img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền sách kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:20 28/12/2023 11,257 Tag Lớp 10

Người cầm quyền khôi phục uy quyền của Victor Hugo là một đoạn trích giàu ý nghĩa nhân văn, ca ngợi tình yêu thương, sự hy sinh và lòng vị tha của con người. Dưới đây là bài soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền, sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 2 do VUIHOC biến soạn, hy vọng sẽ giúp các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền sách kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả

a. Cuộc đời

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885), ông là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.

 - Ông được biết đến là một nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, và là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực.

- Bản thân Victor Hugo sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố của các cuộc cách mạng. Thời thơ ấu ông đã trải qua nhiều đau khổ do gia đình trong mâu thuẫn.

- Victor Hugo là một người suốt đời có những hoạt động  xã hội và chính trị, có tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 kết nối tri thức

b. Sự nghiệp

  • Phong cách nghệ thuật

- Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực đã tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ của V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó chính là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của sự hạnh phúc, bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người. Đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong các tác phẩm của Victor Hugo.

- Ông không ngần ngại xác định chức năng của nghệ sĩ giống như là một "nhà tiên tri" (prophète), hay một "pháp sư" (mage), mà tác phẩm chính là một "âm vang" (écho sonore) của thời đại. Sự hòa hợp cá nhân người sáng tạo đối với dân tộc, nhân loại và lịch sử trong nhiệm vụ cải tạo cuộc sống để từ đó khẳng định vai trò và sứ mệnh cao quý của người nghệ sĩ.

  • Các tác phẩm tiêu biểu:

- Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Chín ba mươi (1874)…

- Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),  …

- Kịch: Ec-na-ni (1830),...

⇒> V. Huy-go chính là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất đã được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi mà trước đó chỉ dành cho vua, chúa.

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm 

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền được thai nghén gần 30 năm.

- Ngay từ năm 1829, V.Huy-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về những người tù khổ sai. Sau năm 1830, ông đặc biệt chú ý đến các vấn đề về xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, hay sự sa đoạ của con người). V.Huy-gô đã bắt tay vào sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, thoạt đầu nó được gọi là “Những cảnh cùng khổ” và được hoàn thành vào năm 1861.

b. Bố cục

+ Phần 1 (từ đầu → Phăng-tin đã tắt thở): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến cho Phăng-tin đang bị bệnh càng thấy khiếp sợ đến chết. 

+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng đến từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn của người phụ nữ bất hạnh và khôi phục “uy quyền” trước Gia-ve.

c. Nội dung chính

Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là đoạn cuối cùng của phần “Phăng-tin” trong bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. Đoạn trích xoay quanh cuộc gặp gỡ của 2 nhân vật Giăng Van-giăng và Phăng-tin trong bệnh xá, sau khi Giăng Van-giăng quyết định đứng ra tự thú để cứu người bị nhận oan. Cuối văn bản, Phăng-tin đã mất trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và đứa con gái mình. Giăng Van-giăng đã rơi vào tay của Gia-ve.

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Nội dung: Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền đã ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng những năm 1830 - cái xã hội tư sản vô cùng tàn bạo và tình trạng cùng khổ của người dân lao động nơi đây.

- Nghệ thuật: Tác phẩm đã chứng tỏ được tài năng của nhà văn V.Huy-gô qua bút pháp mang khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

1.3 Trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Câu 1: Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?

Tôi hình dung về một con người có uy quyền là một người mà có địa vị xã hội cao, giàu có, lời nói của họ có trọng lượng, khiến người khác phải nghe theo, kính nể.

Câu 2: Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà nhân vật trong đó là một người có uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.

Một nhân vật có uy quyền trong phim hoặc sách: Nhân vật hiệu trưởng Albus Dumbledore ở trong tiểu thuyết “Harry Potter”. 

Ấn tượng: Trong truyện, nhân vật này được xây dựng là một pháp sư vĩ đại và xuất chúng nhất mọi thời, đến cả Chúa tể Hắc Ám cũng phải kính nể và e sợ. Đây còn là một vị hiệu trưởng đáng kính của trường học pháp thuật. Nhân vật hiệu trưởng Albus Dumbledore đã tạo nên uy quyền bằng tài năng xuất chúng.

2. Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền: Trong khi đọc 

2.1 Câu 1 Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

Trong câu chuyện, Phăng-tin được giới thiệu là một nữ công nhân bất hạnh (nghèo khổ đến mức phải bán tóc, bán răng để nuôi con). 

Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin: chị được miêu tả là đang ốm yếu, khao khát được gặp con trước khi mất. Dù không biết chuyện gì đang xảy ra nhưng lại đinh ninh là Gia-ve lại muốn bắt chị. Bộ mặt gớm ghiếc của hắn khiến Phăng-tin không chịu nổi và cảm thấy như tắt thở. Bởi vậy chị lấy tay che mặt và kêu lên, giọng kinh hoàng. Có thể thấy Phăng-tin đang cảm thấy hoảng sợ.

2.2 Câu 2 Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

Người kể chuyện lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi” bởi vì:

- Để tránh sự nhầm lẫn tên Giăng Van-giăng với tên trước kia của ông là Ma-đơ-len.

- Trước kia, Giăng Van-giăng lấy tên Ma-đơ-len với thân phận là thị trưởng của thị trấn Mông-tơ-rơi, còn từ giờ ông là Giăng Van-giăng, kẻ đang bị pháp luật truy nã.

2.3 Câu 3 Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến” bởi vì chị nhìn thấy ông thị trưởng Ma-đơ-len hay chính là Giăng Van-giăng, người mà mình đã đặt hết niềm tin và hi vọng vào đang cúi đầu trước tên chó săn Gia-ve.

2.4 Câu 4 Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình?

Khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình, Phăng-tin có phản ứng mạnh: trước hết đó là sự kích động và sau đó là lo lắng, bất an khi mà chưa tìm được đứa con đáng thương của mình.

2.5 Câu 5 Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

Gia-ve cảm thấy run sợ trước sức mạnh của Giăng Van-giăng bởi vì trước đó, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve chính là kẻ “giết chết người đàn bà này rồi”, bởi vậy mà khi thấy Giăng Van-giăng tiến lại gần, Gia-ve đã run sợ.

3. Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 45 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Có thể chia văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền thành 2 phần như sau:

+ Phần 1 (từ đầu → Phăng-tin đã tắt thở): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến cho Phăng-tin đang bị bệnh càng thấy khiếp sợ đến chết. 

+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng đến từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn của người phụ nữ bất hạnh và khôi phục “uy quyền” trước Gia-ve.

⇒ Cả hai phần đều nằm trong chỉnh thể của đoạn trích, nó có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ở phần một quyền uy của Giăng Van-giăng còn chưa rõ ràng, mờ nhạt thì qua phần hai chính là cách mà ông thể hiện uy quyền của bản thân mình trước tên Gia-ve.

Sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học giúp các em chinh phục điểm thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực!!!

3.2 Câu 2 trang 45 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Thái độ và cách ứng xử của Giăng-van-giăng đối với Phăng-tin: Nhẹ nhàng, mềm mỏng và cảm thông trước hoàn cảnh của người phụ nữ bất hạnh.

Giăng Van-giăng có thể đã “thì thầm bên tai Phăng-tin”: Chị hãy yên nghỉ, tôi sẽ tìm được đứa con gái tội nghiệp về cho chị.

3.3 Câu 3 trang 45 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

a. Trong đoạn trích này, tác giả V. Huy-gô đã có dụng ý miêu tả nhân vật Gia-ve như một con thú qua các góc độ: bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn. 

- Nghề nghiệp:Gia-ve là một viên cảnh sát - đại diện cho phía công lý.

- Ngoại hình của Gia-ve:

  • Khuôn mặt: “bộ mặt gớm ghiếc”, nó đáng sợ đến mức khiến Phăng-tin chỉ mới nhác trông thấy đã cảm thấy như “chết lịm đi”...

  • Giọng nói: lạnh lùng và cộc lốc 

  • Ánh mắt giống như “cái móc sắt”, “từng quen kéo giật về phía hắn bao nhiêu kẻ khốn khổ”.

  • Nụ cười “ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

⇒ Ngoại hình của Gia-ve giống như một con thú đang đói khát lâu ngày và đang chờ để nhảy vào con mồi của mình.

- Thái độ: Lạnh lùng và tàn nhẫn trước nỗi khổ của Phăng-tin. Hắn không cảm thấy xót thương cho cái chết của người đàn bà tội nghiệp này.

⇒ Gia-ve mang trong mình nội tâm của một con quỷ tàn nhẫn.

b. Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật Gia-ve: Căm ghét, coi thường.

3.4 Câu 4 trang 45 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Trước khi Phăng-tin chết: có thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường, ngôn ngữ nói chuyện một cách tinh tế nhằm che giấu sự thật về Cô-dét, về mình để cho Phăng-tin có cơ hội sống.

Sau cái chết của Phăng-tin: thay đổi rõ rệt, khôi phục lại uy quyền với ngôn ngữ lạnh lùng và dứt khoát, kết tội Gia-ve “Anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó”, sẵn sàng đứng lên chiến đấu để có thể từ biệt Phăng-tin bằng phong thái mạnh mẽ và lạnh lùng khiến cho Gia-ve run sợ.

⇒ Giăng Van-giăng từ sự mềm mỏng và có phần nhún nhường đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Nói một cách khác, anh đang “lấy lại uy quyền”.

3.5 Câu 5 trang 45 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Quyền năng của người kể chuyện ở ngôi thứ ba chưa được thể hiện hết trong đoạn trích này

Người kể chuyện đã đưa đến cho người đọc cái nhìn có mang thái độ của mình: bênh vực Giăng Van-giăng, Phăng-tin và lên án Gia-ve.

Tuy nhiên, quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích này chưa được thể hiện hết bởi vì đã không thể biết Giăng Van-giăng đã thì thầm điều gì vào thi thể của Phăng-tin.

3.6 Câu 6 trang 45 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật thật sự có uy quyền là Giăng Van-giăng.

Lý do khẳng định như vậy: là bởi vì xuyên suốt đoạn trích, tuy nhân vật Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng từng lời nói, cử chỉ và hành động của anh đều toát lên sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khiến Gia-ve phải sợ hãi.

3.7 Câu 7 trang 45 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Điều làm nên sự uy quyền của một con người:

- Trước hết phải nói đến phẩm chất, tâm hồn lương thiện, và đức tính giàu tình thương người.

- Nguyên nhân: Uy quyền của nhân vật Giăng Van-giăng không thể hiện ở vị thế xã hội (bởi ông đang là một tội phạm) mà lại được thể hiện qua lời nói, hành động và cử chỉ có thể khiến cho một người có vị thế xã hội (một viên cảnh sát - đại diện cho công lý) như Gia-ve lại cảm thấy sợ hãi.

4. Kết nối đọc viết trang 45 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Hiện nay, những tác phẩm được kể bằng người kể chuyện toàn tri khá nhiều. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được người kể chuyện toàn tri là một cách gọi khác của người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện giấu mình nhưng lại có mặt khắp mọi nơi trong văn bản. Người kể ở ngôi này dường như biết hết mọi hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật. Khi đó, độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về nhân vật cũng như cốt truyện được kể. Qua đây, người đọc có thể cảm nhận được tư tưởng, tâm tư, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm một cách dễ dàng và sâu sắc hơn. Rõ ràng, ngôi kể chuyện nào cũng đều có ưu nhược điểm riêng. Nhưng theo quan điểm của bản thân, tôi cảm thấy khá hứng thú với việc đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Bởi tôi có thể cảm nhận mình xâm nhập được vào nội tâm của từng nhân vật trong tác phẩm, từ đó có thể hiểu rõ hơn được những điều mà tác giả gửi gắm.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Bài học về tình yêu thương, sự hy sinh và lòng vị tha của nhân vật Giăng Van-giăng là một bài học vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990