img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tự đánh giá: Tháng Tư| Văn 12 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 15:09 04/11/2024 1 Tag Lớp 12

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Tự đánh giá: Tháng Tư| Văn 12 tập 2 Cánh diều. Bài soạn này sẽ giúp các em có đáp án chính xác cho các câu hỏi trong sách giáo khoa cũng như hiểu thêm về tác phẩm sẽ học.

Soạn bài Tự đánh giá: Tháng Tư| Văn 12 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Tự đánh giá: Tháng Tư| Văn 12 tập 2 Cánh diều 

1. Câu 1 trang 81 sgk văn 12/2 Cánh diều 

Phương án nào nêu đúng và đầy đủ nhất những biến đổi của thiên nhiên, đất trời khi tháng Tư đến?

Đáp án D: (2) Mặt Trời đã bắt đầu chiếu những tia nắng chói chang, gay gắt - (3) Đất đai trở nên màu mỡ hơn; những khu vườn đã ríu rít chim muông - (5) Những cánh đồng căng tràn nhựa sống.

2. Câu 2 trang 81 sgk văn 12/2 Cánh diều

Trong những biến đổi của thiên nhiên, đất trời, dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi rõ ràng của thời tiết?

Đáp án A: ông Mặt Trời đủ đầy đến gay gắt

3. Câu 3 trang 81 sgk văn 12/2 Cánh diều

Với nhân vật trữ tình, “chuyện tưởng xong rồi” mà hoá ra lại chưa xong khi tháng Tư đến là gì?

Đáp án A. chiều nay ngọn gió bất ngờ cơn mưa bất chợt nắng sau mưa óng ánh đến nghi ngờ

4. Câu 4 trang 82 sgk văn 12/2 Cánh diều

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng hơn ba lần trong bài thơ trên?

Đáp án C: Nhân hoá

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều

5. Câu 5 trang 82 sgk văn 12/2 Cánh diều

Dòng thơ nào cho thấy sự hoà phối của các giác quan trong cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên, đất trời?

Đáp án B: cành cây trĩu những lời trống mái

6. Câu 6 trang 82 sgk văn 12/2 Cánh diều

Thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nhận ra những biến chuyển bất ngờ của thiên nhiên là gì? Điều đó cho biết đặc điểm nào thường thấy trong đời sống tâm hồn của con người?

- Thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nhận ra những biến chuyển bất ngờ của thiên nhiên là sự vui mừng, hân hoan chào đón thời khắc giao mùa. Con người ta có cảm giác tràn đầy năng lượng, tràn đầy nhựa sống. Câu “tôi như cây sau bất chợt cơn mưa” đã gợi cho người đọc cảm giác tươi mát, tâm hồn như được gội rửa và sáng bừng sức sống.

- Qua thái độ và cảm xúc trên ta có thể thấy được đặc điểm thường thấy trong đời sống tâm hồn của con người: Vào lúc cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đặc biểu vào thời khắc giao mùa thì tất cả những biến đổi dù chỉ là nhỏ nhất của thiên nhiên cũng tạo cảm xúc hạnh phúc và yêu đời cho mọi người.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

7. Câu 7 trang 82 sgk văn 12/2 Cánh diều

Em hiểu dòng thơ cuối bài thế nào? Vì sao?

- Dòng thơ cuối bài được nhắc đến chính là “tôi như cây sau bất chợt cơn mưa”.

- Qua dòng thơ cuối bài, người đọc có thể thấy được cảm xúc của nhân vật trữ tình khi cơn mưa tươi mát xuất hiện. Người đời thường có câu “sau cơn mưa trời lại sáng” và sau cơn mưa cảm xúc của tác giả cũng như cây được tưới nước - vừa tràn đầy nhựa sống vừa tươi tốt. Ta có thể dễ dàng cảm nhận được niềm hân hoan và hạnh phúc tràn ngập trong tim tác giả kèm theo tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

8. Câu 8 trang 82 sgk văn 12/2 Cánh diều

Hãy lí giải tác dụng của một hình ảnh hoặc biện pháp tu từ trong bài thơ mà em thấy đặc sắc.

- Biện pháp tu từ nhân hoá được thể hiện qua câu “Ông mặt trời đủ đầy đến gay gắt”

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó:

+ Khi sử dụng biện pháp nhân hoá sẽ giúp hình ảnh thở trở nên độc đáo và mới lạ hơn. 

+ Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhằm đặc tả ánh nắng được chiếu trên tất cả cảnh vật. Ánh nắng mặt trời len qua từng khung cửa, ánh sáng chói loá đến mức khiến cho vạn vật bừng sáng ấm áp.

+ Qua đó người đọc có thể thấy được không khí tươi vui khi tất cả đều được bao trùm bởi ánh sáng tích cực.

9. Câu 9 trang 82 sgk văn 12/2 Cánh diều

Em có nhận xét gì về cấu tứ, hình thức của dòng thơ? Văn bản có những cách kết hợp từ nào khác lạ? Hãy chỉ ra tác dụng của cách kết hợp ấy.

- Cấu tứ, hình thức của dòng thơ:

+ Tác phẩm được viết theo thể thơ tự do.

+ Bài thơ không sử dụng dấu câu ở giữa các câu thơ mà chỉ kết thúc mỗi câu bằng dấu chấm. Điều này khiến câu thơ trở nên liền mạch và ý thơ trở nên rõ ràng hơn.

+ Các chữ cái ở mỗi đầu câu thơ không viết hoa, cấu trúc hay cách gieo vần thơ đều rất tuỳ ý không có trật tự nhất định.

- Cách kết hợp khác lạ của tác giả:

+ Được thể hiện qua các biểu hiện của “Ông mặt trời đủ đầy”, “đất mỡ màu ngủ lịm”, “xanh lên tin tưởng dưới bầu trời”,…

+ Tác dụng của sự kết hợp này đã khiến cho vấn thơ trở nên ấn tượng hơn trong mắt người đọc. Điều đó đã phần nào thu hút thêm người đọc tìm hiểu về tác phẩm này. Và đặc biệt hơn sự khác lạ này còn thể hiện được tâm hồn tươi mới và phong phú của tác giả.

10. Câu 10 trang 82 sgk văn 12/2 Cánh diều

Bài thơ đem đến cho em những chiêm nghiệm nào về cuộc sống?

Qua bài thơ, em có thể cảm nhận được cuộc sống của mỗi người chính là một hành trình khám phá biến đổi để cảm nhận được tất cả điều tuyệt vời xuất hiện trong cuộc sống. Không cần quá xa hoa giàu có, con người chỉ cần đủ về vật chất rồi thư giãn tâm hồn trong khung cảnh thiên nhiên long lanh đầy sắc màu của sự sống.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Tự đánh giá: Tháng Tư Văn 12 tập 2 Cánh diều. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990