Soạn bài Khoảng trời, hố bom sách văn 10 Cánh diều
Soạn bài Khoảng trời, hố bom sách văn 10 Cánh diều mà Vuihoc mang đến dưới đây không chỉ là lời giải chi tiết của các câu hỏi trong sách còn nêu lên được góc nhìn khách quan cho hình ảnh những nữ chiến sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Soạn bài Khoảng trời, hố bom sách văn 10 Cánh diều
1. Câu 1 trang 88 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Đáp án A: "Em" - cô thanh niên xung phong
2. Câu 2 trang 89 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh "ngọn lửa", "vì sao ngời chói lung linh", "làn mây trắng", "vầng dương" trong bài thơ?
Đáp án C: Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong.
>> Xem thêm: Soạn văn 10 Cánh diều
3. Câu 3 trang 89 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hy sinh dũng cảm của người nữ thanh niên xung phong?
Đáp án A: Khổ 1
4. Câu 4 trang 89 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung khổ thơ thứ tư?
Đáp án D: Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong
5. Câu 5 trang 89 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ "Cái chết em xanh khoảng trời con gái" và tác dụng của biện pháp đó?
Đáp án A: Ẩn dụ - Sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hy sinh, dâng hiến
Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!
6. Câu 6 trang 89 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?
Đáp án B: Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc
7. Câu 7 trang 90 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom?
- Nhan đề của tác phẩm đã được chia ra thành hai phần tương phản nhau hoàn toàn:
- Một bên là “Khoảng trời” bình yên, là không gian hạnh phúc đầy yên ả của mỗi người.
- Một bên là “hố bom” của chiến tranh, là nơi chúng ta chỉ thấy được những mất mát đau thương do chiến tranh, là một thực cảnh khốc liêt đầy mất mát và đau buồn.
8. Câu 8 trang 90 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:
“Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất”
- Tác dụng của biện pháp so sánh để nhấn mạnh hình tượng “em” dù đã ra đi nhưng vẫn luôn sống mãi trong từng “hố bom”, mãi khắc ghi tại từng “khoảng trời” rộng lớn
9. Câu 9 trang 90 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc?
Qua bài thơ, em đã có thêm những suy nghĩ khác nhau về tình cảm cũng như trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với Tổ quốc. Bài thơ có thể coi như một lời tri ân, tưởng niệm đầy cảm xúc trước sự hy sinh của những cô gái còn đang trong độ tuổi thanh xuân đã dũng cảm hiên ngang mở đường cho chiến sĩ ra trận trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đầy khốc liệt. Họ sẵn sàng bỏ nước mắt, bỏ máu, bỏ lại cả tính mạng mình để lên đường tìm lại tự do hòa bình cho dân tộc. Không chỉ dừng lại ở sứ mệnh bảo vệ từng lãnh thổ của đất nước mà còn là mong ước xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh.
Để thực hiện được mong ước đó, không chỉ những bậc cha chú lão luyện mà từng thanh niên, từng người thuộc thế hệ trẻ đều phải rèn luyện bản thân cũng như tôi luyện đạo đức để luôn chiến đấu trên mọi mặt trận. Đất nước có phát triển được hay không thì một phần rất lớn công sức thuộc về thế hệ trẻ.
10. Câu 10 trang 90 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Từ hai dòng thơ" Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng", hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật "em" trong bài thơ.
Chỉ qua hai dòng thơ “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng” em đã thấy rõ hơn sự hy sinh dũng cảm vẻ vang nhưng đầy thầm lặng của nhân vật “em”. “Em” ở đây không phải chỉ cụ thể một người có tên có tuổi mà là chỉ chung cả thế hệ nữ thanh thiếu niên đã dũng cảm xung phong ra tiền tuyến bảo vệ đất nước. “Mỗi người có gương mặt em riêng” có tên riêng tuổi riêng nhưng khi ra đi lại rất giản dị gộp chung vào một chữ “em”. Hình tượng “em” chính là một tượng đài vĩ đại để mọi người noi theo, soi sáng cả thế hệ trẻ. Chính vì vậy khi nhìn lại chữ “em” giản dị đó sẽ khiến người đọc trở nên súc động, cũng là điểm nhấn đọng lại cho cả tác phẩm.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Soạn bài Khoảng trời, hố bom sách văn 10 Cánh diều hy vọng không chỉ giúp các em hiểu thêm về bài thơ mà còn có thể tái hiện được hình ảnh những cô gái đang trong tuổi xuân thì đã anh dũng ra chiến trường đánh giặc.
>> Mời bạn tham khảo thêm: