img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ông già và biển cả

Tác giả Minh Châu 15:08 30/11/2023 10,067 Tag Lớp 12

Tác phẩm Ông già và biển cả là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Hemingway - một tác giả người Mỹ. Bài viết dưới đây VUIHOC sẽ hướng dẫn các em cách soạn bài Ông già và biển cả để các em có thể nắm được nghệ thuật và nội dung của tác phẩm này.

Soạn bài Ông già và biển cả
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Soạn bài Ông già và biển cả phần tác giả 

1.1 Cuộc đời 

- Hemingway (sinh năm 1899 – mất năm 1961), ông được sinh ra trong một gia đình trí thức ở một vùng ngoại ô của Chicago.

- Sau khi tốt nghiệp trung học thì ông làm nghề phóng viên.

- Vào năm 19 tuổi, ông đã gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong giai đoạn Thế chiến I, trên chiến trường Italia ông đã bị thương và được chuyển đến Hoa Kỳ.

- Sau khi chiến tranh kết thúc, ông quay trở về với công việc tại tòa báo nhưng không thể hòa nhập được với xã hội đương thời vậy nên ông tìm kiếm bình yên trong men rượu.

- Sau đó ông đi sang Pháp, làm báo kiêm luôn sáng tác văn chương.

1.2 Sự nghiệp 

- Vào năm 1923, cuốn sách đầu tiên do ông viết - Ba câu chuyện và mười bài thơ - đã được xuất bản. Tính đến cuối cuộc đời, tổng số truyện ngắn mà ông đã sáng tác là khoảng 100 truyện. Nhiều tác phẩm của ông được xem là khuôn mẫu cho thể loại này. Ta có thể liệt kê tên của một vài trong số đó như: Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Phran-xít Ma-côm-hơ, Rặng đồi tựa đàn voi trắng, Tuyết trên đỉnh Ki-li-man-gia-rô, Người bất khả hại, Một nơi sạch sẽ và sáng sủa, Những kẻ giết người...

- Năm 1926, đến khi tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc được ra đời, Hemingway mới thực sự nổi tiếng trong giới văn chương.

- Ba năm sau đó, Giã từ vũ khí được xuất bản. Cuốn sách nói về mối tình thơ mộng nhưng lại cực kỳ bi đát của chàng trung úy Hen-ry cùng cô y tá Ca-tơ-rin.

- Năm 1937, Có và không được ra đời, đánh dấu sự quan tâm của tác giả về vấn đề bức thiết của thời điểm bấy giờ: cuộc đại khủng hoảng tại Hoa Kỳ.

- Vào những năm 1930, Hemingway thường tới Tây Ban Nha. Năm 1939, sau nhiều năm theo dõi và đến tham dự vào cuộc chiến bảo vệ nền Cộng hòa của người Tây Ban Nha, Hemingway đã viết nên tác phẩm Chuông nguyện hồn ai.

- Nhưng Qua sông vào rừng (sáng tác năm 1950) lại là một trong những thất bại nữa của Hemingway. Lúc đó, nhiều nhà phê bình coi như ông đã hết thời. Tuy nhiên ông không nản lòng, vào năm 1952, ông sáng tác Ông già và biển cả. Năm 1953 ông được nhận giải Pu-lít-dơ, giải thưởng văn chương cao quý nhất ở đất nước Hoa Kỳ, và năm 1954 thì ông được nhận giải Nô-ben về văn chương.

- Ngoài sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết, Hemingway còn sáng tác tập thơ gồm 88 bài và các tác phẩm như hồi kí, ghi chép... thuộc thể loại không có yếu tố hư cấu: Những thác nước mùa xuân (năm 1926), Chết trong chiều tà (năm 1932), Những ngọn đồi xanh châu Phi (năm 1935), Lễ hội không ngừng (năm 1964) và Mùa hè nguy hiểm (năm 1985).

>> Mời bạn tham khảo: Soạn Ngữ văn 12

1.3 Quan niệm sáng tác 

- Nguyên lý “tảng băng trôi” chính là điểm đặc trưng và sáng nhất trong quan niệm sáng tác nghệ thuật của Hemingway.

- Giống như những tảng băng trôi nổi trên đại dương, bảy phần của chúng chìm xuống dưới nước và chỉ có một phần là nổi lên trên. Văn chương của Hemingway cũng như vậy, ở phần nổi lên thì tác giả thể hiện cho người đọc thấy được qua nội dung hoặc qua câu từ trong tác phẩm. Còn đằng sau trong bảy phần còn lại chính là những cảm xúc, những thông điệp mà tác giả muốn người đọc tự tìm tòi, khám phá.

- Nguyên lý “tảng băng trôi” sẽ giúp tạo nên một mạch ngầm ở trong văn bản, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa những cái tác giả muốn truyền tải với những cái mà tác phẩm thể hiện ra ngoài. Vì vậy để hiểu được hết ý nghĩa trong câu chuyện, đòi hỏi người đọc cần có một sự đồng sáng tạo tích cực.

2. Soạn bài Ông già và biển cả phần tác phẩm 

1.1 Xuất xứ 

- Hemingway sáng tác truyện “Ông già và biển cả” vào năm 1952, sau khoảng 10 năm tác giả sinh sống ở Cuba. Bối cảnh chính của câu chuyện là ở một làng chài yên tĩnh gần với cảng La Habana. Người thủy thủ xuất hiện trên con tàu của anh ấy được coi là nguyên mẫu của Xantiago. Câu chuyện đã từng được xuất hiện trên tạp chí Life trước khi xuất bản ra sách.

Đoạn trích trong SGK ngữ văn lớp 12 là đoạn nằm ở cuối truyện, kể về việc ông lão Xantiago đã đuổi theo và bắt được một con cá kiếm.

1.2 Bố cục 

Đoạn trích được chia thành 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”: Kể về cuộc chiến đấu giữa ông lão Xan-ti-a-gô với con cá kiếm.

  • Phần 2. Còn lại: Hành trình của ông lão Xan-ti-a-gô khi đưa con cá kiếm trở về.

1.3 Tóm tắt

Xan-ti-a-gô là một ngư dân Cuba già, sống đơn độc và cực kỳ nghèo khó trong một túp lều nằm ở ven biển của ngoại ô La Habana. Điều xui xẻo sẽ ập tới với Xan-ti-a-gô nếu ông ta không thể câu được con cá nào trong vòng 84 ngày. Những người xung quanh đó không tài nào tin vào cơ hội của Xan-ti-a-gô và cậu bé trai của Ma-nô-lin cũng bị cấm, không được dính dáng tới Xan-ti-a-gô. Vì vậy, Xan-ti-a-gô đã quyết định tự thân đi xa, tiến tới khu vực nguy hiểm nhưng có rất nhiều loài cá to. Một con cá kiếm khổng lồ đã bị mắc câu và ông lão bắt đầu một cuộc đi săn kéo dài tới ba ngày. Đó là con cá kiếm đẹp nhất và to nhất mà Xan-ti-a-gô từng thấy trong đời. Xan-ti-a-gô đã cố gắng hết sức để có thể bắt và giữ cá trong nhiều ngày. Cuối cùng, ông ta đã có thể đâm vào tim con cá và bắt được nó về. Xan-ti-a-gô vô cùng hào hứng tự hỏi những điều xảy ra khi thấy con cá này được mang trở về. Tuy nhiên, mùi của con cá kiếm đã làm thu hút cả một đàn cá mập đến kiếm mồi. Khi Xan-ti-a-gô đuổi đàn cá mập đó đi, thì cũng chỉ còn lại một bộ xương trắng khổng lồ nằm phía sau đuôi con cá kiếm. Trở lại với túp lều rách nát của chính mình, Xan-ti-a-gô hoàn toàn bị kiệt sức và ngủ thiếp đi. 

Combo 12 cuốn sổ tay tổng hợp kiến thức các môn thi tốt nghiệp đang có ưu đãi lớn chưa từng có từ vuihoc. Nhanh tay đăng ký bạn nhé! 

3. Hướng dẫn Soạn bài Ông già và biển cả 

3.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 135 

Hình ảnh về những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc chiến đấu giữa ông lão với con cá (thời điểm, phong độ hay tư thế...)?

Gợi ý:

- Thời điểm: đó là ngày thứ ba kể từ khi ông bắt đầu đi câu.

- Tư thế: Con cá bắt đầu lượn vòng, tìm mọi cách để thoát hiểm. Còn ông lão sử dụng hết sức lực để chống trả.

- Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn để gợi lên cuộc giằng co vô cùng quyết liệt giữa đôi bên, tạo nên một tình thế cả hai bên cần phải nỗ lực hết mình, cuộc chiến này thực sự không cân sức.

3.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 135 

Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên được sự tiếp nhận từ xa tới gần, từ bộ phận tới toàn thể?

Gợi ý:

- Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm đã tập trung vào những giác quan:

  • Thị giác: ban đầu thì lão chỉ có thể phán đoán hình dạng con cá, phán đoán được đường bơi của nó thông qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây.

  • Xúc giác: không được trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng thông qua những vật trung gian, ông lão Xan- ti-a-gô vẫn có thể hình dung được từng cử động của nó.

- Những chi tiết đó đã gợi lên sự tiếp nhận từ xa tới gần, từ bộ phận tới toàn thể: Những cảm nhận, hình dung và quan sát từ xa khi mà con cá còn đang cố gắng vùng vẫy để chạy thoát khỏi lưới rồi đến gần hơn khi nó đã gần kiệt sức và bị kéo sát về phía mạn thuyền.

3.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 135 

Hãy tìm hiểu thêm một lớp nghĩa mới: Phải chăng ông lão đang cảm nhận đối tượng chỉ bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhắm tới mục đích tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm ra những chi tiết làm chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó đưa ra nhận xét về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm.

Gợi ý:

- Lớp nghĩa mới: Mối liên hệ giữa ông lão và cá kiếm:

+ Người đi săn cùng với con mồi của mình

+ Hai kỳ phùng địch thủ

+ Hai người bạn

+ Con người và sinh vật xung quanh môi trường

+ Con người với cái đẹp, cái mong ước.

- Ngoài mối quan hệ con mồi với người đi săn (con cá và ngư phủ), ngoài những cảm nhận bằng giác quan bình thường, ông lão Xan-ti-a-gô còn có một mối quan hệ vô cùng bình đẳng, thân mật, lại cao thượng và có những cảm nhận sâu sắc hơn về con cá kiếm.

• Ông lão đã trò chuyện với con cá như hai người bạn, thậm chí là người anh em: “cá ơi”, “cá này, dẫu sao thì mày… cũng chết nữa à?”.

• Thái độ tôn trọng con cá: “mày có quyền làm thế”, “ta không quan tâm chuyện ai giết ai”.

→ Mối liên hệ giữa con cá kiếm và ông lão: con người với tự nhiên, con người với cái đẹp, con người với ước mơ và khát vọng.

>>> Đăng ký khóa học PAS THPT để nhận ưu đãi giảm giá và học thử hoàn toàn miễn phí bạn nhé! <<<

3.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 135 

Hãy so sánh hình ảnh của con cá kiếm trước và sau bị ông lão bắt được. Điều này gợi đến cho anh (chị) suy nghĩ như thế nào? Tại sao có thể coi con cá kiếm như là một biểu tượng?

Gợi ý:

- Hình ảnh của con cá kiếm trước khi bị Xan-ti-a-gô bắt: rất hùng dũng, kỳ vĩ, kiêu sa và đẹp đẽ, huy hoàng (thông qua những câu miêu tả  "thân hình đồ sộ", "tầm vóc khổng lồ","những sọc tía trên mình", "cánh vi trên lưng xếp lại", "bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng…") ­→ ước mơ khi chưa thể với tới.

- Hình ảnh của con cá kiếm sau khi đã bị Xan-ti-a-gô bắt được: vô cùng thảm hại, trần trụi, xuất hiện ngay trước mắt (thông qua những câu "nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc", "thẳng đơ và bồng bềnh", "con mắt trông dửng dưng…") → ước mơ đã đạt được thì không còn lung linh, xa vời.

* Con cá kiếm được coi là biểu tượng bởi:

- Nó thể hiện được khát vọng và lý tưởng của con người.

- Hành trình khó khăn khi chinh phục ước mơ của con người.

- Hình ảnh của con cá kiếm chi chết: khi kết thúc cuộc chinh phục khát vọng của con người ⇒ một hành trình mới lạ có thể được bắt đầu.

 

4. Soạn bài Ông già và biển cả phần luyện tập 

4.1 Bài 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 135 

Ngoài việc diễn tả bằng lời của người kể chuyện, còn có những ngôn từ nào trực tiếp nói lên được hành động cũng như thái độ của ông lão trước khi bắt được con cá kiếm hay không? Tác dụng của những loại ngôn ngữ ấy?

Gợi ý:

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm thể hiện ở cuộc đối thoại của ông lão với con cá kiếm.

- Tác dụng:

  • Giúp bộc lộ được những suy nghĩ của ông lão vô cùng chân thực.

  • Cho thấy được hình ảnh con cá kiếm hiện lên y hệt như một con người.

  • Thể hiện được vẻ đẹp của con người trong cuộc hành trình chinh phục những ước mơ.

4.2 Bài 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 135 

Nhan đề tác phẩm (nguyên văn trong tiếng Anh là The old man and the sea) trong các bản dịch của Việt Nam đều được hiển thị là: Ông già và biển cả. Nếu dịch đúng với nguyên văn thì chỉ là Ông già và biển. Vậy anh chị thích cách dịch như thế nào và vì sao?

Gợi ý: Theo em, em thích cách dịch “Ông già và biển cả” hơn. Nhan đề này có thể tạo ra sự đối xứng trong tiêu đề “ông già” - “biển cả”. Biển và biển cả theo từ điển tiếng Việt thì đều là những danh từ chỉ một nơi chứa nước rộng lớn. Tuy nhiên từ biển đơn thuần có nghĩa là phần nước mặn chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất, vô cùng rộng lớn còn từ biển cả có thể gợi ra cảm giác thênh thang rộng lớn. Vì thế mà khi dịch là ông già và biển cả thì ta dễ dàng hình dung ra được sự rộng lớn ấy đối lập với sự nhỏ bé của con người, thấy được quyết tâm, nghị lực và sức mạnh của con người.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Với việc soạn bài Ông già và biển cả, các em có thể thấy được phần nào hiểu được nghệ thuật và nội dung tác giả muốn truyền đạt. Tác phẩm văn học nước ngoài được giảng dạy ở chương trình Ngữ Văn cấp THPT này đã nói lên một triết lý nhân sinh là trong cuộc chiến, con người có thể chấp nhận hy sinh nhưng không thể chấp nhận lùi bước.

Các em hãy tham khảo bài soạn và chia sẻ những nội dung thú vị cho mọi người xung quanh nhé! Ngoài ra, để học thêm những kiến thức hay về ngữ văn cũng như các môn học khác, hãy nhanh tay truy cập website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời các bạn tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990