Soạn bài Con đường không chọn sách kết nối tri thức
Trong cuộc đời ai cũng sẽ có những lúc phải đắn đo để đưa ra lựa chọn khi đứng trước ngã rẽ. Chúng ta thường phân vân rằng liệu con đường nào là tốt nhất và phù hợp với mình nhất. Và để đề cập đến khía cạnh con đường mà mình không chọn, VUIHOC sẽ cùng các em tìm hiểu thông qua tác phẩm “Con đường không chọn” sách ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
1. Soạn bài Con đường không chọn trước khi đọc
1.1 Câu 1: Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân, hồi tưởng lại những sự việc cần đă ra quyết định giữa các lựa chọn để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tôi thường hay cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều phương án lựa chọn. Tôi thường xuyên thấy phân vân không biết lựa chọn nào là phù hợp, nhất là khi đối mặt với những tình huống mang tính quyết định trong cuộc đời.
>> Mời bạn tham khảo thêm: Soạn văn 10 kết nối tri thức
1.2 Câu 2: Điều gì đã khiến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?
Phương pháp giải:
Nhớ lại những lần phải lựa chọn của bản thân, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận của mình.
Lời giải chi tiết:
-
Trong một số trường hợp, trước khi đưa ra quyết định của mình, tôi đã tham khảo ý kiến của bố mẹ, người thân hay bạn bè và sau đó lắng nghe mong muốn của bản thân để lựa chọn.
-
Tôi chấp nhận lựa chọn đó một cách tự nhiên vì đó là điều tôi muốn ở thời điểm đó. Vậy nên tôi không cảm thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn khi đó của bản thân.
Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.
2. Soạn bài Con đường không chọn trong khi đọc
2.1 Câu 1 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm “Con đường không chọn”.
- Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ thông qua nội dung khổ thơ đầu.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người khách lữ hành và đang đứng trước tình huống phải lựa chọn một trong hai ngã rẽ để tiếp tục cuộc hành trình.
2.2 Câu 2 Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ba khổ đầu, chú ý vào chi tiết miêu tả lối rẽ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hai lối rẽ là hai con đường khác nhau và dường như chưa có ai đặt chân đến, chúng nằm giữa rừng lá vàng; lối rẽ thứ nhất trải dài đến tận nơi vệt đường và khuất dạng sau một bụi cây; lối rẽ còn lại bên kia có một thảm cỏ rậm trên mặt đường và có chút ít dấu mòn không rõ như thèm muốn người đi.
2.3 Câu 3 Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
Phương pháp giải:
Xác định lựa chọn của nhân vật trữ tình bằng cách đọc kĩ đoạn cuối trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Xuất phát từ mong muốn được khám phá thêm nhiều thứ mới lạ, nhân vật trữ tình đã chọn lối mòn ít có người đi lại.
3. Soạn bài Con đường không chọn sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 106 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức:
“Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Dựa vào nội dung bài thơ và ý nghĩa của ẩn dụ từ hình ảnh “con đường”, “lối rẽ” để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh ẩn dụ “con đường” và “lối rẽ” gợi cho tôi nghĩ đến những khó khăn, đắn đo khi phải đưa ra sự lựa chọn, sự phân vân và băn khoăn không biết nên chọn gì. “Con đường” là câu hỏi và “lối rẽ” là những lựa chọn được đưa ra.
3.2 Câu 2 trang 106 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức:
Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải “Con đường tôi chọn” hay “Con đường ít người đi”?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Dựa vào nội dung bài thơ và ý nghĩa nhan đề để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo tôi, tác giả đặt nhan đề bài thơ là “Con đường không chọn” thay vì “Con đường tôi chọn” hay “Con đường ít người đi’ là vì”
- Tác giả muốn nhấn mạnh vào sự lựa chọn của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh vào hướng đi mà nhân vật không chọn và đi cùng với nó là những suy nghĩ của nhân vật về lựa chọn của mình.
- Nếu đặt tên nhan đề là “Con đường tôi chọn” hay “Con đường ít người đi” thì chưa hoàn toàn truyền tải được hết thông điệp của bài thơ và cũng chưa tạo được ấn tượng, kích thích sự tò mò của độc giả với sự lựa chọn của nhân vật trữ tình.
- Tác giả đặt tên nhan đề là “con đường không chọn” bởi đó là lối rẽ mà nhân vật trữ tình đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình. Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà nhân vật không đi hơn so với con đường mà nhân vật đã chọn. Tựa đề bài thơ cũng thoáng nói lên sự mất mát vì không thể đi được cả 2 con đường, một sự băn khoăn, trăn trở, tiếc nuối trước những hướng đi của cuộc đời.
3.3 Câu 3 trang 106 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức:
Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Tập trung vào ba khổ thơ đầu miêu tả hai lối rẽ trong rừng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau và đều là những lối rẽ đầy bụi rậm và cây cỏ khó phân biệt, có chăng sự khác nhau đôi chút chỉ là dấu mòn của hai lối.
- Có lẽ chính vì những điểm giống nhau giữa hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó khăn trong việc lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là phù hợp hơn cho mình hơn.
Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!
3.4 Câu 4 trang 106 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức:
Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ “Con đường không chọn”.
- Tập trung vào khổ thơ nói về sự lựa chọn của nhân vật trữ tình và hoàn cảnh dẫn đến điều đó của anh ấy để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật đang trên hành trình lữ hành của mình, khám phá và học hỏi những điều mới mẻ vậy nên nếu như anh ấy không thể lựa chọn cả hai lối rẽ đồng nghĩa với việc anh ấy cũng không thể không chọn bất cứ lối rẽ nào. Kể cả đó thực sự là một sự lựa chọn khó khăn, anh vẫn cần phải đưa ra quyết định của mình đi để có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình. Nếu không đưa ra sự lựa chọn, anh ta sẽ mãi mãi dừng chân tại chỗ, không thể bước tiếp. Từ đây chúng ta nhận ra rằng cuộc đời con người cũng vậy, chúng ta luôn phải đối mặt với những lựa chọn khác nhau và điều quan trọng là chúng ta phải dám đưa ra quyết định để tiếp túc bước tiếp trên hành trình của mình.
3.5 Câu 5 trang 106 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức:
Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Tập trung kỹ vào khổ thơ cuối, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi đưa ra lựa chọn một lối rẽ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình cuối cùng đã quyết định lựa chọn “lối mòn ít có ai đi”. Theo tôi, khi nhân vật đưa ra sự lựa chọn cuối cùng này, anh ấy vẫn còn đôi chút đắn đo và phân vân, bởi anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình và chưa biết sự lựa chọn đó sẽ đem đến cho anh điều những trải nghiệm gì bởi anh ta đã tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai khi anh ấy: “sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài”. “Tiếng thở dài” được nhân vật hình dung như ẩn chứa sự băn khoăn và trăn trở cho con đường mình đã chọn và nuối tiếc cho con đường mình không chọn.
3.6 Câu 6 trang 106 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức:
Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Dựa vào cảm xúc của nhân vật trữ tình khi phải lựa chọn một lối rẽ và liên hệ với cảm xúc cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cá nhân tôi cảm thấy hoàn toàn đồng cảm với tâm trạng do dự, băn khoăn của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ. Vì tôi nhìn thấy sự tương đồng giữa mình và nhân vật trữ tình; sự không dứt khoát, phân vân của mình mỗi khi đứng trước một lựa chọn. Cuộc sống đưa cho chúng ta rất nhiều những tình huống buộc chúng ta phải lựa chọn, từ những việc nhỏ nhất bé đến những việc trọng đại mang tính quyết định cuộc đời. Lựa chọn không hề dễ dàng, thậm chí là đầy sự khó khăn. Chúng ta thường hay băn khoăn bởi không biết đâu mới là lựa chọn tốt nhất hay liệu mình có tiếc nuối với quyết định cuối cùng không.
3.7 Câu 7 trang 106 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức:
Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Dựa vào nội dung của bài thơ và thông điệp, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt đến người đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Với cá nhân tôi, bài thơ đã giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về sự lựa chọn và dạy tôi cần phải có sự dứt khoát, cẩn trọng và quyết tâm hơn khi lựa chọn. Dù cho đó có là một sự lựa chọn khó khăn đến đâu thì cũng cần phải đưa ra quyết định, đừng quá băn khoăn suy nghĩ mà hãy chấp nhận lựa chọn của bản thân, chấp nhận những kết quả mà lựa chọn đó mang lại.
4. Kết nối đọc viết trang 106 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức:
Từ bài thơ này, theo bạn, làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ để trả lời câu hỏi trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa của bài thơ cùng với cảm nhận cá nhân để chia sẻ những điều giúp ta mạnh mẽ, can đảm hơn trước những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành của cuộc đời.
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc sống, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều thường xuyên gặp phải những câu hỏi, những tình huống cần phải đưa ra sự lựa chọn. Khi đứng trước những sự lựa chọn, tâm lý chung của chúng ta là phân vân, băn khoăn không biết nên chọn phương án nào và liệu lựa chọn đó là tốt hay xấu, … Vậy phải làm thế nào để chúng ta mạnh mẽ, cam đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành của cuộc đời? Trước tiên, chúng ta cần phải trực tiếp đối mặt với những thử thách, không nên quá đi sâu vào sự giống và khác nhau giữa các lựa chọn. Như nhân vật trữ tình trong bài thơ “Con đường không chọn” đã gặp khó khăn vì quá để tâm vào sự giống nhau giữa 2 con đường, dẫn đến phân vân không biết nên lựa chọn lối đi nào. Sự băn khoăn dẫn đến cảm xúc lo sợ và sự rối loạn về suy nghĩ. Thay vì quá tập trung vào sự tốt xấu, đúng sai, sự giống và khác nhau giữa các lựa chọn thì chúng ta nên lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Tự cảm nhận bản thân muốn gì, cần gì và nên làm gì, lắng nghe con tim mình. Một lựa chọn đưa ra bởi con tim sẽ không khiến chúng ta hối hận về kết quả của nó. Cuối cùng, để có thể can đảm khi đưa ra lựa chọn, chúng ta cần phải tự rèn luyện bản thân, rèn luyện sự nhất quán, kiên định khi đưa ra quyết định, để tránh bản thân cảm thấy nuối tiếc.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết phần soạn bài Con đường không chọn sách kết nối tri thức 10 tập 2. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: