Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần chuẩn bị đọc
1.1 Tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ
- Nguyễn Dữ quê quán ở xã Đỗ Tùng, thuộc huyện Trường Tân hiện nay thuộc xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông là người con trai lớn của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.
- Lúc nhỏ ông rất chăm học, hiểu rộng, biết nhiều, từng ôm ấp trong ông một lý tưởng lấy văn chương để nối truyền nghiệp gia đình.
- Sau khi đậu kì thi Hương tiến, ông về làm quan cho nhà Mạc, rồi sau đó về làm cho nhà Lê giữ chức Tri huyện Thanh Tuyền; nhưng sau khi làm được một năm, vì cảm thấy bất mãn với thời cuộc khi đó, lấy cớ phải nuôi mẹ, sau đó xin về ở núi rừng Thanh Hóa.
- Tác phẩm duy nhất của ông đó chính là quyển Truyền kỳ mạn lục.
- Quyển bao gồm 20 truyện được viết bằng chữ Hán, thể loại chính là tản văn, xen lẫn là thơ ca.
1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
a. Nguồn gốc
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm thuộc thiên thứ 16 của cuốn Truyền kì mạn lục, lấy nguồn gốc ở một cuốn truyện cổ tích Việt Nam mang tên là “Vợ chàng Trương.”
b. Ý nghĩa của tên quyển "Truyền kì mạn lục"
Đây là những dòng ghi chép tản mạn những về những câu chuyện kì lạ được lưu truyền lại. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, có chịu tác động từ truyện truyền kì Trung Quốc - một thể loại truyện thường những yếu tố kì lạ, hoang đường - nhưng cũng được khai thác dựa trên truyện cổ dân gian và các truyền thuyết trong lịch sử của Việt Nam.
c. Nhân vật Vũ Nương
Vẻ đẹp về phẩm chất: Tác giả đã có những câu giới thiệu khái quát về nhân vật Vũ Nương, một người phụ nữ “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng cho người đọc về một hình ảnh của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Sau đó ông đi sâu vào việc miêu tả vẻ đẹp của tâm hồn và phẩm chất cao quý của nhân vật.
Số phận bất hạnh của Vũ Nương:
- Bị chế độ nam quyền kiểm soát, trong một xã hội mà cuộc hôn nhân không có tình yêu và sự tự do dành cho nhau
- Là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra
=> Tuy có được những phẩm chất của một tâm hồn người phụ nữ đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải hứng chịu số phận cay đắng, vô cùng oan nghiệt. Cuộc đời bất công của Vũ Nương chính là thay cho tiếng nói nhằm tố cáo lên một xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công khi đương thời, luôn sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của con người.
=> Xây dựng một hình tượng của nhân vật Vũ Nương, một mặt nhà văn ca ngợi những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam xưa, mặt khác cũng thể hiện thái độ cảm thông, xót xa cho số phận bất hạnh của họ và lên án đặc biệt mạnh mẽ một xã hội phong kiến đương thời đầy rẫy những bất công, phi lý chà đạp lên quyền con người đặc biệt là người phụ nữ.
d. Nhân vật Trương Sinh
- Nhân vật Trương Sinh góp phần làm cho nổi bật lên tình huống truyện, làm nổi bật hơn về tấn bi kịch của cuộc đời nhân vật Vũ Nương.
- Trương Sinh là con nhà khá giả nhưng lại thất học, lại có tính hay đa nghi đối với vợ của mình và hay phòng ngừa quá mức với vợ.
- Tính ghen tuông hay đa nghi của Trương Sinh đã tạo nên một tấn bi kịch cho cuộc đời của Vũ Nương, ép nàng phải bước đến cái chết vô cùng thương tâm=> Một người chồng có tính cách vũ phu, tàn nhẫn, sống gia trưởng, ghen tuông với vợ một cách mù quáng.
- Trương Sinh một kẻ sống vô tình bạc nghĩa:
=> Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng của nhân vật Trương Sinh. Bản chất thối nát của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất của sự bất công trong xã hội phong kiến khi đương thời sẵn sàng chà đạp và xúc phạm lên số phận bất hạnh của con người.
- Bản chất sống cố chấp, tư tưởng bảo thủ của Trương Sinh đã phản ánh sâu sắc chế độ nam quyền, xã hội trọng nam khinh nữ gây nên biết bao những tấn bi kịch thương tâm đổ lên đầu người phụ nữ.
e. Ý nghĩa chi tiết về hình ảnh cái bóng
- Cái bóng là một hình ảnh, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, là một chi tiết sáng tạo độc đáo làm cho câu chuyện được trở nên hấp dẫn hơn so với những cuốn truyện cổ tích.
- Cái bóng chính là đầu mối, mối thắt nút tạo nên câu chuyện. Thắt nút lại là nó, mà mở nút ra cũng chính là nó.
- Hình ảnh cái bóng góp phần vô cùng lớn trong việc thể hiện lên tính cách của các nhân vật trong truyện:
+ Bé Đản nhỏ bé, ngây thơ.
+ Trương Sinh tính cách hồ đồ, sống luôn đa nghi.
+ Vũ Nương là người phụ nữ sống chung thủy, luôn yêu thương chồng con.
- Hình ảnh cái bóng đã góp phần đặc biệt quan trọng trong việc tố cáo lên một xã hội của chế độ phong kiến xung tàn, khiến cho hạnh phúc của người phụ nữ trở nên vô cùng mong manh.
g. Giá trị nội dung của tác phẩm
Qua câu chuyện kể về một cuộc đời bất hạnh và cái chết vô cùng thương tâm của Vũ Nương. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện một nỗi niềm thương cảm đối với số phận đầy bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ của chế độ phong kiến đồng thời cũng khẳng định lên được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ.
h. Giá trị về nghệ thuật của tác phẩm
- Thành công rất lớn của tác giả trong việc xây dựng lên nghệ thuật dựng truyện, miêu tả sắc nét hình ảnh của nhân vật.
- Kết hợp giữa việc sử dụng tự sự với thể loại trữ tình.
- Có kết hợp sử dụng với các chi tiết tưởng tượng, đầy sự kì ảo.
1.3 Phần trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc
Em hãy nêu một số chi tiết kì ảo xuất hiện ở trong các truyện kể dân gian mà em đã từng được đọc và cho biết các yếu tố đó thường được sử dụng chủ yếu ở trong các trường hợp nào và với mục đích chính là gì.
Câu trả lời chi tiết:
Một số yếu tố kì ảo xuất hiện và ý nghĩa của nó ở trong truyện cổ tích:
- Hình ảnh của nhân vật ông Bụt:
+ Hình ảnh của ông Bụt luôn xuất hiện khi con người đang cảm thấy vô cùng bế tắc, đang gặp khó khăn, cần có sự trợ giúp.
+ Hình ảnh của ông Bụt chính là hình ảnh điển hình của thế giới phép thuật và là người xuất hiện đúng lúc để biến ước mơ trở thành hiện thực; giúp cho nhân dân có thể thực hiện được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc.
- Những lần hóa thân của các nhân vật ( những lần chết đi sống lại của các nhân vật), những tình huống này thường xuất hiện khi:
+ Khi nhân vật bị yếu thế, nhân vật chính bị những kẻ xấu hãm hại.
+ Cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện, sự khát khao vô cùng to lớn về mong ước công bằng, hạnh phúc.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo
2. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần trải nghiệm cùng văn bản
2.1 Những từ ngữ nào trong đoạn này gợi lên đặc điểm tính cách của Vũ Nương, Trương Sinh?
Câu trả lời chi tiết:
Từ ngữ xuất hiện ở trong đoạn gợi lên đặc điểm, tính cách của nhân vật Vũ Nương: “thuỳ mị, nết na”, “ tư dung tốt”, “dung hạnh”, “giữ gìn khuôn phép”
Từ ngữ xuất hiện ở trong đoạn gợi lên đặc điểm, tính cách của nhân vật Trương Sinh: “đa nghi, không có học”
2.2 Câu nói này của bé Đản sẽ tác động thế nào đến Trương Sinh?
Câu trả lời chi tiết:
Vốn dĩ đã là người đàn ông có tính đa nghi, lại không có học thức nên khi bé Đản nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”, Trương Sinh sẽ lồng lộn lên ghen tuông và sẽ không suy xét kĩ, nhìn nhận lại vấn đề, không có lòng tin với vợ của mình và không biết phân biệt đúng sai, cho rằng lời của con nhỏ là đúng mà đổ oan cho vợ.
2.3 Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
Câu trả lời chi tiết:
Lời nói của Vũ Nương là lời nói độc thoại bởi câu nói trên có người nói nhưng không có người nghe, không có đối tượng đối diện
2.4 Các câu nói của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?
Câu hỏi chi tiết:
- Câu nói đầu tiên của bé Đản: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít" → Đây đơn giản chỉ là lời nói ngây thơ của một đứa trẻ, nói lên đúng suy nghĩ và nhận thức của cậu bé về hình ảnh của người cha mình. Lời nói ngây thơ ấy của cậu bé đã vô tình khiến cho cơn ghen tuông đến mù quáng của Trương Sinh bùng nổ và đẩy Vũ Nương vào nỗi oan không thể hóa giải
- Câu nói tiếp theo của bé Đản: "Cha Đản lại đến kia kìa", “Đây này”: Đây chính là khởi nguồn của nút tháo vô cùng quan trọng để hóa giải nỗi oan uổng cho Vũ Nương
=> Nhận xét về hai câu nói trên: Cả hai câu nói của bé Đản đều góp phần đặc biệt quan trọng để làm nên tình huống của câu chuyện. Nếu như câu nói thứ nhất là nguồn cơn tạo nên một nút thắt cho câu chuyện thì câu nói thứ hai chính là khởi nguồn để hóa giải mọi chuyện
2.5 Chú ý sự thay đổi thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong đoạn này.
Câu trả lời chi tiết:
Vũ Nương ứa nước mắt khóc than, xót xa cho thân phận của mình, sau đó nàng đã quyết định đổi giọng của mình để không muốn bản thân mình bị mang tiếng xấu xa và quyết định trở về dương gian một chuyến để có thể rửa sạch nỗi oan ức của bản thân.
2.6 Em có nhận xét gì về cái kết của câu chuyện?
Câu trả lời chi tiết:
Kết thúc của câu chuyện tưởng chừng như là có hậu nhưng đằng sau đó lại là một kết cục không hề có hậu
Kết thúc cuốn Chuyện người con gái Nam Xương mặc dù có phần kì ảo, Vũ Nương ở một thế giới khác vẫn đang tồn tại, được minh oan cho bản thân nhưng hạnh phúc ấy lại không được trọn vẹn, đã thể hiện được một tinh thần nhân đạo và khát vọng mãnh liệt của con người về một cuộc sống tốt đẹp.
Kết thúc truyện tuy đã thỏa mãn được ước mơ có được sự công bằng: người tốt sẽ gặp được những điều thuận lợi, may mắn nhưng hiện thực thì không phải lúc nào cũng sẽ luôn luôn như vậy và Vũ Nương mãi mãi không thể sống lại.
=> Một tấn bi kịch vẫn còn ở đó trong cái kết của truyện, gợi cho người đọc rất nhiều những sự thương cảm, xót xa cho thân phận của người phụ nữ tuy có phẩm chất tốt đẹp nhưng lại phải chịu rất nhiều bi kịch ở dưới thời của chế độ phong kiến hà khắc.
Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.
3. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần suy ngẫm và phản hồi
3.1 Câu 1 trang 95 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo
Nêu nội dung khái quát của văn bản, hãy liệt kê các sự kiện theo diễn biến câu chuyện và cho biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào?
Câu trả lời chi tiết:
- Nội dung khái quát của văn bản:
+ Câu chuyện miêu tả về một cuộc đời bất hạnh và cái chết thương tâm của nhân vật Vũ Nương.
- Các sự việc chính xuất hiện ở trong truyện
+ Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh một tên con nhà giàu nhưng thất học, hay ghen tuông thái quá cưới về làm vợ
+ Trương Sinh phải ra quân để đi lính, để lại ở nhà người mẹ già và người vợ trẻ .
+ Vũ Nương ở nhà tần tảo chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con nhỏ hết lòng
+ Mẹ Trương Sinh ốm bệnh rồi chết, Vũ Nương lo cho ma chay chu toàn.
+ Thắng trận, Trương Sinh trở về nhà, đau buồn khi nghe được tin mẹ mình mất
+ Con nhỏ chưa bao giờ gặp được cha của mình nên không nhận ra Trương Sinh là cha.
+ Trương Sinh bản tính đã hay ghen, nghe lời con nhỏ, nghi ngờ vợ mình không chung thuỷ.
+ Vũ Nương bị đổ oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng giang để tự vẫn lấy lại trong sạch.
+ Sau này, khi sự việc được sáng tỏ, hình ảnh chiếc bóng lại được đứa trẻ nhận là cha, Trương Sinh như hiểu ra, cảm thấy ân hận vì tội lỗi của mình.
+ Phan Lang là người sinh ra ở cùng làng với Vũ Nương, do đã có ơn cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, không may chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn.
+ Phan Lang sau khi gặp lại Vũ Nương ở trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được có cơ hội sống trở về nhân gian, Vũ Nương nhờ đem chiếc hoa vàng cùng lời nhắn gửi đến Trương Sinh.
+ Trương Sinh sau khi nghe Phan Lang kể, biết vợ mình bị vu oan, bèn lập đàn giải oan cho nàng ở trên bến Hoàng Giang.
+ Vũ Nương trở về, ngồi ở trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, rồi sau đó biến mất mãi mãi.
- Các sự kiện trên đã được sắp xếp theo trật tự thời gian của cuộc đời Vũ Nương. Không gian hiện thực xuất hiện ở nhà và tình tiết kỳ ảo khi xuất hiện ở dưới thuỷ phủ
3.2 Câu 2 trang 95 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo
Liệt kê các nhân vật xuất hiện ở trong văn bản. Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.
Câu trả lời chi tiết:
- Các nhân vật xuất hiện ở trong văn bản: Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, mẹ chồng, hàng xóm, Phan Lang.
- Nhân vật chính là Vũ Nương.
- Nhân vật phụ là Trương Sinh, bé Đản, mẹ chồng, người hàng xóm, Phan Lang.
3.3 Câu 3 trang 95 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo
Phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết. Chỉ ra điểm khác biệt trong cách ứng xử của nàng lúc còn sống với gia đình ở trần gian và khi đã về thủy phủ.
Câu trả lời chi tiết:
*Vũ Nương khi còn sống ở nhân gian:
-Trong mối quan hệ giữa nàng với mẹ chồng: Vũ Nương còn là một người con dâu hiếu thảo.
+ Trong lúc chồng đi đánh trận, nàng vừa một tay nuôi con nhỏ, vừa hết lòng chăm sóc mẹ già đau ốm.
+ Khi mẹ chồng mất, nàng một mình lo ma chay cho mẹ chu toàn.
-Trong mối quan hệ giữa nàng với con trai:
+ Vũ Nương là người mẹ yêu thương con hết mực, hi sinh tất cả vì con.
+ Một mình sinh con, nuôi dạy con lớn khôn khi chồng không có nhà.
+ Không muốn con thiếu vắng tình cảm của cha nên hàng đêm nàng chỉ biết vào hình ảnh cái bóng của mình ở trên vách mà bảo rằng đó chính là cha của con mình.
-Trong mối quan hệ giữa nàng với chồng:
+ Nàng là người vợ yêu thương chồng hết lòng, thủy chung đến tận cuối cùng.
+ Trong cuộc sống giữa hai vợ chồng bình thường nàng cư xử khéo léo đúng mực, nhường nhịn, luôn giữ gìn khuôn phép, hòa khí trong gia đình.
- Khi chồng xa nhà: Nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết lòng.
- Khi nàng bị chồng nghi oan cho nàng:
+ Nàng ra sức phân trần, giải thích để chồng hiểu rõ cho sự trong sạch của mình.
+ Khi không còn có hi vọng có thể thay đổi, nàng đau đớn và thất vọng.
+ Cuối cùng, khi bị cự tuyệt quyền được yêu thương, quyền có được hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt với quyền được sống. Nàng tìm đến sự giải thoát bằng cái chết sau khi mọi sự cố gắng của nàng không thành. Hành động gieo mình tự vẫn xuống sông của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ và chứng minh cho phẩm giá của mình. Đối với người con gái trong thời kỳ đó đức hạnh và đức hi sinh, phẩm giá của họ còn cao hơn cả mạng sống.
* Những năm tháng nàng sống ở dưới thủy cung:
- Ở chốn cung nước nhưng nàng vẫn một lòng hướng và nhớ về chồng con, quê hương và sự khao khát mãnh liệt được đoàn tụ:
+ Nàng nhận ra được Phan Lang người cùng làng của mình.
+ Nghe Phan Lang kể về chuyện gia đình mà nàng khóc và xót thương.
- Nàng khao khát mãnh liệt là được trả lại phẩm giá, danh dự trong sáng của mình.
- Nàng vốn là một người phụ nữ trọng tình, trọng nghĩa.
3.4 Câu 4 trang 95 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo
Em hãy nêu một số nét đặc điểm nổi bật ở trong tính cách của nhân vật Trương Sinh. Những nét tính cách nổi bật ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên nỗi bất hạnh của Vũ Nương?
Câu trả lời chi tiết:
- Nét đặc điểm nổi bật ở trong tính cách của nhân vật Trương Sinh:
+ Một người đàn ông gia trưởng, có suy nghĩ độc đoán, sống đa nghi hay ghen tuông vô cớ:
Vì thương mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem tới nhà nàng trăm lượng vàng để cưới nàng về làm vợ. Nhưng khi cưới về đối với vợ mình, chàng lại đa nghi “phòng ngừa quá mức”. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn hòa khí, giúp cho vợ chồng chưa bao giờ bất hòa nhưng lại luôn cảm thấy sự tù túng khi sống trong một gia đình thiếu sự tin tưởng lẫn nhau.
+ Chỉ vì nghe một câu nói vu vơ vô căn cứ của đứa trẻ thơ mà lòng cảm thấy nghi ngờ, sự ghen tuông thái quá của chàng trỗi dậy lấn át đi hết cả tình thương khiến chàng bị mù quáng.
+ Trương Sinh là người đàn ông vô cùng cố chấp và bảo thủ:
Khi Vũ Nương van nài muốn giải thích rõ nguồn cơn sự việc. Bởi Trương Sinh luôn cho mình đúng và chắc chắn những điều mình nghĩ là sự thật và sợ khi nói ra Vũ Nương sẽ thoái thác và che đậy sự việc.
+ Trương Sinh là người đàn ông sống vô tình, bạc nghĩa:
Khi Vũ Nương chết đi, Trương Sinh tuy vẫn chưa nguôi giận nhưng cũng động lòng thương với nàng, tìm vớt xác của nàng nhưng không thấy.
+ Tính tình ghen tuông, hay đa nghi quá mức
⇒ Chính sự ghen tuông và luôn nghi ngờ thái quá của chàng đã gián tiếp gây nên cái chết của nàng
3.5 Câu 5 trang 95 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo
Em hãy tìm các chi tiết kì ảo được sử dụng ở trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện lên chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Câu trả lời chi tiết:
- Phan Lang nằm mơ thấy trong giấc mộng có một người con gái mặc áo xanh đến trước mặt chàng và cầu xin tha mạng. Ngày hôm sau đó có một người đến tặng cho chàng một con rùa có mai màu xanh. Nhớ đến giấc mộng đêm hôm trước nên chàng đã thả rùa đi. Sau một thời gian chiến trận xảy ra, xác Phan Lang lạc vào động rùa và được Linh Phi cứu sống. Tại đây Phan Lang đã gặp lại người hàng xóm của mình là Vũ Nương. Phan Lang được sứ giả của Linh Phi đưa về trần thế.
- Vũ Nương tuy đã tự tử nhưng được một vị tiên nữ cứu sống ở dưới thủy cung.
- Khi Trương Sinh biết được và lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ở trong làn sương khói mờ ảo, sau đó nói lời tạ từ rồi biến mất mãi mãi.
⇒ Yếu tố kì ảo, mơ hồ được tác giả xen kẽ, lồng ghép khéo léo với những địa danh, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử có thật, về nhân vật, về tình cảnh éo le của gia đình Vũ Nương, cách dẫn dắt này đã khiến cho câu chuyện tăng thêm được tính chân thực, thuyết phục hơn nhưng đồng thời thế giới thực ở đó cũng dần trở nên lung linh, kì ảo hơn.
Ý nghĩa về sự xuất hiện của các chi tiết kì ảo:
- Làm nên đặc trưng nổi bật của thể loại truyện truyền kỳ
- Hoàn thiện một nét đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam - một người phụ nữ sống nặng tình, nặng nghĩa, bao dung, nhân hậu và rất coi trọng danh dự, tình nghĩa.
- Chi tiết kì ảo góp phần vô cùng quan trọng giúp làm tăng tính bi kịch cho câu chuyện. Bởi Vũ Nương tuy có trở về nhưng vẫn xa cách ở giữa dòng. Nàng và chồng con giờ đây đã âm dương cách biệt, hạnh phúc của gia đình đã mãi mãi rời xa. Đàn cầu siêu chính là biểu hiện của sự ân hận nhưng đã quá muộn màng cho một người chồng không thể mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện lên một ước mơ ngàn đời của nhân dân ta đó chính là lẽ về sự công bằng.
- Góp phần thể hiện chiều sâu vô cùng sâu sắc và giá trị nhân đạo của tác phẩm
3.6 Câu 6 trang 95 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo
Em hãy đọc lời thoại của các nhân vật xuất hiện ở trong văn bản và cho biết:
a. Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang là lời nói đối thoại hay độc thoại? Dựa vào đâu em xác định được như vậy?
b. Các câu nói của bé Đản nói với Trường Sinh trước và sau cái chết của Vũ Thị Thiết có vai trò như thế nào đối với diễn biến của sự việc, câu chuyện?
Câu trả lời chi tiết:
a. Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi nàng tìm đến cái chết ở trên bến Hoàng Giang là lời nói độc thoại của riêng nàng. Vì nàng khi đó chỉ nói một mình và “nàng ngửa mặt lên trời mà than”.
b. Câu nói của bé Đản khi nói về cái bóng:
-Lời nói của cậu bé về hình ảnh của cái bóng trước cái chết của Vũ Nương: Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ chẳng như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít; Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Đây chính là một câu nói vô cùng đặc biệt về chiếc bóng tạo ra thắt nút cho câu chuyện, đẩy câu chuyện đến những đỉnh điểm của mâu thuẫn, gây ra những hiểu lầm về nhân phẩm nhân vật Vũ Nương.
- Lời nói về cái bóng của cậu bé Đản sau cái chết thương tâm của Vũ Nương: Cha Đản lại đến kia kìa!; Đây này! Chi tiết cái bóng khi này lại chính là chi tiết quan trọng để mở nút cho câu chuyện: Thấy cái bóng của Trương Sinh ở trên tường, bé Đản liền gọi là cha - Trương Sinh khi này đã hiểu cho nỗi oan của vợ.
Hình ảnh chiếc bóng đã tạo ra một sự bất ngờ, tạo nên tính hấp dẫn đặc biệt của tình huống và sự chặt chẽ của câu chuyện. Nếu như ngay từ đầu câu chuyện tác giả để lộ chiếc bóng thì câu chuyện không chỉ bớt đi phần hấp dẫn mà còn làm cho phá vỡ đi tính logic chặt chẽ của cốt truyện, ảnh hưởng tới tính cách đặc trưng của Trương Sinh. Chi tiết này lại được tác giả để xuống phần cuối, khi Vũ Nương đã chết và không còn nữa, mọi chuyện đã xảy ra rồi, mọi mâu thuẫn bị tích tụ sau đó được đẩy lên đến đỉnh điểm để đẩy thành một tấn bi kịch.
3.7 Câu 7 trang 96 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo
Những dấu hiệu nào trong tác phẩm giúp em nhận biết được Chuyện người con gái Nam Xương là truyện truyền kì?
Câu trả lời chi tiết:
Dấu hiệu nhận biết ở trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là truyện truyền kì:
- Có kết hợp với các chi tiết kì ảo: chi tiết Phan Lang – người hàng xóm cùng làng với Vũ Nương được thần rùa Linh Phi cứu sống và trở về trần gian; Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bên bờ sông Hoàng Giang và nàng trở về ở trên chiếc kiệu hoa đầy những lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất mãi mãi.
- Phản ánh hiện thực của xã hội, số phận bất hạnh, éo le của thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến từ đó nhằm phê phán sâu sắc một xã hội nam quyền. Từ đó tác giả ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý của người phụ nữ.
3.8 Câu 8 trang 96 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chân trời sáng tạo
Lời bình xuất hiện ở cuối truyện về nhân vật Vũ Thị Thiết có đoạn: Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại, thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá nơi lòng sông, còn đâu được lại thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết. Em có đồng ý với lời bình ở trên không? Vì sao? Qua nhân vật Vũ Thị Thiết, em hiểu thêm được điều gì về thân phận của người phụ nữ trong một xã hội đề cao chế độ nam quyền?
Câu trả lời chi tiết:
- Em đồng ý với lời bình xuất hiện ở cuối truyện về nhân vật Vũ Nương.
- Giá trị nhân đạo được kể đến ở trong truyện là sự tố cáo vô cùng sâu sắc đến những thế lực tàn bạo, tố cáo những hủ tục nghiệt ngã tồn tại trong xã hội phong kiến. Quan niệm trọng nam khinh nữ khắc nghiệt, coi nam quyền là quan trọng nhất, dẫn đến sự ghen tuông đến mù quáng của Trương Sinh đã gián tiếp giết chết vợ của mình. Khi Vũ Nương bị đổ oan nhưng lại không thể bày tỏ, phải đành tự tử để có thể khẳng định lại phẩm giá, trinh tiết của mình. Nguyễn Dữ đã vô cùng khéo léo khi không để cho Vũ Nương tiến đến cái chết một cách bột phát như trong cơn phẫn uất ở câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương mà Vũ Nương ở đây lại chết rất tỉnh táo và vô cùng lí trí, khiến cho sức ảnh hưởng của lời tố cáo, phê phán trong tác phẩm càng thêm phần sâu sắc hơn.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: