img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Tác giả Minh Châu 15:06 30/11/2023 18,799 Tag Lớp 12

Giá trị văn học là phần kiến thức quan trọng, cần thiết và xuyên suốt một văn bản nghị luận. Để có thể nắm rõ được giá trị văn học một cách đúng đắn, người đọc cần phải hiểu rõ về vấn đề nghị luận. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn bài giá trị văn học và tiếp nhận văn học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.  Soạn bài giá trị văn học và tiếp nhận văn học phần lý thuyết 

Giá trị văn học được định nghĩa là sản phẩm được kết tinh từ quá trình trong văn học, đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của cuộc sống mỗi con người và giá trị này có tác động sâu sắc tới cuộc sống thực tế và con người.

1.1 Giá trị văn học 

a. Giá trị nhận thức 

Tác phẩm văn học là kết quả của một chuỗi quá trình nhà văn khám phá, tìm tòi và lý giải được những hiện thực đời sống sau đó đã chuyển hóa những hiểu biết cá nhân đó vào nội dung của những tác phẩm văn học nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người.

Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được nhu cầu của con người muốn hiểu rõ hơn, hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh và về bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn. 

Văn học có thể mang đến cho người đọc thêm về những cái nhìn mới và sâu sắc về nhiều khía cạnh trong cuộc sống ở nhiều những thời điểm và địa điểm khác nhau.

Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được thể hiện trong các các tác phẩm cụ thể, tiểu văn học giúp người đọc có thể hiểu bản chất con người nói chung.

Đồng thời, chính từ cuộc đời của những người khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, so sánh, đối lập để hiểu rõ hơn về chính bản thân mình với tư cách là một cá nhân (quá trình tự nhận thức).

>> Mời bạn xem thêm: Soạn Ngữ văn 12

b. Giá trị giáo dục

- Cơ sở xuất hiện:

  • Con người thường không chỉ có nhu cầu về hiểu biết mà chúng ta còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát có một cuộc sống tốt lành, chan chứa tình yêu thương.

  • Nhà văn là người luôn bộc lộ ra tư tưởng – tình cảm, đưa ra những nhận xét, đánh giá,... từ góc nhìn các nhân của bản thân tác giả trong tác phẩm.

  • Giá trị nhận thức của văn học luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục góp phần làm sâu sắc thêm về giá trị nhận thức.

- Nội dung: Văn học đã đem đến cho con người rất nhiều những bài học quý giá về những lẽ sống.

  • Văn học đã hình thành trong mỗi con người một lý tưởng tiến bộ, giúp họ có được thái độ và quan điểm đúng đắn hơn về cuộc sống.

  • Văn học cũng đã giúp con người biết được cách yêu ghét đúng lúc, đúng đắn, làm cho tâm hồn mỗi người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn nữa.

  • Văn học đã nâng đỡ cho nhân cách của mỗi con người có hướng phát triển, giúp mỗi chúng ta có thể phân biệt được phải – trái, tốt – xấu, đúng – sai, có được mối quan hệ tốt đẹp và biết gắn kết cuộc sống của bản thân mình với cuộc sống của mọi người xung quanh.

c. Giá trị thẩm mỹ 

- Cơ sở xuất hiện:

  • Nhu cầu để cảm thụ và thưởng thức cái đẹp của mỗi con người.

  • Đặc trưng của văn học là: phản ánh được cuộc sống theo quy luật theo cái đẹp.

- Nội dung:

  • Văn học có thể đem đến cho con người rất nhiều những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ về cuộc sống (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống, lịch sử...).

  • Văn học cũng đi sâu để miêu tả được vẻ đẹp bên trong lẫn bên ngoài của con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng – tình cảm, tất cả hành động, lời nói...).

  • Vẻ đẹp từ những sự vật nhỏ bé, vô tri và cả những sự vật  đồ sộ, kì vĩ.

  • Hình thức nghệ thuật của những tác phẩm (ngôn ngữ, kết cấu...).

Bạn đã có cuốn sổ tay hack điểm thi THPT hot nhất chưa? Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi khi mua combo sổ tay tổng hợp kiến thức các môn của vuihoc nhé! 

1.2 Tiếp nhận văn học 

a. Trong đời sống

Tiếp nhận văn học được định nghĩa là quá trình mà người đọc có thể hòa mình vào các tác phẩm, người đọc rung động với tác phẩm, đắm chìm vào một thế giới nghệ thuật hoa mỹ được xây dựng lên bằng những ngôn từ tuyệt đẹp, lắng nghe được tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài năng của người nghệ sĩ sáng tạo ẩn chứa trong đó.

Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu, từng chữ, cảm nhận được sức sống thông qua từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật. Theo dõi diễn biến của câu chuyện, biến tác phẩm từ một văn bản khô khan thành một thế giới sống động và quyến rũ.

b. Trong văn học 

Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình của sự giao tiếp. Giao tiếp giữa tác giả và người nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người nói và người chia sẻ và người đồng cảm. 

Trong quá trình giao tiếp giữa tác phẩm và bạn đọc cần chú ý đến tính cá thể hóa, tính chủ động và hoạt động của người tiếp nhận..

Tính đa dạng và tính không nhất quán cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong giao tiếp của người đọc với tác phẩm.

c. Các cấp độ tiếp nhận 

Đọc và hiểu tác phẩm văn học là những hành động tự do, mỗi người sẽ có cách thức riêng để thực hiện, tùy theo trình độ, thói quen, thị hiếu, sở thích của bản thân mình.

Phương thức cảm nhận chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, trực tiếp của tác giả, tức là tác phẩm kể về cái gì, ý nghĩa ra sao, các tình tiết diễn ra như thế nào, nhân vật thích và không thích ra sao, sống ra sao, chết thế nào...

Cách cảm nhận qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Phương thức cảm nhận cũng chú ý đến nội dung và hình thức thể hiện của tác phẩm, thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật...

Để tiếp nhận văn học có hiệu quả, người đọc phải không ngừng nâng cao hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận văn học...

Để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT các em học sinh cần có kế hoạch ôn tập ngay từ sớm. Tham khảo ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô có kinh nghiệm giúp bạn lên lộ trình ôn thi tối ưu nhé! 

2. Hướng dẫn soạn bài giá trị văn học và tiếp nhận văn học 

2.1 Câu 1: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 191 

Nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung cụ thể từng giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn học.

* Giá trị nhận thức:

- Cơ sở xuất hiện: khả năng của văn học có thể đáp ứng được một số yêu cầu của con người khi mong muốn hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả hơn.

- Nội dung cụ thể:

  • Văn học có thể mang đến cho người đọc thêm về những cái nhìn mới và sâu sắc về nhiều khía cạnh trong cuộc sống ở nhiều những thời điểm và địa điểm khác nhau.

  • Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được thể hiện trong các các tác phẩm cụ thể, tiểu văn học giúp người đọc có thể hiểu bản chất con người nói chung.

  • Đồng thời, chính từ cuộc đời của những người khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, so sánh, đối lập để hiểu rõ hơn về chính bản thân mình với tư cách là một cá nhân (quá trình tự nhận thức).

* Giá trị giáo dục:

- Cơ sở xuất hiện: Con người thường không chỉ có nhu cầu về hiểu biết mà chúng ta còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát có một cuộc sống tốt lành, chan chứa tình yêu thương. Nhà văn là người luôn bộc lộ ra tư tưởng – tình cảm, đưa ra những nhận xét, đánh giá,... từ góc nhìn các nhân của bản thân tác giả trong tác phẩm. Giá trị nhận thức của văn học luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục góp phần làm sâu sắc thêm về giá trị nhận thức.

- Nội dung cụ thể:

  • Văn học đã hình thành trong mỗi con người một lý tưởng tiến bộ, giúp họ có được thái độ và quan điểm đúng đắn hơn về cuộc sống.

  • Văn học cũng đã giúp con người biết được cách yêu ghét đúng lúc, đúng đắn, làm cho tâm hồn mỗi người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn nữa.

  • Văn học đã nâng đỡ cho nhân cách của mỗi con người có hướng phát triển, giúp mỗi chúng ta có thể phân biệt được phải – trái, tốt – xấu, đúng – sai, có được mối quan hệ tốt đẹp và biết gắn kết cuộc sống của bản thân mình với cuộc sống của mọi người xung quanh.

* Giá trị thẩm mĩ:

- Cơ sở xuất hiện: Nhu cầu để cảm thụ và thưởng thức cái đẹp của mỗi con người. Đặc trưng của văn học là: phản ánh được cuộc sống theo quy luật theo cái đẹp.

- Nội dung cụ thể: 

  • Văn học có thể đem đến cho con người rất nhiều những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ về cuộc sống (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống, lịch sử...).

  • Văn học cũng đi sâu để miêu tả được vẻ đẹp bên trong lẫn bên ngoài của con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng – tình cảm, tất cả hành động, lời nói...).

  • Vẻ đẹp từ những sự vật nhỏ bé, vô tri và cả những sự vật  đồ sộ, kì vĩ.

  • Hình thức nghệ thuật của những tác phẩm (ngôn ngữ, kết cấu...).

2.2 Câu 2: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 191 

Các giá trị của văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Ba giá trị lớn của văn học có một mối quan hệ mật thiết, cùng phối hợp và tác động đến người đọc.

Giá trị nhận thức được cho là giá trị tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục thì sẽ làm sâu sắc thêm nữa cho giá trị nhận thực. Giá trị thẩm mĩ lại giúp hai giá trị còn lại được phát huy tối đa.

2.3 Câu 3: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 191  

Tiếp nhận văn học là gì? Phân tích các tính chất trong tiếp nhận văn học.

Tiếp nhận văn học được định nghĩa là quá trình mà người đọc có thể hòa mình vào các tác phẩm, người đọc rung động với tác phẩm, đắm chìm vào một thế giới nghệ thuật hoa mỹ được xây dựng lên bằng những ngôn từ tuyệt đẹp, lắng nghe được tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài năng của người nghệ sĩ sáng tạo ẩn chứa trong đó.

Phân tích chi tiết các tính chất trong giao tiếp văn học:

  • Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp.

  • Tính cá thể hóa, tính chủ động và  tích cực của người tiếp nhận văn học.

  • Tính đa dạng, không thống nhất trong giao tiếp cũng là một đặc điểm nổi bật trong quá trình giao tiếp của người đọc với tác phẩm.

2.4 Câu 4: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 191 

Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự?

Có ba cấp độ của tiếp nhận văn học:

  • Phương pháp cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, trực tiếp của tác giả, tức là tác phẩm kể về cái gì, ý nghĩa ra sao, các tình tiết diễn ra như thế nào, nhân vật thích và không thích ra sao, sống ra sao, chết ra sao...

  • Cách cảm nhận qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.

  • Cách cảm thụ cũng chú ý đến nội dung và hình thức thể hiện của tác phẩm, thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật...

Để có thể tiếp nhận văn học một cách hiệu quả: người đọc cần không ngừng nâng cao được trình độ và hiểu biết của bản thân, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm tiếp nhận…

3. Soạn bài giá trị văn học và tiếp nhận văn học phần luyện tập 

3.1 Bài 1: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 191 

Có người cho rằng giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người, hay nói như Thạch Lam “làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

- Nhận định về ý kiến nêu ra: đúng đắn.

- Nguyên nhân: Đề cao được giá trị giáo dục trong văn học, nhưng cũng không có ý xem nhẹ các giá trị văn học khác. 

3.2 Bài 2: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 191 

Tự chọn phân tích một tác phẩm văn học cụ thể để làm sáng tỏ các giá trị của văn học (hoặc các cấp độ tiếp nhận văn học).

Tác phẩm Bánh trôi nước

- Giá trị trong văn học

  • Giá trị nhận thức: hiểu cách làm bánh trôi mà qua đó cảm nhận được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

  • Giá trị giáo dục: thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời thể hiện sự cảm thương cho những mảnh đời éo le của họ.

  • Giá trị thẩm mĩ: Vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ trong xã hội xưa (tấm lòng son).

- Tiếp nhận văn học:

  • Cấp độ thứ nhất: Hình ảnh của chiếc bánh trôi nước.

  • Cấp độ thứ hai: Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước có thể hiểu được vẻ đẹp về phẩm chất vốn có của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội thời xưa.

  • Cấp độ thứ 3: Sử dụng thêm thành ngữ, hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thể hiện được tư tưởng của tác giả…

Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, người đọc có thể cảm nhận được rất nhiều những giá trị lớn của văn học:

+ Giá trị nhận thức: Đọc tác phẩm, người đọc hiểu rõ hơn lối chơi chữ tao nhã, tao nhã của người xưa; tái hiện không gian và thời gian lịch sử - xã hội trong thời gian lịch sử của thời đại đó…

+ Giá trị giáo dục: Trên cơ sở ngợi ca, đề cao phẩm chất cao thượng và lòng dũng cảm của Huấn Cao, tác phẩm này đã hướng người đọc đến những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp.

+ Giá trị thẩm mĩ: Nguyễn Tuân cho ta một quan niệm thẩm mỹ thú vị, thấm nhuần tư tưởng nhân văn: trong tù cái đẹp có thể nảy sinh; ngọn lửa của chính nghĩa có thể bùng cháy ở nơi có ô uế và bóng tối; công đức cao quý có thể xuất hiện trong môi trường của tội ác.

3.3 Bài 3: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 191 

Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học?

- Cảm là mức độ tiếp nhận văn học mang tính chất cảm tính về tác phẩm. Người đọc có những ấn tượng ban đầu chung chung (vui, buồn, sâu sắc, mới mẻ…) nhưng chưa lý giải được nguồn gốc của những ấn tượng đó.

- Hiểu là mức độ tiếp nhận có lý trí, khi người đọc đã hiểu tường tận tác phẩm cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật thì mới có cơ sở để lý giải những ấn tượng, cảm xúc mà tác phẩm gợi lên cũng như những giá trị sâu sắc khác của tác phẩm.

Nếu bạn chưa biết cách ôn tập thi THPT như nào cho hiệu quả thì khóa học PAS THPT sẽ giúp bạn lên lộ trình ôn tập từ sớm nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách soạn bài giá trị văn học và tiếp nhận văn học và hướng dẫn giải một số những câu hỏi luyện tập trong sách giáo khoa. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990