Soạn bài thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ đối sách cánh diều 11 tập 1
Bài viết dưới đây sẽ phân tích các cách sử dụng biện pháp tu từ đối - một biện pháp xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học nước ta. Soạn bài thực hành tiếng Việt - biện pháp tu từ đối sách cánh diều 11 tập 1
Soạn bài thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ đối sách cánh diều
1. Câu 1 trang 51 SGK Ngữ Văn 11/1 Cánh diều
- Đoạn thơ a:
+ Cặp tu từ đối: “Bên lở” - “Bên bồi”, “Đục” - “Trong”: Hai cặp tu từ đối có tác dụng thể hiện sự tương phản giữa hai khúc sông, bên lở thì nước đục còn bên đất bồi thì dòng nước lại rất trong
- Đoạn thơ b:
Cặp tu từ đối: “Lom khom” - “Lác đác”, “Dưới nước” - “Bên sông”: Phép đối này không phải là về tương phản cùng tính chất. “Lom khom” là chỉ dáng đi lại của con người (thường là dáng đi của người già) với “lác đác” là nói về số lượng ít ỏi của con người. Còn “dưới nước” với “bên sông” là chỉ vị trí địa lý mà con người thường sinh sống xuất hiện. Tất cả những phép tu từ đối này đều có tác dụng nhấn mạnh sự đói nghèo, lam lũ vất vả của người dân sống khu vực đèo ngang. Nó còn là sự thưa thớt vắng vẻ nơi đây, khi thỉnh thoảng mới có sự xuất hiện của con người.
- Đoạn thơ c:
+ Cặp tu từ đối: “Sóng biếc” - “Lá vàng”: Bức tranh mùa thu tràn ngập sắc màu được tác giả Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài thơ Thu vịnh. Mùa thu này có có màu xanh biếc của mặt hồ lăn tăn sóng nước kèm theo sắc vàng của lá cây trên khắp mọi cánh rừng.
>> Xem thêm: Ngữ Văn 11 tập 1 Cánh diều
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
2. Câu 2 trang 51 SGK Ngữ Văn 11/1 Cánh diều
Trong đoạn thơ đầu tác phẩm Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du đã sử dụng phép đối để miêu tả vẻ đẹp hơn người của đôi chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.
-
Phép đối để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Đây là câu để miêu tả vẻ đẹp phúc hậu, dễ gây được thiện cảm cho người đối diện như gương mặt tròn, mắt phượng lấp lánh, nụ cười tươi rói cùng với mái tóc đen mượt và làn da trắng như tuyết.
-
Phép đối để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:
“ Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Với Thúy Kiều, đại thi hào Nguyễn Du cũng dùng cảnh vật thiên nhiên để miêu tả những hình ảnh lựa chọn và từ ngữ thể hiện có phần sắc sảo hơn. Đó là vẻ đẹp với đôi mắt long lanh tựa hồ thu, cùng với đường nét sắc sảo, đôi lông mày như dáng núi. Vẻ đẹp đó đến thiên nhiên cũng phải ghen tị.
=> Phép đối được sử dụng linh hoạt trong đoạn thơ này đã khiến người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng ra sắc đẹp của hai chị em chỉ qua những con chữ. Vẻ đẹp của Thúy Vân nhẹ nhàng dịu dàng bao nhiêu thì Thúy Kiều lại có sắc đẹp tinh tế, sắc sảo trên từng đường nét. Chân dung hai nhân vật được hiện ra linh động, như một bức ảnh màu.
3. Câu 3 trang 51 SGK Ngữ Văn 11/1 Cánh diều
- Đoạn văn a
-
Biện pháp đối được sử dụng: “Tinh thần yêu nước” so sánh với “một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
-
Tác dụng chính của phép đối so sánh này là để thể hiện tình yêu nước nồng nàn nhiệt huyết của nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách để đánh đuổi mọi giặc ngoại xâm.
- Đoạn văn b
-
Biện pháp đối được sử dụng: “từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, … “.
-
Một loạt biện pháp đối giúp thể hiện vẻ đẹp thanh lịch, cách sống sang trọng thanh cao nhưng vẫn đầy sự khiêm tốn của người dân Hà Nội xưa.
- Đoạn văn c
-
Biện pháp đối được sử dụng: “Sông kết vào với biển” - “sông tan vào trong biển”
-
Ở đây như lời khẳng định của tác giả về định nghĩa hòa nhập. Giống như dòng sông khi chảy ra biển, dù biển có lớn hơn rộng hơn thì dòng sông cũng chỉ hội nhập giao lưu chứ không thể hòa tan hai dòng nước với nhau. Con người cũng vậy, dù ở đâu dù thời đại nào cũng luôn nhớ đến gốc gác của mình để không bị biến chất thay đổi tính người.
4. Câu 4 trang 51 SGK Ngữ Văn 11/1 Cánh diều
- Đoạn văn 1
Một trong những nét đẹp đặc trưng của ngày tết Việt Nam chính là những câu đối Tết được treo ngoài cửa hoặc trong nhà của mỗi người dân ta. Có rất nhiều câu đối khác nhau để cho mọi người lựa chọn nhưng một trong những câu đối xuất hiện nhiều nhất chính là “Cung chúc tân xuân – Vạn sự như ý”. Câu đầu tiên là cách nói khác của câu Chúc mừng năm mới mà chúng ta thường nói với nhau mỗi dịp gặp nhau đầu năm. Còn câu sau chính là lời chúc mỗi người mong muốn chính là mọi việc hanh thông, mọi việc thuận lợi như ý muốn của mình.
- Đoạn văn 2
Trong các ngôi nhà truyền thống Việt Nam xưa, mỗi dịp tết đến xuân về trong mỗi căn nhà sẽ xuất hiện những câu đối trên tờ giấy đỏ. Đó là sự mong cầu may mắn, là sự ấm áp cho mỗi một năm mới. Một trong những câu đối quen thuộc nhất chính là câu “Xuân an khang thịnh vượng/ Niên phúc thọ miên trường”. Hai câu đối trên đã thể hiện gần hết những mong muốn của mỗi con người chính là sự bình an trong cuộc sống, sức khỏe dồi dào, sự nghiệp thăng tiến, kinh tế phát triển.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua Soạn bài thực hành tiếng Việt biện pháp tu từ đối sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ đối trong văn học. Hy vọng quá đó có thể giúp các em hiểu thêm về biện pháp nghệ thuật này và có thể phát hiện cũng như sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp nghệ thuật đó. Vuihoc sẽ cập nhập liên tục các bài soạn văn trên trang web vuihoc.vn, các em hãy cùng theo dõi nhé.
>> Mời bạn tham khảo thêm: