Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần chuẩn bị đọc
1.1 Tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương
a. Tiểu sử của nhà thơ
- Trần Tế Xương (1870 - 1907) tên thường gọi của ông là Tú Xương
- Quê quán: ở làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định ( hiện nay thuộc phường Vị Hoàng, thuộc thành phố Nam Định).
- Cuộc đời của ông vô cùng ngắn ngủi, và đi cùng với đó rất nhiều gian truân:
+ Cuộc đời học hành của ông chỉ gắn liền với việc thi cử, tính ra những lần thi cử ấy tổng có tất cả tám lần. Đó là các khoa vào các năm: Bính Tuất ( năm 1886); Mậu Tý ( năm 1888); Tân Mão ( năm 1891); Giáp Ngọ ( năm 1894); Đinh Dậu ( năm 1897); Canh Tý ( năm 1900); Quý Mão ( năm 1903) và Bính Ngọ ( năm 1906).
+ Sau 3 lần ông thi không thành công thì mãi đến lần thi thứ tư khoa năm Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu được tú tài, nhưng cũng chỉ được là tú tài thiên thủ (tú tài được lấy thêm).
+ Sau đó việc thi cử của ông cũng không thuận lợi và cũng không sao lên nổi được cử nhân, mặc dù ông đã khá kiên trì theo đuổi chức đó nhưng không đạt. Khoa Quý Mão ( năm 1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương, và tưởng rằng sau khi thay đổi tên thì vận sẽ bớt đen đủi hơn, nhưng rồi không được thì cũng vẫn hoàn không được.
b. Sự nghiệp văn học của nhà thơ
-
Tác phẩm chính tiêu biểu của nhà thơ
- Với khoảng trên dưới 100 bài, và chủ yếu là các bài thơ Nôm, gồm rất nhiều thể loại thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và bên cạnh đó là một số bài văn tế, phú, câu đối,...
- Một số tác phẩm nổi bật như: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,...
-
Phong cách nghệ thuật chủ yếu của tác giả
- Những áng thơ của Tế Xương có một sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, với các yếu tố trào phúng và trữ tình , đặc biệt trong đó trữ tình giữ vai trò là cái gốc.
- Bức tranh của hiện thực xuất hiện ở trong thơ của Tế Xương là một sự hiện diện của bức tranh xám xịt, dường như bức tranh đó chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì bởi đó chứa một hiện thực thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến thời đó.
- Với giọng văn mang đầy sự châm biếm mà lại vô cùng sâu cay, thơ văn của ông đã đem tới một sự đả kích không hề nhỏ tới bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại tham lam chấp nhận làm tay sai cho giặc ngoại xâm, bọn bán rẻ lương tâm chỉ để chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời thích hành xự lố lăng trong buổi giao thời.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 chân trời sáng tạo
1.2 Phần trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc
Em hãy chia sẻ một vài suy nghĩ và đôi lời cảm nhận của em về bài thơ Thương Vợ (Trần Tế Xương)
Câu trả lời chi tiết:
Một vài suy nghĩ và đôi lời cảm nhận của em về bài thơ Thương vợ:
- Hình ảnh của người vợ xuất hiện trong tác phẩm là hình ảnh của một người phụ nữ tần tảo, vất vả, thương chồng, thương con, sớm khuya lo lắng cho gia đình, luôn đặt gia đình lên trước bản thân …
- Số phận của những người phụ nữ đáng thương, cuộc sống vất vả, lam lũ, tần tảo sớm khuya.
2. Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần thực hành trải nghiệm cùng văn bản
2.1 Đọc văn bản và xác định một số từ ngữ, câu văn cho thấy những cảm nhận, và những đánh giá chủ quan của người viết ở trong đoạn văn này.
Một số từ ngữ, câu văn cho thấy những cảm nhận, và những đánh giá chủ quan của người viết ở trong đoạn văn này là:
- Từ ngữ: “Không còn đâu”
- Câu văn số 1: “Không còn đâu cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” nữa. Không còn được ở yên trong một mái nhà- dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp.”
- Câu văn số 2: “Mà đó là cuộc đời bươn chải không có kết thúc. Bươn chải đã thành số phận của bà”.
2.2 Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh giữa câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông”, việc sử dụng biện pháp so sánh nhằm đem lại mục đích gì?
-
So sánh hai câu thơ ở trên, ta có thể thấy rằng:
Có một sự tương đồng giữa hai hình ảnh ẩn dụ “cò” và “thân cò”.
Có sự khác biệt nhỏ về cách miêu tả giữa hai hành động: “lặn lội” và “lặn lội bờ sông”.
-
Mục đích khi sử dụng biện pháp so sánh hai câu thơ trên:
Nhấn mạnh những nỗi vất vả, nhọc nhằn đè nặng trên vai của người phụ nữ, người mẹ phải gánh vác trong gia đình.
Thể hiện sự đồng cảm, và nỗi xót xa vô cùng cho số phận cực khổ, hẩm hiu của người phụ nữ.
Tô đậm lên những giá trị hiện thực cho tác phẩm.
→ Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh giữa câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” là một biện pháp nghệ thuật đã đem lại những hiệu quả, góp phần lớn làm cho hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Thương vợ” trở nên sinh động, và đầy những điểm ấn tượng.
3. Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 Trang 37 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Xác định những cách trình bày về vấn đề khách quan và những cách trình bày về vấn đề chủ quan ở trong đoạn đầu tiên.
Câu trả lời chi tiết:
- Cách trình bày về những vấn đề khách quan: Tác giả của bài viết đã đưa ra những thông tin để thể hiện về nền tảng gia đình của bà Tú và nét đặc biệt trong hoàn cảnh của xã hội vào lúc bấy giờ. Đây đều là những thông tin khách quan được người viết cung cấp nhằm tạo ra một nền tảng cơ sở cho những lập luận ở phía sau đó.
- Cách trình bày về những vấn đề chủ quan: Từ những thông tin được cung cấp về đặc điểm của nền tảng gia đình và hoàn cảnh lịch sử, tác giả của bài viết từ đó đã đưa ra những nhận xét và những đánh giá chủ quan của bản thân mình và thể hiện qua đó những sự đồng cảm, những nỗi xót thương cho hoàn cảnh éo le, khó khăn trong cuộc sống của bà Tú: vì cái nền tảng gia đình khó khăn ấy, trong cùng một hoàn cảnh xã hội ấy mà bà Tú buộc phải gánh, đem thân mình để bươn chải mưu sinh trong cuộc sống, không được hưởng một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi mà bao người thường có.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
3.2 Câu 2 Trang 37 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Hãy nêu những nội dung thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản, từ đó dựa vào những nội dung đó, vẽ một sơ đồ tư duy.
Câu trả lời chi tiết:
Luận đề: Hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
-
Luận điểm 1: Hoàn cảnh gia đình
-
Lí lẽ 1: Hoàn cảnh gia đình và thời buổi ngày đó. => Nêu ra dẫn chứng
-
Luận điểm 2: Mối quan hệ của bà Tú với xã hội
-
Lí lẽ 2: Những nỗi vất vả, khổ cực bà Tú đã trải => Nêu ra dẫn chứng
-
Luận điểm 3: Mối quan hệ giữa bà Tú với gia đình
-
Lí lẽ 3: Những vẻ đẹp tiềm ẩn => Nêu ra dẫn chứng
3.3 Câu 3 Trang 37 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Em cảm thấy ấn tượng với những lí lẽ, bằng chứng đã được đưa ra nào nhất? Những lí lẽ và bằng chứng đã được đưa ra ấy đã làm sáng tỏ cho những luận đề như thế nào?
Câu trả lời chi tiết:
Em cảm thấy ấn tượng nhất với những lí lẽ và bằng chứng đã được tác giả đưa ra ở luận điểm thứ 3, điều đó có tác dụng làm rõ luận đề về những nét đặc biệt trong hình tượng người vợ. Tác giả đã khéo léo đưa ra sự xuất hiện của hình ảnh con cò gửi gắm trong làn điệu ca dao, một chiếc thân cò lặn lội, tần tảo sớm khuya để rồi từ đó đúc kết thành hình tượng của một người vợ lam lũ, và luôn giữ trong mình một nét vô cùng bình dị. Chính những điều đó đã tạo nên một con người, một người phụ nữ luôn biết giữ đúng bổn phận của một người vợ, một người mẹ, luôn biết nghĩ và sống trọn vẹn nghĩa tình cho gia đình, chấp nhận hi sinh hết mình để có một cuộc sống tốt, một gia đình hạnh phúc để dành cho chồng con. Người phụ nữ ấy, không ai khác chính là hình ảnh của bà Tú, hay là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ luôn hi sinh thầm lặng vì hạnh phúc của gia đình.
3.4 Câu 4 Trang 37 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Tác giả của bài viết cho rằng hai câu ở trong đề bài thơ Thương vợ chính là cặp câu hay nhất được tác giả gửi gắm vào trong bài thơ. Em có đồng tình với ý kiến này của tác giả bài viết không? Vì sao em lại có suy nghĩ ấy?
Câu trả lời chi tiết:
Em rất đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết về việc cho rằng hai câu ở trong đề bài bài thơ Thương Vợ chính là cặp câu hay nhất được tác giả gửi gắm trong bài thơ và đặc biệt sau khi thông qua hai câu thơ này, bởi vì:
+ Hai chữ quanh năm có nghĩa là chỉ về độ dài thời lượng về thời gian trong suốt nhiều năm, gợi ra một chiếc vòng vô kỳ hạn được lặp đi lặp lại của thời gian, một thời gian có tính tuần hoàn
+ Hai chữ mom sông được viết ra đã vẽ lên một không gian chật hẹp, nhưng lại cũng là nơi chông chênh, và cực kỳ nguy hiểm.
Nghệ thuật của sự tương phản thật khéo léo khi đã lấy không gian đặt bên cạnh đi cùng với thời gian. Tưởng chừng như cái sự tương phản ấy vì một thế không gian đất nhỏ hẹp đối lập với một thời gian tuần hoàn, lặp đi lặp lại nhưng chính cái điều ấy lại đem tới một sự tương hợp một cách đến kì lạ. Từ đó, đã khiến cho câu thơ như tô đậm cho những gánh nặng, những lo toan, bươn chải, khó khăn trong cuộc sống của bà.
3.5 Câu 5 Trang 37 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Theo em “suốt đời hi sinh cho chồng cho con“ có phải là bổn phận bắt buộc phải có của người phụ nữ hay không? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế đang hiện hữu trong cuộc sống để làm sáng tỏ lên những ý kiến của mình.
Câu trả lời chi tiết:
Theo em, hi sinh cho chồng cho con không phải là bổn phận bắt buộc cần phải có của người phụ nữ.
Quan niệm thời xưa cho rằng người phụ nữ phải biết chung thủy, sống trọn tình nghĩa với nhà chồng, thương yêu con cái, luôn hi sinh hết mình vì chồng vì con.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, quan niệm ấy dần đã được thay đổi. Người phụ nữ có thể có sự lựa chọn là có hoặc không hi sinh cho chồng cho con. Họ đã ý thức được một điều rằng bản thân của mình cần phải tốt, nhận ra những giá trị to lớn sẵn có của mình, những điều mà đáng ra mình phải được công nhận, và những vị thế ở trong xã hội. Họ cũng biết ra ngoài tìm kiếm việc làm, phát triển bản thân của mình tốt hơn, để không còn dựa dẫm vào người chồng.
Ví dụ cụ thể:
Dương Lệ Bình sinh năm 1958, bà đã gây tiếng vang của mình trong làng múa quốc tế với điệu múa chim công. Bà đã được coi là quốc bảo của đất nước Trung Quốc.
Dù sự nghiệp rất thành công nhưng bà đã lựa chọn không lấy chồng sinh con, và cố gắng quyết tâm theo đuổi đam mê của mình trong suốt cả cuộc đời.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: