img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ôn tập trang 98 | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:34 29/02/2024 5,190 Tag Lớp 8

Những câu truyện lịch sử luôn ẩn chứa trong mình những điều hấp dẫn và lý thú. Tuy nhiên, để viết được một văn bản lịch sử hay và chính xác là một điều không hề dễ. Để giúp các em nắm vững văn bản lịch sử, VUIHOC trân trọng gửi đến các em phần soạn bài Ôn tập trang 98 sách ngữ văn 8 tập 2 sách Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Ôn tập trang 98 | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Ôn tập trang 98 Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

1. Câu 1 trang 98 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

  • Cốt truyện lịch sử: là cốt truyện trong đó có chứa các sự kiện nối tiếp liên quan đến lịch sử.

  • Nhân vật lịch sử: là nhân vật có thật trong lịch sử hoặc được khắc họa dựa trên nhân vật có thật. Đây là nhân vật trung tâm và trực tiếp tham gia vào sự phát triển của cốt truyện lịch sử.

  • Chi tiết lịch sử: là những sự kiện có thật trong lịch sử, được thêm vào cốt truyện để thúc đẩy quá trình phát triển, giải thích cũng như lý giải sự kiện lịch sử đó.

2. Câu 2 trang 98 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Văn bản

Đặc điểm về cốt truyện

Đặc điểm về nhân vật

Đặc điểm về bối cảnh

Đặc điểm về ngôn ngữ

Hoàng Lê nhất thống chí

Truyện tái hiện những nhân vật, sự kiện tại một thời kì cụ thể, một giai đoạn có thật trong lịch sử.
+ Cốt truyện được xây dựng dựa trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Cốt truyện khắc họa những nhân vật nổi tiếng như: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
 

Giai đoạn Trịnh–Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa hai chế độ, một là “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và hai là thế lực chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong). Thời kỳ này mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ

+ Ngôn ngữ sử dụng trong truyện kể và ngôn ngữ của nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
- Nghệ thuật kể chuyện: sử dụng lối văn trần thuật đặc sắc. Không miêu tả sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà ghi chép cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được sự tương quan đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.

 

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Trận đánh giữa liên quân Hoài Văn – Thế Lộc và quân Nguyên Mông là minh chứng cho tài thao lược phi thường của vị anh hùng trẻ Trần Quốc Toản, đồng thời thể hiện tinh thần dũng cảm, quật cường của quân dân nhà Trần.

Tuy quân ta ít hơn địch rất nhiều, nhưng nhờ sự chỉ huy tài tình của Hoài Văn Hầu và Thế Lộc, cùng với mưu kế khôn khéo, quân ta đã dẫn dụ giặc vào ổ mai phục và đánh tan tác chúng. Chiến thắng này đã làm nức lòng quân dân nhà Trần và cổ vũ cho tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
 

Nhân vật Hoài Văn Hầu hiện lên trong tác phẩm với những nét tính cách nổi bật, khiến người đọc không khỏi khâm phục.
Nhân vật này có sự mưu trí, can trường, hiên ngang, yêu nước, căm ghét quân giặc, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước.

 
Truyện kể về người anh hùng 16 tuổi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, gặp buổi giặc Mông Nguyên sang cướp nước Nam, đã chiêu mộ sáu trăm người, kết làm anh em, đánh giặc.
Phạm vi miêu tả của truyện là cuộc chiến diễn ra lần thứ hai (1285) thời Trần Nhân Tông, khi nhà Trần phải chịu thất thủ Thăng Long, Trần Quốc Tuấn lui quân về Thanh Hóa.
Đây cũng là thời gian diễn ra hai sự kiện lịch sử lớn là Hội nghị Bình Than (cuối năm 1282) và Hội nghị Diên Hồng (đầu năm 1285), thể hiện tập trung ý chí và trí tuệ của toàn dân trong một quyết tâm Sát Thát.

 

Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ giúp cho việc thể hiện chủ đề của văn bản được rõ ràng và chân thực hơn. Hình ảnh những chàng trai trẻ cùng hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng đã biểu thị thắng lợi của chúng ta. Nét đặc trưng để nhắc nhớ.

Bến Nhà Rồng năm ấy...

Văn bản kể về câu chuyện “anh Ba” hay còn biết đến với cái tên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng nhà Rồng để bắt đầu cuộc hành trình  tìm đường cứu nước.

Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” trước tiên là lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, tiếp đến là sự quyết đoán, dũng cảm, yêu nước thương dân, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

Năm 1858, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp vang lên tại Đà Nẵng, mở ra một chương đen tối trong lịch sử Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn, vốn đã mục nát và yếu kém, liên tục nhượng bộ trước quân thù, từng bước bán đứng non sông cho giặc.

Trước cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa chống Pháp lần lượt thất bại, một thanh niên yêu nước tên Nguyễn Tất Thành đã nung nấu trong lòng quyết tâm tìm đường cứu nước.
 

Sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,v.v, các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;... 
điều này khiến câu chuyện trở nên chân thật, có tính thức tế cao và giúp gần gũi với người đọc hơn.

 

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

3. Câu 3 trang 98 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

- Điểm giống nhau: nội dung của hai loại hình đều chứa đựng nội dung lịch sử, sử dụng các nhân vật lịch sử và các sự kiện có thật trong quá khứ. 

- Điểm khác nhau:

  • Văn bản truyện sử: đây vẫn là thể loại truyện nên sẽ mang yếu tố tự sự là chính và văn bản thường kể tường tận chi tiết từng sự kiện, miêu tả rõ ràng từng nhân vật và khoảnh khắc.

  • Văn bản thơ kể chuyện lịch sử: đây là thể loại thơ nên việc đề cao yếu tố biểu cảm là chủ yếu. Thể loại thơ giúp biểu hiện một cách rõ nét thái độ của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

4. Câu 4 trang 98 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Câu kể: 

  • Còn được gọi là câu trần thuật, được sử dụng để

  • Kể lại, miêu tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

  • Diễn tả một ý nghĩa hoặc tâm tư, tình cảm.

  • Câu kể bao gồm các thành phần cơ bản như chủ ngữ, vị ngữ, động từ và tân ngữ. Cuối câu kể đặt dấu chấm.

  • Ví dụ: Hôm qua tôi đã đi chơi Ninh Bình cùng với bố mẹ.

Câu hỏi:

  • Còn được gọi là câu nghi vấn, được sử dụng để tìm hiểu về những điều chưa biết. Phần lớn câu hỏi được sử dụng để hỏi những người khác, nhưng cũng có trường hợp câu hỏi để dùng tự hỏi chính bản thân mình (tự vấn).

  • Câu hỏi thường chứa các từ nghi vấn như: ai, nào, sao, gì, không, v.v. Cuối câu hỏi bắt buộc phải có dấu chấm hỏi.

  • Ví dụ: Em ăn cơm chưa?

Câu cảm :

  • Được sử dụng để thể hiện cảm xúc vui buồn ghét giận, v.v. của người nói đối với sự vật sự việc hiện tượng nào đó.

  • Trong câu cảm thường bao gồm các từ ngữ như: ôi, chao, chà, chao ôi, quá, lắm, trời, v.v

  • Ví dụ: Bạn xuất hiện làm tôi vui mừng quá.

Câu khiến :

  • Câu cầu khiến là câu thể hiện sự mong muốn hoặc đòi hỏi người khác đáp ứng các nhu cầu nguyện vọng của bản thân.

  • Trong câu cầu khiến thường chứa các từ ngữ như: đừng, hãy, chớ, nên, cần, đi, lên, v.v.

  • Ví dụ: Ngày mai anh chở em đi ăn được không

5. Câu 5 trang 98 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Khi làm một bài văn kể về một chuyến đi thì ta cần chú ý đến những chi tiết như sau:

  • Các địa điểm đã ghé thăm hoặc đã đi qua

  • Lịch trình và mốc thời gian cụ thể tại từng địa điểm

  • Chuyến đi cần được kể lại theo một trình tự nhất định, theo trình tự thời gian hoặc theo trình tự tuyến đường cụ thể.

  • Trong quá trình kể chi tiết các địa điểm đã ghé thăm cần bổ sung kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh

6. Câu 6 trang 98 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Một số những kinh nghiệm mà bản thân em rút ra trong việc nắm bắt các nội dung chính mà nhóm đã trao đổi về lĩnh vực đời sống trong một câu chuyện lịch sử.

  • Kiểm tra và đọc thật kỹ các sự kiện lịch sử

  • Chú ý tìm thông tin trên các kênh chính thống

  • Cần có cái nhìn khách quan chân thực, tránh đề cao hay ủng hộ một nhân vật phe phái một cách thái quá

  • Cần lắng nghe và thu thập thông tin từ các nhân chứng, cần xác thực thông tin qua các văn kiện chính quy để đảm bảo tất cả được chính xác.

  • Nhận thức rõ ý nghĩa của vấn đề lịch sử đối với xã hội, nhân dân tại thời điểm quá khứ, hiện tại và tương lai.

7. Câu 7 trang 98 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Việc tìm hiểu lịch sử của dân tộc có ý nghĩa to lớn đối với thế hệ trẻ:

a. Nâng cao nhận thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc:

  • Giúp thế hệ trẻ hiểu rõ về quá trình hình thành và phát triển của đất nước, những thăng trầm lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời.

  • Nâng cao lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc.

  • Tạo nền tảng vững chắc để thế hệ trẻ định hướng bản thân và phát triển trong tương lai.

 

b. Rèn luyện tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề:

  • Qua việc nghiên cứu và phân tích các sự kiện lịch sử, thế hệ trẻ có thể rèn luyện khả năng tư duy logic, độc lập và phản biện.

  • Học cách nhìn nhận vấn đề đa chiều, từ nhiều góc độ khác nhau.

  • Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả.

c. Học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ:

  • Lịch sử là kho tàng tri thức vô giá, ghi chép lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,...

  • Giúp thế hệ trẻ học hỏi từ những thành công và thất bại của quá khứ, tránh lặp lại những sai lầm đã xảy ra.

  • Góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển và văn minh.

d. Giáo dục đạo đức và lòng yêu nước:

  • Lịch sử cho ta thấy những tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần hy sinh, dũng cảm của cha ông.

  • Giúp thế hệ trẻ bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.

  • Nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.\

e. Tạo nền tảng cho hội nhập quốc tế:

  • Hiểu biết về lịch sử thế giới và văn hóa nhân loại giúp thế hệ trẻ giao tiếp và hợp tác hiệu quả với bạn bè quốc tế.

  • Tăng cường khả năng thích nghi với môi trường đa văn hóa.

  • Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.

Ví dụ:

Lễ hội đền Trần Thái Bình thường niên diễn ra vào ngày 13 - 17 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ là thời điểm diễn ra các nghi lễ truyền thống như: Tế mở cửa đền, dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần, lễ rước nước, lễ bái yết. Trong khi đó, phần hội gồm nhiều hoạt động như: khu triển lãm nhiếp ảnh mỹ thuật; cuộc thi têm trầu cánh phượng; thi nổ pháo đất; giao lưu giữa các câu lạc bộ Chèo; thi cỗ cá; tổ chức Ngày Thơ Việt Nam; liên hoan hát văn; thi gói bánh chưng; thi viết thư pháp; thi vật cầu; thi kéo lửa nấu cơm cần; thi kéo co; thi cờ tướng, v.v cùng vô vàn các hoạt động khác.

Lễ hội đền Trần Thái Bình không chỉ là một hoạt động văn hóa tâm linh đầu Xuân mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa nhân văn khác. Đây là dịp nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền bối tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, mang đậm giá trị nhân văn, là dấu ấn văn hóa, có ý nghĩa lịch sử lớn lao, sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình và vùng đất Long Hưng - Hưng Hà. Đây là nơi phát tích, dựng nghiệp Vương triều nhà Trần, là nơi gia tộc họ Trần dấy nghiệp và cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ liệt tông nhà Trần.

Thông qua bài viết này, VUIHOC đã trình bày cho các em chi tiết phần soạn bài Ôn tập trang 98 ngữ văn 8 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo. Rất hy vọng rằng phần soạn bài này sẽ đem đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích cũng như học hỏi thêm các nội dung mới mà bài học này đem lại. Để có thể trau dồi thêm thật nhiều kiến thức từ những môn học khác, các em hãy mau chóng nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990