẹt thở vì độ gay cấn, làm ta hồi hộp không dám bỏ nhỡ bất kỳ phút giây nào. Người lái đò được hiện lên như một người anh hùng quả cảm trước mọi khó khăn. Nhưng người anh hùng đó chỉ cần rời xa trận địa là lại mang trong mình nét giản dị trữ tình ngay. Trong lúc nghỉ ngơi, về với sinh hoạt thường ngày là ông lại bàn cùng đồng đội những con cá anh vũ, cá dầm xanh. Họ cũng nhau nạp năng lượng bằng cách đốt lửa nướng ống cơm lam, cùng nhau thưởng thức. Những câu chuyện khi này không hề còn sự kịch tính, không hề có những khó khăn vừa qua. 

Nét đẹp tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật khác nhau. Thêm vào đó là chất điện ảnh, hội họa như một cuốn phim trình chiếu trước mắt người đọc. Cảnh vượt sông vượt thác được miêu tả rất chân thực, như một cuộc chiến thực thụ với hai phe đối lập. Tất cả đều nhờ vào vốn kiến thức thực tế phong phú cũng như cái tài cái tâm với sự nghiệp văn học của tác giả.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài phân tích trên chính là một số tổng hợp của Vuihoc về phân tích chi tiết hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm cùng tên. Người lái đò đó đại diện cho mảnh đất Tây Bắc, vừa dũng cảm kiên cường nhưng trong người cũng đậm chất nghệ thuật trữ tình. Hy vọng quà bài phân tích này sẽ giúp các em hiểu chi tiết hơn về tác phẩm cũng như có những mường tượng nhất định về trận chiến oanh liệt đó. Vuihoc có rất nhiều tài liệu môn học khác nhau, các em hãy cùng theo dõi và tham khảo nhé.

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990