Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11 Chân trời sáng tạo
Bài Thực hành tiếng Việt trang 70 sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp cho các bạn có thể dễ dàng trong viết văn trong chương trình học. Bài viết này, VUIHOC sẽ giúp các bạn có thể soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 chương trình ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo cùng một số hướng dẫn giải câu hỏi trong sách để tham khảo, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11 Chân trời sáng tạo
1.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
Có một số những trường hợp ngôn ngữ nói đã được ghi lại bằng chữ viết. Hãy lấy ví dụ và chỉ ra được những dấu hiệu để nhận biết ngôn ngữ nói chung ở trong các trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
Trích từ tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài:
“Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn[22] có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi! Đào tổ nông thì cho chết! “
→ Ngôn ngữ văn nói được lưu bằng dưới hình thức chữ viết (đối thoại của các nhân vật ở trong trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn và tọa đàm, ghi lại những cuộc nói chuyện trong tác phẩm...) văn bản được viết nhằm thể hiện lên được ngôn ngữ nói ở trong những biểu hiện khá sinh động, cụ thể, khai thác nên được những ưu thế của nó.
1.2 Câu 2 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
Lời thoại của các nhân vật ở trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào ở trong ngôn ngữ nói?
a. – Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.
- Cám ơn nhé, Nhật Giang!
Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:
- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?
Tôi cười, không đáp.
- À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?
- Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.
(Bảo Ninh, Giang)
b. Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay vò trán lia lịa.
- Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!
Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:
- Tía ơi, đốt nó đi, tía!
Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:
- Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
Lời giải chi tiết:
Lời thoại của các nhân vật có trong các đoạn trích trên có chứa những đặc điểm đặc trưng của ngôn ngữ nói. Cụ thể như:
- Cả hai đoạn trích ở trên đều là những lời nói thường gặp ở trong quá trình giao tiếp hằng ngày của mỗi người, ở đó người nói và người nghe sẽ được tiếp xúc một cách trực tiếp với nhau và họ cũng có thể luân phiên với nhau trong ở hai vai trò nghe và nói.
- Vô cùng đa dạng ở trong ngữ điệu. Từ các câu văn ở trên mà có thể biết được người nói họ đang mang trong mình cảm xúc gì, nội dung đang đề đó nó quan trọng như thế nào → góp phần bổ sung và bộc lộ được chính xác thông tin hơn.
- Sử dụng bổ sung thêm những từ ngữ đa dạng, tự do về mặt ngôn luận, có nhiều những lớp từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ, có cả các từ ngữ địa phương…
a. - Sử dụng khẩu ngữ, được sử dụng thường xuyên ở trong giao tiếp mỗi ngày.
- Sử dụng một số thán từ.
- Kết hợp thêm với các phương tiện phi ngôn ngữ ví dụ như: nụ cười, cử chỉ.
- Sử dụng khá đa dạng về thành phần ngữ điệu.
b. - Sử dụng một số những từ ngữ địa phương đặc trưng.
- Sử dụng khá đa dạng về thành phần ngữ điệu.
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
1.3 Câu 3 trang 71 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
Đọc đoạn trích ở dưới đây và hãy thực hiện một số những yêu cầu ở bên dưới:
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dật giũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ!”
(Truyện thơ dân tộc Thái, Tiễn dặn người yêu)
a. Lời của nhân vật ở trong đoạn trích trên có mang những đặc điểm trong ngôn ngữ nói không? Vì sao?
b. Từ các ngữ liệu được cung cấp ở trong bài tập 2 và 3, hãy đưa ra nhận xét về những sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật ở trong văn bản truyện và vấn bản truyện thơ.
Lời giải chi tiết:
a. Lời của nhân vật ở trong đoạn trích trên có mang đặc điểm đặc trưng của ngôn ngữ nói. Vì trong đoạn trích có sử dụng thành phần khẩu ngữ.
b. Từ các ngữ liệu được cung cấp ở bài tập 2 và 3, có thể thấy được những sự khác biệt rõ ràng giữa lời nói của nhân vật ở trong văn bản truyện và trong vấn bản truyện thơ. Cụ thể như sau:
- Khi đọc truyện, để có thể nhận ra được ngôn ngữ nhân vật, chúng ta sẽ thường dựa vào một số những dấu hiệu về mặt hình thức như: câu nói có thể0 được đặt thành một dòng riêng và có thể có thêm gạch đầu dòng; câu nói cũng có thể được đặt ở trong ngoặc kép ở sau dấu hai chấm.
- Còn ở trong văn bản truyện thơ thì những lời nói sẽ thường đi cùng với dấu chấm than và thường sử dụng thêm khẩu ngữ khá dễ để phân biệt.
1.4 Câu 4 trang 71 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo
Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở trong mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Phần đọc (thành tiếng) này có mang những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói, vì phần này bao gồm một số những đặc điểm cơ bản sau:
- Đa dạng về mặt ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện một cách trực tiếp về tình cảm, thái độ của người nói ở trong câu từ.
- Có sử dụng thêm một số từ ngữ địa phương, tiếng lóng và khẩu ngữ,.....
- Sử dụng những câu tỉnh lược và các câu có những yếu tố dư thừa và trùng lặp
- Kết hợp thêm với một số các phương tiện phi ngôn ngữ như: trạng thái, nét mặt, hành động, cử chỉ, v.v…
2. Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 70 Sách Văn 11 Chân trời sáng tạo: Từ đọc đến viết
Yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu lên nhận xét về một nhân vật hoặc một chi tiết nổi bật ở trong một tác phẩm truyện thơ bất kỳ đã để lại cho bạn những ấn tượng sâu sắc nhất.
2.1 Đoạn văn 1
Ở trong văn bản “Lời tiễn dặn”, diễn biến tâm trạng của nhân vật chàng trai khi đang trên đường để tiễn người yêu về nhà chồng đã để lại cho hầu hết người đọc một ấn tượng đặc biệt sâu sắc. Khi phải đưa tiễn người mà mình rất yêu về nhà chồng, chàng trai đã vô cùng đau khổ và xót xa. Chàng trai ấy vẫn dành rất nhiều tình cảm nồng nhiệt cho cô gái. Điều này cũng đã được thể hiện qua cách mà chàng trai ấy đã xưng hô với người yêu mình là “người đẹp anh yêu”, khẳng định rằng tình yêu anh dành cho cô gái ấy vẫn vô cùng thắm thiết. Lúc đưa tiễn cô, chàng trai có rất nhiều cử chỉ, hành động giống như muốn níu kéo những phút giây cuối cùng khi được ở bên cạnh người mình yêu, muốn ngồi lại, âu yếm thêm chị, nựng con của chị…Chàng trai đã dặn dò người mình yêu vài đôi câu rồi lại nặng nề quay trở về. Qua những hành động ấy ta có thể thấy được tình yêu cao cả đến nhường nào của chàng trai đối với cô gái, bỏ qua hết tất cả để đến với chị bằng một tấm lòng chân thành, thật đáng để ngợi ca.
2.2 Đoạn văn 2
Ở trong đoạn trích ” Quan Âm Thị Kính” em đã có một số cảm nhận thêm về nhân vật Thị Kính, Thị Kính quả thực là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp cũng cực kỳ chăm chỉ. Tuy vậy, chỉ vì xuất thân ở trong một hoàn cảnh quá đỗi nghèo khổ mà cô đã bị gia đình nhà chồng khinh miệt, kỳ thị. Vô tình bị vướng vào nỗi oan rằng đã giết chết chồng mình. Thị Kính đã năm lần bảy lượt đứng lên để kêu oan cho mình nhưng cũng chỉ nhận lại là những sự xua đuổi. Khi Thị Kính bị Sùng Bà chửi, dùi tóc và đã làm tổn thương tới danh dự của bố mẹ đẻ. Trong câu chuyện trên, ta thấy được rằng Thị Kính hiện lên là đại diện cho một tầng lớp dân thường, nhất là với những người phụ nữ phải chịu đựng quá nhiều tủi cực ở trong xã hội lúc bấy giờ.
2.3 Đoạn văn 3
Thị Mầu là một người con gái có cá tính rất riêng, cô dám vượt qua được những khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để có thể bày tỏ và thể hiện được bản thân mình, Thị Mầu dường như đại diện cho bao nỗi khát vọng của những người phụ nữ xưa. Tuy những hành động không đúng của Mầu ở trong khu vực chùa là những điều không nên làm nhưng bởi vì sự hối thúc, khao khát về tình yêu đẹp mà khiến cô lí trí bị lu mờ. Nhân vật Thị Mầu ở trong chèo cổ là biểu hiện cho một phẩm chất khác của những người phụ nữ Việt Nam đó chính là niềm khát khao được yêu đương. Đây chính là quyền cơ bản của một người phụ nữ nói riêng và của con người nói chung. Khi lớn lên ta cần phải được tự do tìm hiểu, yêu đương cũng như cần nên lấy được người mình yêu. Nhưng đối lập với đặc quyền ấy ở trong xã hội phong kiến là một lớp sơn là đạo đức giả tạo của một chế độ hà khắc để trói buộc lại bao nhiêu người phụ nữ vẫn phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ họ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc cho riêng cuộc đời mình. Cô có ý thức về tự do trong tình yêu bộc lộ ở những lời nhủ mình và khuyên chị em rằng chớ nên nghe họ hàng. Thị Mầu cũng là hiện thân con người của nghệ thuật.
2.4 Đoạn văn 4
Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, nhân vật Lục Vân Tiên được miêu tả là một anh hùng lý tưởng cao đẹp, đồng thời có tấm lòng nhân hậu, quảng đại, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chính nghĩa, không chút do dự, tính toán. Hình ảnh Lục Vân Tiên xây dựng theo mô típ quen thuộc của truyện Nôm trong truyền thống: chàng trai tài giỏi cứu cô gái khỏi tình thế nguy hiểm và từ đó lòng tốt dẫn đến tình yêu. Mô hình cấu trúc này cho thấy mong muốn của tác giả và nhân dân là trong thời buổi loạn lạc, con người trông cậy vào những người tài, đức, dám ra tay cứu người. Lục Vân Tiên là nhân vật lý tưởng của tác phẩm, thể hiện ước mơ làm anh hùng của đời sống đương đại của tác giả. Anh vừa bước sang tuổi 16, tràn đầy nhiệt huyết bước vào cuộc sống, mong muốn tạo dựng tên tuổi cho mình, giúp đời, giúp đỡ mọi người. Cuộc chạm trán với bọn cướp là thử thách đầu tiên nhưng cũng là cơ hội để anh bộc lộ phẩm chất anh hùng của mình. Lòng thương người là đức tính tốt của Lục Vân Tiên. Qua thái độ Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu khẳng định lối sống cao quý của một vị anh hùng xa xưa, đề cao tinh thần hiệp sĩ, hành động hướng tới nhân loại và coi những việc làm đúng đắn trong cuộc sống là trách nhiệm cao cả, thiêng liêng. Hình tượng Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động, cử chỉ và lời nói. Tác giả đưa nhân vật vào những hành động cụ thể để nhân vật bộc lộ tính cách, cảm xúc của mình. Cử chỉ, hành động và ngôn ngữ của Lục Vân Tiên đều rất đẹp, gợi nhớ đến cách ứng xử của một vị anh hùng thời xưa. Chiến công của Lục Vân Tiên mãi mãi là bài ca hùng tráng động viên, động viên mỗi con người vô tư, quảng đại hy sinh mạng sống vì sự nghiệp. Hình ảnh người anh hùng này chính là tấm lòng nhân hậu mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu để lại cho thế hệ mai sau.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 chương trình ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về các môn học khác trong chương trình THPT thì các em có thể truy cập vào vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giảng dạy của VUIHOC ngay bây giờ luôn nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: