img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật sách kết nối tri thức 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:12 30/11/2023 5,890 Tag Lớp 11

Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật là phần học rất quan trọng trong kỳ thi THPT Quốc gia. Để có thể làm thật tốt dạng bài nghị luận này, VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn hướng dẫn soạn bài Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật trong sách giáo khoa kết nối tri thức 11 tập 2, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật sách kết nối tri thức 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật: Trả lời câu hỏi bài tham khảo 

1.1 Câu 1 trang 115 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức 

Những đặc điểm nào cho thấy rằng bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải là một văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật?  

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm để nhận biết được văn bản là một văn bản nghị luận mà không phải là một văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật nào đó là:

- Các ý có trong văn bản đều được triển khai khá là rõ ràng, mạch lạc theo thiên hướng phân tích.

- Mục đích chinh của văn bản chính là làm rõ chủ đề về bức tranh có tên Mưa thu. Pu - skin của người họa sĩ có tên V.E. Páp - cốp.

- Văn bản đã bàn luận về những nét độc đáo của tác phẩm nghệ thuật.

- Bố cục văn bản vô cùng chặt chẽ tuân theo bố cục của bài văn nghị luận.

→ Đây chính là một văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản với mục đích thông tin về một tác phẩm nghệ thuật.

>> Xem thêm: Soạn văn 11 kết nối tri thức

1.2 Câu 2 trang 115 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Nêu ra tính đặc thù của những bằng chứng khi được sử dụng ở trong bài viết.

Lời giải chi tiết:

Các bằng chứng được sử dụng trong bài viết đều cung cấp những thông tin rất cụ thể và minh chứng được khá rõ ràng về sự liên kết giữa mưa thu và nhà thơ vĩ đại Puskin. Những bằng chứng mà tác giả này trình bày không chỉ làm rõ được nguồn cảm hứng và hoàn cảnh tạo nên một bức tranh, mà còn cung cấp được thông tin khá chi tiết từ năm sáng tác đến bối cảnh cũng như kích thước...

Thông tin này đã không chỉ mở ra được những tri thức mới cho độc giả mà còn rất rõ ràng thể hiện nên được nguồn gốc trữ tình của bức tranh. Những chi tiết nhỏ ở trong bức tranh, mô tả bằng những từ ngữ trữ tình, thơ mộng đã tạo ra một thế giới vừa đẹp đẽ vừa u buồn trong tâm trí của người đọc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng của họa sĩ vẽ bức tranh mà còn giúp khán giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm nghệ thuật.

1.3 Câu 3 trang 115 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Để có thể viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết cần phải đảm bảo được những điều kiện gì?

Lời giải chi tiết:

Để có thể viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết cần phải đảm bảo được những điều kiện sau đây:

- Chủ đề đang bàn luận cần phải rõ ràng và phải hướng đến một mục tiêu chung nhất.

- Bố cục phải rõ ràng bao gồm phần mở, phần thân và phần kết, ở trong phần thân cần phải triển khai được các ý nhằm làm sáng tỏ được luận điểm chung của văn bản nghị luận.

- Yếu tố về mặt biểu cảm sẽ bị hạn chế ở trong văn nghị luận và thay vào đó là tăng cường những yếu tố về miêu tả, nghị luận, tự sự.

- Tổng kết những nghệ thuật đã được tác phẩm đưa ra để bàn luận. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

 

2. Soạn bài Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật: Thực hành viết 

2.1 Bài tham khảo 1

Chiến tranh thì đã qua đi, nhưng những hậu quả của chiến tranh không dừng lại sau khi chiến tranh kết thúc, đặc biệt với những người mất mát người thân, con cái, anh chị em vì ý nghĩa lớn lao của độc lập dân tộc. "Mùi Cỏ Cháy" là một bộ phim đặc biệt nổi bật, nói về cuộc chiến tại Thành cổ Quảng Trị vào năm 1972, nơi nhiều thanh niên dũng cảm đã hy sinh vì sự tự do của Tổ quốc. Bộ phim này như một lời nhắc nhở về cái giá lớn phải trả cho tự do và độc lập quốc gia. Chiến tranh để lại những vết thương không thể phai nhòa, vẫn còn đau lòng đối với những người đã phải chịu đựng mất mát và đau khổ không thể quên.

Bộ phim "Mùi Cỏ Cháy" là một tác phẩm điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội và chiến tranh, ra mắt khán giả vào năm 2012. Bộ phim này được sản xuất bởi Hãng phim truyện Việt Nam. Kịch bản được viết bởi nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, dựa trên nhật ký "Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Người đạo diễn tài năng Nguyễn Hữu Mười đã đảm nhận việc chỉ đạo sản xuất bộ phim. Bối cảnh chính của tác phẩm là sự kiện lịch sử "Mùa Hè Đỏ Lửa 1972" và trận chiến diễn ra tại Thành cổ Quảng Trị. Bộ phim tập trung vào việc tái hiện và thể hiện những khía cạnh xã hội, tâm lý con người, cũng như những diễn biến trong cuộc chiến, mang đến cho người xem cái nhìn sâu sắc về những mất mát và nỗi đau trong thời kỳ chiến tranh, đồng thời cũng khơi gợi cảm xúc và suy tư về hậu quả của cuộc chiến đối với xã hội và con người.

Giá trị của bộ phim không chỉ nằm ở sự tỉ mỉ trong kịch bản và góc quay mà còn bởi nội dung ý nghĩa, sâu sắc về tinh thần hy sinh của thế hệ trẻ cho Tổ quốc. Bộ phim tập trung vào câu chuyện của bốn sinh viên Hà Thành: Hoàng, Thành, Thăng và Long, ở tuổi đôi mươi, khi họ bước vào môi trường đại học. Sống trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và đối mặt với lệnh tổng động viên của Chính phủ, bốn thanh niên này tự nguyện nhập ngũ, tham gia chiến tranh và trở thành những chiến sĩ dũng cảm. Tinh thần quả cảm, không ngừng cháy bỏng của họ đã vượt qua những khát vọng riêng tư, niềm vui của tuổi trẻ, họ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc. Bức tranh của bộ phim không chỉ phản ánh quãng đời thanh xuân của những người trẻ và cuộc sống trên chiến trường, mà còn là hình ảnh về sự hy sinh, lòng dũng cảm và tình yêu quê hương. Câu chuyện của họ là một phần nhỏ nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc chiến tranh lịch sử, là minh chứng cho tinh thần yêu nước và sự hy sinh không tiếc của thế hệ trẻ Việt Nam trong hành trình vì tự do và độc lập của đất nước. Ở trong phim có một câu nói đã khiến cho em bị ấn tượng một thời gian lâu sau khi thường thức, đó là khi Thủ trưởng Phong đã hỏi bốn chàng thanh niên trẻ ấy rằng có cảm thấy hối tiếc khi đưa ra lựa chọn của mình không, nhân vật Hoàng đã không ngần ngại mà nói: “Chúng em cũng hơi tiếc ạ. Nhưng còn hối tiếc hơn nếu như trong đội ngũ những người ra trận hôm nay không có chúng em”. Câu trả lời của họ chứa đựng sự hồn nhiên cùng với khí phách của một thanh niên tuổi đôi mươi, sáng tỏ về sự hiểu biết về cuộc sống và tình hình đất nước. Họ là biểu tượng cho thế hệ trẻ Việt Nam, luôn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc khi đất nước đang gặp khó khăn. Họ với lòng yêu nước cháy bỏng, sẵn sàng bỏ lại tất cả để đứng lên, tham gia chiến đấu, từng bước chiến đấu để đem lại độc lập cho Tổ quốc. Những thanh niên trẻ này thể hiện sự trong trẻo của tuổi trẻ qua bài hát của Long trên chiếc xe chở quân, một giai điệu cất lên từ trái tim trẻ trung, chứa đựng sự bản năng, niềm tin và tình yêu đối với đất nước.

Hình ảnh của họ không chỉ là biểu tượng của sự hy sinh cho Tổ quốc mà còn là hiện thân của tinh thần yêu nước và trách nhiệm cùng sự can đảm đối với sự sống còn của cả một dân tộc. Họ là nguồn cảm hứng và minh chứng cho sức mạnh, ý chí và khát vọng của thế hệ trẻ Việt Nam, với khao khát sống trong một đất nước tự do, yên bình và phồn vinh. Đó là câu chuyện về sự phụng sự và lòng dũng cảm của những người trẻ, những chiến binh vì hòa bình, vì tự do, vì một tương lai tươi sáng cho đất nước: “Ta là con của bố mẹ ta. Nhớ nhà ta trốn ta về”; thú bắt ve sầu rồi áp tai nghe tiếng kêu ve ve của Thành và niềm đam mê chơi chọi dế của Thăng…” Và rồi, khi phải trải qua những sự rèn luyện đầy những khắc nghiệt ở trong quân đội và trực tiếp phải đứng lên chiến đấu với kẻ thù và tận mắt chứng kiến những người đồng đội của mình phải nằm xuống hy sinh, họ dần trở nên trưởng thành và trở thành được những người chiến sĩ dũng cảm, sống vì những mục tiêu cao cả hơn.

Cùng với những hình ảnh về sự tàn phá của chiến tranh, bức tranh của bộ phim rất chân thực, đau lòng đến tận cùng. Đạo diễn Nguyễn Hữu Mười đã tạo dựng một bối cảnh chiến tranh cực kỳ chân thực, khiến người xem không thể kìm nổi nước mắt. Hình ảnh hàng trăm chiến sĩ bị tấn công bởi bom mìn khi vượt sông Thạch Hãn, với dòng máu đỏ chảy như sông; cảnh Long đứng giữa trời đạn bom kêu gào thảm thiết: “Đừng tấn công nữa!…”, rồi bị bom giặc cướp đi tính mạng; hay cảnh một chiến sĩ mù vẫn cầm lựu đạn mò mẫm ra chiến trường để đấu tranh với kẻ thù… Khung cảnh chiến tranh năm 1972 hiện ra trước mắt người xem với sự thật tận cùng, đủ để khiến họ không chỉ xúc động mà còn rơi vào sự nghẹn ngào, thậm chí là sự căm ghét kẻ thù xâm lược, về những nỗi đau mà họ gây ra cho đất nước trong những năm tháng chiến tranh đầy khủng khiếp. Những hình ảnh này không chỉ gợi lại một kỷ niệm đau lòng mà còn là minh chứng cho sự tan rã, tàn phá mà chiến tranh mang lại cho con người, đất nước và tình thân, và cũng như là thông điệp cảnh tỉnh về hậu quả của chiến tranh đối với cuộc sống con người.

Bên cạnh đó, một chi tiết vô cùng đắt giá vẫn được ekip làm phim đã thể hiện ra rất tài tình, đó chính là tại ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, ekip làm phim đã vẽ nên những khoảnh khắc rất tinh tế, thể hiện tài năng điện ảnh của họ. Đạo diễn đã tạo cơ hội cho những nhân vật để suy ngẫm về gia đình, chiến tranh, tình đồng chí, đồng đội... ngay giữa những lúc bình yên. Điều đó là một dấu ấn rất đặc biệt, thể hiện sự tình cảm mạnh mẽ của phim. Nó khẳng định rằng dù sự sống luôn đối diện với nguy hiểm, nhưng những tình cảm, cảm xúc chân thực của con người vẫn được thể hiện rõ ràng. Bản chất yêu thương và niềm tin vào cuộc sống là động lực để họ đấu tranh và vượt qua kẻ thù xâm lược. Đó chính là lòng tin, tình cảm chân thành và tình yêu sâu đậm. Bởi dù chịu đựng nhiều khó khăn, con người vẫn biết tìm kiếm những giá trị nhân văn, tình người giữa thế giới bất an và giữa những hoàn cảnh đầy gian khổ.

Như vậy, qua những trang nhật ký của Thăng, những vần thơ của Hoàng và những vần thơ trong bức thư thấm đẫm nước mắt của Thành khi phải mãi mãi chia tay mẹ, cùng với lời hứa đầy xúc động mà Long không thể thực hiện được đối với một cô gái gặp trên đường hành quân... "Mùi cỏ cháy" không chỉ là bức tranh chân thực về tội ác chiến tranh, mà còn đượm bởi những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc về tình người và ý nghĩa sống của một thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến. Bộ phim đã thấu hiểu và tái hiện cảm xúc của tuổi trẻ trong cuộc chiến, từ sự tự nguyện chiến đấu cho đến nỗi buồn mất mát và hy vọng về một tương lai bình yên. Mỗi thước phim đều nói lên câu chuyện kinh hoàng của những kẻ lính trẻ, họ không chỉ chống giặc mà còn phải đối mặt với những bất công, đau khổ và mất mát vô hình. Điều này giúp làm sâu sắc thêm về những giá trị nhân bản, giá trị tinh thần mà cả một thế hệ trẻ đã dốc hết tâm huyết để bảo vệ.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

2.2 Bài tham khảo 2

Hiện nay, ở trên truyền hình cũng có rất nhiều những bộ phim hoạt hình hay mà kể cả người lớn và trẻ em đều có thể thưởng thức được. Hầu hết những bộ phim hoạt hình cũng thường chỉ mang tính chất giải trí cao hay mang lại cho người xem sự thư giãn và những tiếng cười cho trẻ em. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những bộ phim đã mang nhiều tính giáo dục lớp trẻ và vô cùng có ý nghĩa, một trong số đó là bộ phim hoạt hình có tên Người cha và con gái (Father and Daughter).

Bộ phim hoạt hình Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim thuộc thể loại hoạt hình ngắn và không lời được chỉ đạo bởi đạo diễn người Hà Lan có tên Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt (Michael Dudok de Wit) thực hiện vào năm 2000. Bộ phim chỉ gói gọn vào trong khoảng thời lượng 8 phút 30 giây nhưng đã giành được giải Ô-xca(Oscar) cho phim hoạt hình ngắn và xuất sắc nhất trong năm 2001 cùng với rất nhiều những giải thưởng kèm theo khác. Bộ phim được nhận xét là một câu chuyện vô cùng sâu sắc, cảm động về tình cảm cha con.

Bộ phim đã bắt đầu bằng cảnh hai cha con đi xe đạp dọc theo con đường dốc. Dừng chân tại gốc cây rợp bóng mát, người cha đỡ cô con gái nhỏ từ yên xe, rồi sau những lời từ biệt ngọt ngào, ông chèo chiếc thuyền nhỏ ra giữa mặt nước. Bên bờ đất, đứa bé cất tiếng gọi dõi theo con thuyền biến mất trong khung cảnh xa xăm. Khi tất cả chỉ còn là một mảng mặt nước trống lặng, cô bé trẻ như đọng lại chốc lát, sau đó quyết định đạp xe ngược trở về.

Mỗi ngày trôi qua, cô bé vẫn kiên nhẫn trở về chốn bến cũ, mong chờ đợi người cha yêu dấu. Hành trình chống chọi với con đường dốc, với những hạt cát cuộn tròn bên vệ đường, trở thành một hình ảnh thường lệ. Sự quay quần của bánh xe trên đường là sự lặp đi lặp lại, nói lên cảm giác bao năm tháng trôi qua, nhưng người cha vẫn chưa quay trở về.

Từng vòng xe đi qua là biểu tượng của thời gian trôi, của sự lặp lại đau buồn của chờ đợi không được đền đáp. Nó là một cái gọi tên cho sự dày vò và đau khổ mà cô bé trải qua, nhưng cũng là sự mạnh mẽ, kiên cường và hy vọng, dù biết rằng người cha của mình có thể không bao giờ quay trở về.

Mùa nọ nối tiếp mùa kia, Năm tháng trôi đi, cô bé ngày xưa bây giờ đã trở thành một phụ nữ trưởng thành, một người mẹ đơn thân, nuôi con một mình. Điều đặc biệt là dù đã lớn lên, cô vẫn kiên định trên con đường dốc về bên sông, vẫn chiếc xe đạp với những vòng quay không ngừng. Dù đã trải qua nhiều mùa xuân và mùa thu cùng những người yêu, gia đình, con cái, bà vẫn không bao giờ ngừng trông ngóng người cha.

Cô gái xưa nay đã trở thành một bà cụ già. Đồi nhỏ vẫn đứng đó, con đường dài đã trải qua bao năm tháng. Hai hàng cây màu xanh dần đã không còn khả năng cho cô đạp xe. Bà cụ lão dần dần phải đẩy chiếc xe cũ qua những dốc đồi.

Bến sông nhỏ xưa nay đã trở thành một vùng đất cằn cỗi. Bà lão dần vất vả leo lên con dốc, vươn tới bờ sông. Ở đó, bà nhìn thấy chiếc thuyền của người cha năm xưa, nằm yên giữa bãi cát. Bà cụ cẩn thận nằm xuống lòng thuyền, như muốn tìm thấy lại hơi ấm và sự gần gũi từ người cha đã xa.

Và người cha ấy bỗng nhiên hiện ra như ngày thuở nào. Bà lão đã chạy nhanh về phía trước để có thể đón cha. Thời gian này bỗng nhiên như quay ngược trở lại thời xưa. Bà lão đã biến trở thành một cô thiếu nữ. Hai cha con cùng nhay dang rộng vòng tay để có thể ôm chặt lấy nhau trong sự ấm áp, chan chứa yêu thương đầy những xúc động...

Bộ phim hoạt hình Người cha và con gái đã sử dụng hai tông màu làm chủ đạo là màu trắng và đen. Đó là màu sắc của thời gian đầy nghiệt ngã, màu sắc của sự quên lãng. Cảnh vẽ ở trong phim tuy khá đơn giản nhưng đã gợi nên được khung cảnh ở thời thơ ấu ở một vùng quê của Hà Lan, đây là quê hương của người đạo diễn Mai - cơn Đu - đốc đơ Guýt. Bộ phim cũng có những hình ảnh mang trong mình những ý nghĩa ẩn dụ: con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,... Phim đã không sử dụng lời thoại, chỉ thông qua những động tác, cử chỉ của nhân vật, âm nhạc nền, nhiều những hình ảnh để có thể biểu đạt được thông điệp. Bản nhạc về Sóng sông Đa - nuýp (Danube) của nhà soạn nhạc là người Ru - ma - ni (Roumanie) I - ô -xíp I - va - nô - vích (Iosif Ivanovici) đã được lựa chọn làm nhạc nền của bộ phim. Xuyên suốt bộ phim, âm nhạc và hình ảnh không chỉ góp phần tạo nên cảm xúc mà còn thay thế cho lời thoại, diễn đạt thành công tâm trạng đầy lưu luyến trong những khoảnh khắc chia tay của hai cha con. Hình ảnh cô bé ngày ngày vẫn quyết định đạp xe ngược gió đến bến sông, và bà lão vẫn kiên trì với chiếc xe, tràn đầy mệt mỏi và những hy vọng dẫn lối cho niềm tin, nhưng cũng là nơi chứa đựng sự đợi chờ không ngừng. Mỗi khung cảnh đều chứa đựng những khoảng lặng tĩnh lặng khi người con nhìn thấy chiếc thuyền ngày xưa, tạo ra một cảm xúc sâu lắng không cần từ lời thoại mà chỉ bằng hình ảnh và âm nhạc. Và bản nhạc Sóng sông Đa - mộp đã trào lên với giai điệu vô cùng tươi vui, rộn ràng giống như sống lại về tuổi thơ khi người con gái đã được gặp lại người cha của mình ở trong tưởng tượng.

Trong hơn 8 phút ngắn ngủi, bộ phim mang đến cho người xem những ký ức, những kỉ niệm thời thơ ấu, khi được ôm ấp bên cha, níu giữ lấy tình thân. Những ký ức giản dị nhưng ấm áp, đủ để tạo ra niềm khao khát về quãng thời gian chờ đợi, vun đắp hạnh phúc cho mọi đời sống.

Từ bộ phim đến cuộc sống thực, người cha luôn là điểm tựa vững chắc, một nguồn yêu thương vô tận đối với con cái. Phim không chỉ đưa ra thông điệp về sự quý trọng của mối quan hệ cha con mà còn nâng cao sự tôn trọng đối với tỉnh phụ tử. Chúng ta được nhắc nhở về giá trị của tình cảm gia đình, vẻ quý báu của môi trường gia đình và cách chúng ta trân trọng hơn mọi quan hệ thân tình quanh ta.

Mỗi lần xem phim, tôi không bao giờ cảm thấy chán. Từ bộ phim này, tôi đã suy ngẫm sâu sắc và cảm nhận được nhiều tình cảm khác nhau. Với những thông điệp ý nghĩa, bộ phim ngắn thực sự góp phần làm giàu tâm hồn và tư duy của người xem, đem lại niềm vui và sự suy tư sâu sắc về cuộc sống.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật sách Kết nối tri thức ngữ 11 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990