Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 sách Văn 10/1 kết nối tri thức
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 86 sách Văn 10/1 kết nối tri thức giúp học sinh nắm được các dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản. Dưới đây, VUIHOC sẽ cung cấp tài liệu Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10/1, vô cùng hữu ích cho các em học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 sách Văn 10/1 kết nối tri thức
1. Câu 1 trang 86 sách Văn 10/1 kết nối tri thức
Nhận xét khái quát về tính liên kết và mạch lạc trong văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: văn bản này có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc và giàu sức thuyết phục. Mở đầu, tác giả đã đưa ra khái niệm “hiền tài”, khẳng định hiền tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc thông qua cách trọng dụng và đối đãi của những đấng thánh đế minh vương. Cuối cùng, tác giả nêu lên tác dụng to lớn của việc được khắc tên lên trên bia tiến sĩ đối với người đương thời và các thế hệ sau.
- Về tính mạch lạc: Các đoạn văn ở trong đoạn văn đều làm nổi bật lên được luận đề chung của văn bản, được sắp xếp theo một trình tự logic, hợp lý.
- Về tính liên kết: Các câu trong văn bản đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và chúng được liên kết cùng với nhau bằng các phép nối, phép lặp, phép thế,…
>> Xem thêm: Soạn văn 10 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới
2. Câu 2 trang 86 sách Văn 10/1 kết nối tri thức
Đoạn 1:
a) Lý do đoạn (1) được xem là một đoạn văn vì:
- Về hình thức: Đoạn văn được tạo thành bởi 4 câu văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức - Phép lặp. Đoạn văn được viết ở giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết hoa và lùi vào một chữ.
- Về nội dung: Nội dung của đoạn văn trên viết về lòng đồng cảm, yêu thương của con người, thuộc văn bản Yêu và đồng cảm.
b) Các câu ở trong đoạn văn trên có sự mạch lạc với nhau, cùng nói về lòng đồng cảm và yêu thương của con người, trong câu đều có nhắc tới các từ “tấm lòng” hay “lòng đồng cảm”.
- Câu 1: khẳng định về bản chất nghệ thuật của con người
- Câu 2: chỉ ra được những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy
- Câu 3: chỉ ra tinh thần không chịu khuất phục những tác động trên
- Câu 4: khẳng định đó chính là nghệ sĩ
⇒ Mỗi câu văn trong văn bản đều phải dựa vào câu văn trước đó để làm tiền đề để nêu ý nghĩa.
Sự mạch lạc trong phép liên kết:
- Phép lặp: chỉ, đồng cảm
- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy
- Phép nối: Nói cách khác
c) Dấu hiệu cho thấy sự mạch lạc giữa đoạn văn này và đoạn văn kề trước đó của văn bản “Yêu và đồng cảm” là nó có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy được đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ.
d) Những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn: con người/người, tấm lòng, lòng đồng cảm, chỉ có/chỉ vì.
⇒ Việc lặp lại những từ ngữ trên có tác dụng là để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, làm cho đoạn văn có sự mạch lạc và logic về mặt hình thức.
Đăng ký ngay để nhận combo sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học vô cùng hữu ích trong quá trình học tập của bạn!
Đoạn 2:
a) Phép lặp từ trong đoạn văn được sử dụng các câu kề nhau nhưng đoạn văn vẫn bị rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp. Các câu văn chưa thống nhất cùng một chủ đề.
b) Đoạn văn trên chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu văn không nói về cùng một chủ đề.
- Câu 1 nói về việc đất nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 lại giải thích về người hiền tài. Bởi vậy cần có phép nối phù hợp như sau: “Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn”.
- Câu 3 và câu 4 lại không cùng chủ đề với câu 1. Trong khi câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có thì câu 4 lại khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để có thể thống nhất và mạch lạc câu 3 và 4 với nhau, 2 câu này nên giải thích việc mà “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.
Đoạn 3:
a) Dấu hiệu nổi bật: Câu văn thứ 2 được triển khai không đúng với chủ đề chung của đoạn văn.
b) Dấu hiệu của lỗi liên kết:
- Phép nối được sử dụng giữa câu 1 và câu 2 để liên kết chưa phù hợp.
- Giữa câu văn thứ 2 và câu thứ 3 chưa có phép liên kết hình thức.
c) Cách sửa:
- Thay thế phép nối “Mặc dù…nên…” ở giữa câu 1 với câu 2 thành “Vì … nên…”, trở thành câu như sau: “/Vì/ không tìm thấy được ích lợi của đọc sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ /nên/ hầu như mọi người đã vứt bỏ thói quen đọc sách.”
- Có thể sửa câu văn thứ 3 thành:
“Tuy chiếc điện thoại thông minh rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 sách Văn 10/1 kết nối tri thức. Hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn xem thêm: