img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh

Tác giả Hoàng Uyên 17:07 12/01/2024 8,052 Tag Lớp 10

Hương Sơn phong cảnh là một bài thơ được trích ở tập thơ Việt Nam ca trù biên khảo do hai tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huệ biên soạn. VUIHOC đã trình bày phần Soạn bài Hương Sơn phong cảnh một cách hay nhất và có logic nhất thông qua những câu trả lời ngắn gọn nhưng sâu sắc dưới đây. Xem ngay nhé!

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Hương Sơn phong cảnh trước khi đọc 

Hãy giới thiệu sau đó chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương hoặc đất nước mà bạn đã có dịp được đến thăm hoặc biết thông qua sách vở.

Phương pháp giải:

- Chia sẻ những cảm nhận của bản thân về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mình mà bản thân đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

- Nên đính kèm hình ảnh minh họa để phần giới thiệu thêm phần phong phú.

Lời giải chi tiết:

Chùa là một địa điểm vô cùng linh thiêng và ở đó cũng quy tụ được những nét đẹp vừa cổ kính lại vừa hiện đại. Ngôi chùa mình muốn giới thiệu đến các bạn ngày hôm nay là chùa Hương.

Chùa Hương nằm ở huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc địa phận Hà Nội). Vẻ đẹp của chùa Hương có thể nói là được tạo dựng từ đôi bàn tay khéo léo và kỳ công của con người cùng với sự ban tặng từ mẹ thiên nhiên. Những ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi và thấp thoáng bên dưới chính là những hàng cây xanh thẳm. Văng vẳng trong không gian có tiếng chim kêu ríu rít, tiếng suối chảy róc rách lúc gần, lúc xa. Hình ảnh và âm thanh được hòa quyện lại với nhau tạo ra một không gian tuyệt diệu. Từ bên ngoài, cửa động hệt như miệng của một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Ánh đèn nến lung linh và huyền ảo cùng những nhũ đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh với bảy sắc cầu vồng. Không hổ danh nơi đây được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”.

Đến với chùa Hương, bạn không chỉ cảm nhận được về sự thiêng liêng và huyền bí mà còn được tận hưởng trọn vẹn sự giao hòa của thiên nhiên với đất trời.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Hương Sơn phong cảnh trong khi đọc 

2.1 Lưu ý vào những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi bước đến Hương Sơn.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại 4 câu thơ đầu tiên.

- Chú ý vào những từ ngữ nhằm diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

- ''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một loại cảm xúc mong ngóng, háo hức và chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng có thể đạt thành.

- Thể hiện cảm xúc mong ước đến tột cùng của tác giả.

2.2 Bạn hình dung như thế nào về phong cảnh Hương Sơn thông qua đoạn thơ này?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại câu thơ thứ 10 – 14.

- Nêu ra hình dung của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Hình dung của bản thân về phong cảnh của Hương Sơn thông qua đoạn thơ: Hương Sơn với rất nhiều động khác nhau, mỗi động lại mang một nét đẹp riêng biệt. Khung cảnh nơi đây vô cùng tuyệt đẹp, trữ tình, thơ mộng và đa sắc màu. (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, lối uốn thang mây, hang lồng bóng nguyệt).

Ta thấy được Hương Sơn thông qua miêu tả của Chu Mạnh Trinh như toát ra một vẻ đẹp tuyệt trần ở trên thế gian, cảnh đẹp hệt như ở chốn tiên.

2.3 Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp cùng với cách kết thúc bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại câu thơ thứ 15 – 19.

- Chú ý vào một số yếu tố được nêu ra trong đề bài.

Lời giải chi tiết:

- Số tiếng có trong mỗi dòng không có sự đồng nhất: câu 15 có 7 tiếng, câu 16 có 8 tiếng, câu 17 có 7 tiếng, câu 18 có 8 tiếng, câu 19 có 6 tiếng, có sự xen kẽ số tiếng ở những câu 15 – 18.

- Cách gieo vần cũng không có định, rất tự do, có sự gieo vần “ay” ở “đây” và “tay”.

- Cách ngắt nhịp cũng tự do.

- Cách kết thúc bài thơ có sử dụng cấu trúc “càng...càng”, chủ thể trữ tình muốn được bộc lộ trực tiếp tình cảm của bản thân trước phong cảnh Hương Sơn.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3. Soạn bài Hương Sơn phong cảnh sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 67 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Xác định bố cục của bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Phần 1 (bao gồm 4 câu thơ đầu): Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu tiên đặt chân tới Hương Sơn.

- Phần 2 (bao gồm 14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn thông qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi được tham quan cảnh đẹp thiên nhiên ở Hương Sơn.

3.2 Câu 2 trang 67 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Nêu một số từ ngữ để khái quát về vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả thông qua các đoạn thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ.

- Chú ý vào một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên Hương Sơn.

Lời giải chi tiết:

Một số từ ngữ khái quát về vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên Hương Sơn được gợi tả thông qua các đoạn thơ: họa hình, thăm thẳm, long lanh, đệ nhất động, lối uốn thang mây.

3.3 Câu 3 trang 67 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn hay chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay đó là chủ thể nhập vai vào một nhân vật nào đó trong bài thơ?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ để có thể xác định được chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Chủ thể trữ tình trong bài thơ chính là tác giả và đó là một chủ thể ẩn.

3.4 Câu 4 trang 67 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Phân tích diễn biến tình cảm và cảm xúc của chủ thể trữ tình ở trong bài thơ

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ.

- Chú ý vào những chi tiết nói về tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

- Bốn câu thơ đầu tiên:

+ Sự ngạc nhiên, sự thích thú và thỏa mãn của chủ thể trữ tình khi đã được đặt chân tới Hương Sơn phong cảnh, nơi mà rất nhiều người đã ao ước bấy lâu nay, nơi mà được mệnh danh là “Đệ nhất động” (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay/”Đệ nhất động” hỏi nơi đây có phải?”).

- 14 câu thơ tiếp theo:

+ Chủ thể trữ tình cảm nhận được cảnh vật xung quanh một cách thực tế nhất.

+ Chủ thể trữ tình đã liệt kê và miêu tả vô cùng chi tiết những cảnh đẹp nơi Hương Sơn, cùng với đó là sự so sánh với những hình ảnh mỹ lệ (long lanh như gấm dệt; lối uốn thang mây;...) → sự quan sát hết sức tỉ mỉ từng nét đẹp và từng ngóc ngách của chủ thể trữ tình.

- 5 câu thơ cuối cùng:

+ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây”: “giang sơn” ở đây chính là đất nước. Ngoài việc muốn nói tới vẻ đẹp của Hương Sơn, chủ thể trữ tình còn muốn bày tỏ tình yêu đất nước thầm kín của mình.

+ Chủ thể trữ tình đã bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình trước vẻ đẹp thiên nhiên của Hương Sơn, sự phóng khoáng và lãng tử thông qua câu thơ cuối cùng “Càng trông phong cảnh càng yêu”.

3.5 Câu 5 trang 67 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Nêu cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. Phân tích về hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ đối với việc thể hiện niềm cảm hứng ấy.

Phương pháp giải:

- Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc vô cùng nổi tiếng nằm ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc địa phận Hà Nội). Bài thơ có thể đã được sáng tác khi ông tham gia vào công cuộc trùng tu chùa Thiên Trù nằm trong quần thể Hương Sơn. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính là cảm xúc khi tác giả tới đây: ngạc nhiên, thán phục và sững sờ trước cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp Hương Sơn

- Với niềm cảm hứng ấy, tác giả đã sử dụng những ngôn từ cũng như những biện pháp tu từ khác nhau nhằm thể hiện nó như:

+ Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' kết hợp với câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

+ Đảo ngữ cùng với từ láy ''Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..'' 

+ Nghệ thuật nhân hóa như sau: ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.''

+ Điệp từ ''này'' kết hợp với phép liệt kê “suối Giải Oan,  chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh”

Sử dụng biện pháp nghệ thuật để thể hiện được sự rộng lớn và đa dạng của cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp Hương Sơn cùng với cảm xúc của tác giả, hòa mình vào với thiên nhiên ở đây.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng. 

3.6 Câu 6 trang 67 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về vai trò của nhịp và vần ở trong bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ.

- Chú ý vào phần nhịp và vần ở mỗi khổ thơ.

Lời giải chi tiết:

+ Cách ngắt nhịp luôn có sự thay đổi. Khi thì 2/2 ( Bầu trời cảnh bụt), lúc thì 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), lúc lại chuyển thành 3/2/2 ( Kìa non non, nước nước, mây mây)

+ Số chữ ở trong mỗi câu cũng tự do như ở câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 lại có 8 chữ, câu 3,5,6,7 thì có 7 chữ. Đến câu cuối cùng thì lại là 6 chữ

+ Giọng điệu và cảm xúc cũng có sự thay đổi : 4 câu đầu thì giọng điệu đầy sự háo hức, 10 câu tiếp theo dồn dập là những phát hiện và chiêm ngưỡng trong sự ngạc nhiên, 5 câu cuối cùng trở về sự tĩnh lặng và nghĩ suy 

3.7 Câu 7 trang 67 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Hãy chia sẻ cảm nhận của em về một cảnh đẹp khác ở trên đất nước ta mà em đã có dịp đến thăm hoặc tìm hiểu thông qua sách báo.

Phương pháp giải:

- Tìm một cảnh đẹp khác (không phải Hương Sơn) mà bản thân đã từng được đến hoặc tìm hiểu thông qua sách báo.

- Chia sẻ về cảm nghĩ của bản thân.

- Nên đính kèm với hình ảnh minh họa để những cảm nhận của bản thân có thêm phần sâu sắc.

Lời giải chi tiết:

Cách trả lời 1:

Nhắc tới cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể nào bỏ qua cái tên Vịnh Hạ Long. Trên một diện tích vô cùng rộng lớn của mặt nước phẳng lặng trải dài những dãy núi đá với nhiều kích thước và hình dáng khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kỳ lạ ấy do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài nào đó đã tạo ra vậy. Càng đi sâu hơn nữa vào trong vịnh, ta càng thấy được vịnh phong phú và đa dạng, càng thấy được màu sắc của người họa sĩ là vô cùng vĩ đại và thiên nhiên cũng lộng lẫy hơn. Rất nhiều những động to, nhỏ có hang thông qua núi đá. Nếu đi thuyền vào bên trong hang động, bạn sẽ bị rơi vào một thế giới vô cùng kì lạ. Có những vòm đá cao rủ xuống những dãy thạch nhũ đá mang nhiều sắc thái khác nhau. Đẹp nhất có lẽ phải kể đến hang “Đầu Gỗ”. Đây là một cung điện với rất nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoằn ngoèo. Chỉ một giọt nước rơi nhè nhẹ xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ để phá vỡ sự im lặng, tạo ra một thứ âm thanh thú vị giống như giai điệu của bản nhạc nhẹ. Hạ Long vẫn đang ngày càng phát triển hơn, hiện đại hơn để có thể thu hút khách du lịch đến tham quan. Bạn suy nghĩ như thế nào về Vịnh Hạ Long, cùng chia sẻ cho mình biết với nhé!

Cách trả lời 2:

Tôi đã từng có dịp được ghé chơi Tràng An Ninh Bình. Nơi ấy quả đúng là một trong những món quà vô cùng tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Quần thể danh thắng Tràng An có tới 48 hang động xuyên thủy cùng với 31 dòng sông trong xanh. Bên cạnh đó có những kiến trúc chùa chiền rất cổ kính. Đây có thể nói là một nơi để bạn có thể đắm mình vào với không khí núi rừng cổ xưa. Đi trên thuyền, chúng ta như được thả hồn mình vào trong không gian tĩnh lặng và thanh bình. Những hang động giống như những viên ngọc thôi đang chờ đợi du khách đến thăm. Bên trong những hang động là các đoạn thạch nhu do ảnh hưởng từ thiên nhiên tạo thành. Điều ấy làm nên một vẻ đẹp tuy có phần hoang sơ nhưng lại cuốn hút.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài thơ Hương Sơn phong cảnh là một bức tranh miêu tả về vẻ đẹp chùa Hương và thể hiện được cảm xúc yêu mến của tác giả với thiên nhiên và phong cảnh nơi đây. Hy vọng sau khi tham khảo soạn bài Hương sơn phong cảnh, các em có thể chuẩn bị bài học dễ dàng hơn. Ngoài bài soạn này ra, nếu các em còn muốn học thêm những bài soạn khác nữa trong chương trình ngữ văn nói riêng cũng như những kiến thức của môn học khác, các em cần nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học và trải nghiệm bài giảng cùng các thầy cô giáo nhiệt huyết của VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn tham khảo: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990