img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:52 26/08/2024 195 Tag Lớp 12

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc| Văn 12 tập 1 Cánh diều dưới đây sẽ giúp các em hiểu thêm về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Qua bài soạn này, hy vọng các em sẽ hiểu thêm hoàn cảnh xã hội thời điểm sáng tác cũng như sự kiên cường bất khuất của người nghĩa sĩ trong trận chiến đánh đuổi quân thù.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Chuẩn bị

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc giúp cho việc đọc hiểu tác phẩm 

- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

  • Ông sinh năm 1882 tại  làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định nay chính là thành phố Hồ Chí Minh.

  • Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước.

  • Nguyễn Đình Chiểu là một tác giả có cuộc đời gian truân và bất hạnh. Vào năm 1846 khi ông ra Huế để học thì nghe tin mẹ ông mất. Trên đường bỏ thi về quê chịu tang mẹ, do khóc quá nhiều cùng như mắt bị đau nặng khiến cho ông bị mù.

  • Không khuất phục trước số phận, ông đã học làm thầy thuốc, mở trường dạy học để giúp nhân dân.

- Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

  • Vào năm 1858 khi quân giặc đánh vào Đà Nẵng, rất nhiều cuộc khởi nghĩa của người dân Nam Bộ đã diễn ra. Nhân dân đã anh dũng đứng lên chống lại quân giặc.

  • Đến đêm ngày 16 tháng 12 năm 1861 những người nghĩa sĩ nông dân với những vũ khi thô sơ đã mạnh mẽ tấn công thẳng vào đồn giặc ở Cần Giuộc. Trận chiến này tuy đã thu được thắng lợi khi gây tổn thất cho giặc nhưng cũng khiến cho gần 20 người anh hùng của chúng ta đã hy sinh.

  • Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã được tác giả Nguyễn Đình Chiểu sáng tác trong chính thời điểm này. Tác phẩm được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định để được đọc trong lễ truy điểm các người chiến sĩ hy sinh.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

2. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường

- Trong cuộc sống đời thường, người nông dân hiện lên với hình ảnh thật thà chất phác. Họ sinh ra với cái cuốc cái cày, cả đời sống và gắn bó với con trâu đồng ruộng chứ chưa từng đụng đến giáo gươm. Họ là những người Chưa quen cung ngựa,...chỉ biết ruộng trâu”; “tập khiên, tập súng,...mắt chưa từng ngó”.

- Người nông dân nước ta luôn chăm chỉ cần mẫn lao động kiếm sống chứ chưa từng có kinh nghiệm hay có suy nghĩ sẽ cầm gươm giáo chiến đấu nơi chiến trường.

2.2 Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong chiến đấu ?

- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được miêu tả chi tiết trong cảnh chiến đấu với: “Ngoài cật có một manh áo vải ...trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.”

- Có thể thấy được hình ảnh người nông dân rất giản dị với những trang bị thô sơ trong cuộc chiến. Nhưng với ý chí cùng với tình yêu nước của mình mà họ vẫn hiện lên với khí chất của những người chiến binh.

- Người nông dân nước ta vốn luôn gắn với hình ảnh chân lấm tay bùn với đồng ruộng với con trâu cái cày nay dũng cảm cầm giáo cầm khiên kiên cường chiến đấu đánh đuổi quân thù ra khỏi đất nước.

2.3 Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc. Đó là những cảm xúc nào ?

- Tiếng khóc trong bài văn tế có sự kết hợp và cộng hưởng của nhiều nguồn cảm xúc. Đó là sự thương xót khi mà “đâu biết xác phàm vội bỏ”; “nào đợi gươm hùm treo mộ”...

- Tiếng khóc này còn là nỗi sầu khi “cỏ cây mấy dặm sầu giăng, nhìn chợ Trường Bình,...hai hàng lụy nhỏ”...

- Đó còn là sự cộng hưởng của sự căm hờn với quân giặc “mắc mớ chi ông cha nó”, “vì ai khiến quan quân khó nhọc”, “ở với man di”...

2.4 Chú ý tình cảm, tâm nguyện người còn sống đối với người đã hi sinh.

- Tình cảm của người còn sống đối với những người đã hy sinh là sự đau đớn trước sự mất mát “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ...” nhưng cũng rất tự hào và hãnh diện khi “danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen”.

- Tâm nguyện của người còn sống với người đã hy sinh là sự thành kính đầy thiêng liêng với “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”. Đó là giọt nước mắt đầy chân thành của những người ở lại hay là của chính tác giả.

3. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 117 sgk văn 12/1 Cánh diều

Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 

- Có thể chia tác phẩm thành bố cục 4 phần:

  • Phần 1: từ đầu đến “tiếng vang như mõ” là Lung Khởi. Đoạn đầu đã khái quát được bối cảnh của thời đại và khẳng định được ý nghĩa của sự hy sinh của những người nghĩa binh nông dân.

  • Phần 2: tiếp theo đến “tàu đồng súng nổ” là Thích thực. Đoạn tiếp theo đã miêu tả hình ảnh của những người nông dân nghĩa sĩ. Cuộc đời họ đã trải qua từ người nông dân chân lấm tay bùn đến lúc trở thành người dũng sĩ đánh đuổi quân giặc

  • Phần 3: tiếp theo đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ” là phần Ai vãn. Đây chính là sự xót thương cảm phục của người dân, của tác giả đến với những người nghĩa sĩ anh hùng.

  • Phần 4: đoạn còn lại là phần Kết. Đoạn cuối như một khúc chiêu hồn ca ngợi sự bất tử của linh hồn người người sĩ.

3.2 Câu 2 trang 117 sgk văn 12/1 Cánh diều

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? (Chú ý hình ảnh của họ trong sinh hoạt đời thường, khi kẻ thù xâm phạm đất nước, trong “trận nghĩa đánh Tây”).

- Hình ảnh người nông dân trong những sinh hoạt đời thường là những người “Chưa quen cung ngựa,...chỉ biết ruộng trâu”; “tập khiên, tập súng,...mắt chưa từng ngó”. Họ là những người cả đời làm bạn với cái cuốc cái cày chứ chưa từng có kinh nghiệm chiến đấu nơi chiến trường. Họ luôn chăm chỉ cần mẫn lao động chứ không bao giờ nghĩ đến cảnh nơi chiến trường.

- Khi kẻ thù xâm phạm lãnh thổ đất nước thì những người nông dân hiền lành chân chất đó tự nhận ra nhiệm vụ của mình, dũng cảm đứng lên chiến đấu quyết tâm bảo vệ đất nước “Nào đợi ai đòi, ai bắt,...chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi...”

- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong trận chiến đánh đuổi quân xâm lược hào hùng ảnh dũng. Họ kiên cường trước quân giặc “coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to...liều mình như chẳng có”. Dù chưa từng có kinh nghiệm, chưa từng học võ nhưng vẫn sẵn sàng liều mạng Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh”.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3.3 Câu 3 trang 117 sgk văn 12/1 Cánh diều

Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy không? Vì sao?

- Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc chân thật:

  • Đó là sự xót thương trước những sự hy sinh anh dũng, nuối tiếc khi họ còn quá trẻ còn nhiều hoài bão dang dở, còn nhiều ước nguyện vẫn chưa có cơ hội thực hiện.

  • Sự xót xa khi mất đi người thân trong gia đình, mất đi những người bạn thân thiết.

  • Sự căm phẫn những kẻ đã nghênh ngang xâm lược nước ta, khóc cho nỗi đau của dân tộc.

- Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tuy rất ai oán đau thương nhưng lại không hề bi lụy:

  • Bởi đây là tiếng khóc của sự nhân nghĩa, của sự đồng cảm và thấu hiểu trước những người đồng bào. Nhưng đây cũng là tiếng khóc trước cảnh khổ nhục của dân tộc trước sự xâm chiếm của quân thực dân.

  • Đó còn là tiếng khóc biểu dương và chân trọng chiến công của những người nghĩa sĩ. Tiếng khóc này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, của cả sự nghiệp còn dang dở không thể thực hiện được. 

3.4 Câu 4 trang 117 sgk văn 12/1 Cánh diều

Phân tích một số thành công nghệ thuật của bài văn tế (nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, đối,...).

Một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công trong bài văn tế:

- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ:

  • Sử dụng hàng loạt động từ mạnh như: đạp, xô, đấm, đánh, đâm, chém,...có sức gợi rất lớn và thể hiện rõ được tư thế hiên ngang cũng như tinh thần quả cảm của người nghĩa sĩ.

  • Sử dụng những từ láy như “cun cút” để tái hiện được khó khăn gian khổ trong cuộc sống. Họ vất vả lao động nhưng cái nghèo cái đói vẫn bao lấy họ. Những từ láy
    “bòng bong”, “vấy vá”,...đã giúp tăng tính gợi hình gợi cảm của tác phẩm.

- Những biện pháp tu từ:

  • Biện pháp so sánh trong các câu: “Chưa ắt còn danh nổi như phao...mất tiếng vang như mõ” ; “trông tin quan như trời hạn trông mưa”,... đã cụ thể hóa được hình ảnh văn và tăng tính biểu cảm của tác phẩm.

  • Biện pháp liệt kê: “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,...tập mác, tập cờ.” có tác dụng nhấn mạnh những công việc quen thuộc mà người nghĩa sĩ nông dân vẫn làm từng ngày để kiếm sống. Những hành động này khác hoàn toàn với những việc mà họ phải trải qua nơi chiến trường bởi họ đều là những người nông dân chưa bao giờ động vào gươm giáo.

  • Nghệ thuật đối: “Súng giặc đất rền” đối với “Lòng dân trời tỏ”. Hai hình ảnh này chính là sự đối lập giữa sức mạnh của quân giặc với những vũ khí tối tân với số lượng quân chuyên nghiệp với ý chí chiến đấu kiên cường của nhân dân. Phép đối tiếp theo của “..việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,..” với “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ”. Một lần nữa sự đối lập này càng cho thấy những công việc thường ngày của người nghĩa sĩ khác hoàn toàn với những việc mà họ phải làm để bảo vệ đất nước.

3.5 Câu 5 trang 117 sgk văn 12/1 Cánh diều

Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?

Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại qua những điểm:

- Xuất thân: Người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là những người nông dân nghèo. Họ bị chế độ thực dân đàn áp, bóc lột cùng với chế độ phong kiến suy sụp và sự vô năng của vua quan nên phải đứng lên chiến đấu.

- Vẻ đẹp của những người nông dân:

  • Họ luôn là những người hiền lành, chân chất và chăm chỉ nhất. Họ luôn chịu thương chịu khó lao động, cống hiến thầm lặng cho đất nước. 

  • Những người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng là những người mộc mạc chân chất nhưng khi đất nước gặp nguy hiểm thì họ lại là những người dũng cảm nhất, bất chấp nguy hiểm để lao ra chiến trường.

- Tư tưởng của những người nông dân:

  • Những người nông dân trong thời đại phong kiến gần như đều mang chung một tư tưởng trung quân ái quốc.

  • Người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có những tư tưởng tân tiến hơn khi mà họ biết được vua quan khi đó chỉ còn là bù nhìn, không có sức mạnh và ý chí để bảo vệ nhân dân đất nước. Chính vì vậy họ đã vạch ra rõ ràng tình yêu nước khi nào đã đối lập với lòng trung thành với vua.

3.6 Câu 6 trang 117 sgk văn 12/1 Cánh diều

Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “nhục” và “vinh” trong cuộc sống.

Vinh quang và nhục nhã vốn là hai thuật ngữ có bản chất hoàn toàn trái ngược nhau. Trong những năm quá khứ khi mà nước ta phải chịu sự cai trị của quân giặc, nhân dân ta bị bắt làm nô lệ, bị đánh đập và bị đối xử thậm tệ. Nhân dân ta đã phải hy sinh chính máu, xương và sinh mạng của mình để rửa sạch nỗi nhục đó. Cuối cùng vinh quang đã về với dân tộc, độc lập về với quê hương. Danh thì luôn đi với sự vẻ vang còn nhục thì luôn giữ lại và lưu truyền muôn đời. Chính vì vậy, ta có thể thấy ranh giới giữa vinh và nhục rất rõ ràng nhưng cũng rất mỏng manh. Giữa hai khái niệm này có một mối quan hệ mật thiết, bởi nhiều khi có nhục thì mới có vinh. Nhân dân ta phải chấp nhận nhẫn nhục, vất vả, gian nan thì mới có thể đi thành công bảo vệ đất nước khỏi móng vuốt của kẻ thù.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc| Văn 12 tập 1 Cánh diều. Hy vọng qua bài soạn chi tiết này các em sẽ có thêm những gợi ý và cái nhìn đa chiều về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua đó giúp các em hiểu chi tiết hơn về tác phẩm. Các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất trên website vuihoc.vn để bổ sung thêm nhiều kiến thức văn học với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990