Phân tích bài bắt sấu rừng U Minh hạ
Bắt sấu rừng U Minh hạ là một trong nhiều tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Sơn Nam khi viết về thiên nhiên và con người nơi điểm cực nam của Tổ Quốc. Trong bài viết dưới đây, VUIHOC xin gửi tới các em dàn ý và phân tích chi tiết bài bắt sấu rừng U Minh hạ để nhằm giúp các em nằm được ý chính bài học và nâng cao kỹ năng phân tích tác phẩm. Cùng VUIHOC tìm hiểu nhé!
1. Sơ đồ tư duy phân tích bài bắt sấu rừng U Minh hạ
2. Lập dàn ý phân tích bài bắt sấu rừng U Minh hạ
2.1 Mở bài
- Giới thiệu sơ qua về tác giả, tác phẩm.
2.2 Thân bài
-
Khái quát:
- Tác giả:
+ Tên khai sinh là Phạm Minh Tài (1936-2008). Ông sinh ra và lớn lên tại Đồng Thới, An Biên tại Kiên Giang.s
+Phong cách sáng tác mang đậm tình cảm yêu thương tha thiết, cốt truyện hấp dẫn với những chi tiết li kì, ngôn từ mang đậm chất người dân Nam Bộ.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Truyện ngắn bắt sấu rừng U Minh Hạ là một trong nhiều tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Sơn Nam. Ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tác giả đang trong chuyến công tác văn nghệ tại khu 9 Nam Bộ. Song hành với đó, Sơn Nam vừa tìm tỏi để biết nhiều hơn về thiên nhiên, lịch sử, con người vùng đất địa đầu cực nam Tổ Quốc - vùng đất mũi Cà Mau, vừa có những tác phẩm sáng tác về nơi đây
+ Gắn bó quen thuộc với vùng đất rừng phương Nam, đọc tác phẩm bắt sấu rừng U Minh Hạ, người đọc có thể cảm nhận được rõ nét bức tranh thiên nhiên, con người được tác giả khắc họa vô cùng độc đáo và mới mẻ.
-
Cụ thể
- Thiên nhiên và con người nơi vùng đất rừng U Minh Hạ:
+ Là một địa danh nằm ở phía Nam Cà Mau, rừng U MInh Hạ là một khu rừng tràm hoang sơ. xanh tốt, có nhiều loài cây cỏ như lau sậy, cóc kén, mốp.. Tuy nhiên lại ẩn chứa rất nhiều hiểm họa mà con người không thể ngờ tới như những ao cá sấu ở ngọn rạch Cái Tàu nhiều như trái mù u chín rụng.
=> Thiên nhiên thật đẹp nhưng ẩn sau vẻ đẹp ấy là sự nguy hiểm không thể lường trước được.
- Con người rừng U Minh Hạ:
+ Họ đều là những con người chăm chỉ, cần mẫn, gan góc, cao trí bền trước thiên nhiên hung dữ đó. Họ cũng là những con người có sức mạnh mãnh liệt, giàu tình cảm, đối xử tốt với nhau, họ thương tiếc những bà con hàng xóm không may bị hùm cá sấu tha đi mất, họ vượt lên nguy hiểm, khó khăn, gian khổ trước mắt bằng sự tài trí và sức mạnh dồi dào của mình. Họ dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt, móc mồi bằng con vịt sống.
+ Hình ảnh nhân vật trung tâm được xuất hiện trong bài là Năm Hiền. Với ngôn ngữ giản dị, lối miêu tả thô mộc, tự nhiên, ngắn gọn, nhân vật đã sáng rõ trong lời văn của Sơn Nam là một người thợ già hiện lên với những nét tính cách tiêu biểu. Người thợ già chuyên bắt cá sấu bằng tay ở Kiên Giang.
=> Có thể thấy con người nơi đây tuy bé nhỏ nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, gan góc, không sợ nguy hiểm, đấu tranh cho sự sống còn của mọi người. Họ sống tình nghĩa, vì nhau, họ mang đến sức sống mới mẻ cho vùng đất cà Mau hoang sơ này.
2.3 Kết bài
-
Nội dung:
- Ca ngợi những con người vùng đất Nam Bộ kiên cường, gan góc, bền trí dám đối mặt với thiên nhiên dữ dội để sinh tồn và phát triển. Hiện lên trên hết là hình ảnh con người với tình cảm ân nghĩa, thủy chung, tình nghĩa sâu sắc.
-
Nghệ thuật:
- Lối văn trần thuật tài tình khắc họa khung cảnh cũng như con người bằng những nét phác họa mang đậm chất con người Nam Bộ. Ngôn từ được sử dụng một cách giản dị, tự nhiên kết hợp với cốt truyện lôi cuốn với những chi tiết li kì đã làm người đọc cảm thấy thêm quý thêm yêu con người vùng cực Nam Tổ Quốc mình.
Bộ sổ tay 12 cuốn tổng hợp kiến thức các môn thi tốt nghiệp THPT - Kì thi đánh giá năng lực
3. Hướng dẫn phân tích bài bắt sấu rừng U Minh hạ
3.1 Phân tích bài bắt sấu rừng U Minh hạ mẫu 1
Có nhà phê bình đã từng nói, đọc truyện “Hương rừng Cà Mau” là người đọc như được thăm thú vùng đất Mũi kỳ thú mênh mông. Quả thật vậy, Sơn Nam là một cây bút xuất sắc về mảng đề tài này, ông viết rất hay, rất nhiều về vùng đất, con người miền cực Nam của Tổ Quốc và nổi bật hơn cả trong truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” ta như có cái nhìn rõ nét về con người trong công cuộc lao động mưu sinh cùng những mối hiểm họa thiên nhiên mang tên những con cá sấu luôn rình rập đe dọa cuộc sống của người dân nơi đây.
Sơn Nam sinh ra ở miền đất phương Nam, là nhà văn Nam Bộ mang đậm bản sắc, phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông tham gia hoạt động kháng chiến từ sớm, là một nhà văn đóng góp rất nhiều tác phẩm cho văn học kháng chiến nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một trong mười tám câu truyện ngắn của tập truyện Hương rừng Cà Mau. Truyện ngắn ấy đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về tình tiết câu chuyện li kì dần dần hiện sau đó là hình ảnh con người trước sự dữ dội của thiên nhiên nơi đất rừng Cà Mau.
Lật ngay những trang đầu tiên của câu chuyện, ta như được chìm vào cảnh sắc thiên nhiên núi rừng U Minh Hạ hoang sơ, mang vẻ thần bí với sự đa dạng của các loài sinh vật. Nơi núi rừng tràm xanh biếc đó, cây cỏ hoang dại ấy, nỗi sợ của con người lại gắn liền với những con cá sấu ăn thịt người. Những cá sấu nguy hiểm, to khỏe ấy khiến dân làng trong vùng ai ai cũng đều hoảng sợ, họ không biết làm gì để tranh đấu với chúng. Dần dần những kiếp người xấu số bị chúng ăn thịt cứ thể ra đi làm cho nỗi sợ ấy thêm phần khắc sâu như một nỗi ám ảnh đáng sợ.
Có điều thật lạ những con cá sấu không sống ở những chốn nước chảy, có sóng, có gió mà lại tìm đến những nơi vốn là nơi mưu sinh làm ăn của người dân miền Nam như những nơi sông rạch, hẹp , yên tĩnh chẳng khác nào đưa con mồi tới cho chúng thưởng thức. Bức tranh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng U Minh Hạ càng ngày càng hiện ra trên gam màu xanh vốn có qua câu từ tác giả muốn diễn tả mà giờ đây dần dần xen kẽ những vệt đen điểm vào gợi sự rùng rợn khi phải tưởng tượng ra khung cảnh ấy. Những vệt đen hiện lên là những nét vẽ về sấu nằm , sấu bò, sâu trợn mắt. Tác giả đã miêu tả một cách chính xác và gợi cho người đọc rõ nét về số lượng của đàn cá sấu “ Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng”. Đó là một phép so sánh để ta liên tưởng được mức độ dày đặc của đàn cá sấu hung tợn đó là nhiều như thế nào. Chúng không chỉ dừng lại ở số lượng mà chúng nó còn rất khôn lanh. Chúng nằm dài như những chiếc xuồng lường, biết có con người đến chúng vẫn thản nhiên sưởi nắng, bắt cá. Con cá sấu chúa trợn mắt về phía con người rồi bò thối lui, là một con cá sấu sống đã sống rất lâu đời chúng khôn và nguy hiểm chẳng khác gì một con rắn hổ.
>> Mời bạn tham khảo: Soạn bài Ngữ Văn 12
Ông Năm Hên hiện lên trên tất cả là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là một thợ chuyên bắt cá sấu. Ông đến từ vùng Khánh Lâm, ông đến với bao sự mong chờ của bà con vùng Khánh lâm sau khi nghe tin về sự hung tợn của bọn cá sấu trong rừng U Minh Hạ, ông đã tức tốc tự bơi xuống vùng rạch Cái tàu. Chẳng cầm bất cứ vật dụng, vũ khí gì cầu kì, hai thứ duy nhất ông mong theo là là hũ rượu và lọn nhang. Đó không phải dụng cụ để bắt cá sấu mà đó là thứ dùng để tưởng niệm tới những kiếp người không may bị cá sấu hại chết.
Chỉ vài chi tiết đơn giản, Sơn Nam đã gần như khắc họa được bản chất con người nhân vật Năm Hên một người can đảm, sẵn sàng giúp đỡ con người lao động Khánh Lâm bắt cá sấu để an tâm lao động sản xuất.
Bản thân nhân vật Năm Hên là một người giản dị, khiêm tốn, trọng nghĩa khinh tài, là một người thợ già có khả năng và bản lính. Ông bắt cá sấu trên khô bằng tay không, cũng chẳng cần lưỡi câu. Ông chỉ cần người dẫn đường còn tự thân mình có thể dùng tay không để bắt sấu. Ao sấu ở rạch là do Năm Hên và ông Tư Hoạch đào cho nước rút cạn dần. Rồi ông đốt sấy đế, cóc kèn. Lúc này nước mới cạn dần, sấu bị nung nóng,ngạt thở và theo rạch đào sẵn lên rừng mà bò lên thì chọn thời điểm đó ông đút vô miệng một khúc mốp để khóa chặt hai hàm răng lại, sau đó cắt gần đuôi để đuôi sấu bị tê liệt, trói chân sau và bắt sấu về. Tất cả những chuỗi hành động được nhà văn miêu tả để thấy được sức mạnh phi thường của con người này. Không những thế ông còn hiện lên là con người nghĩa tình qua chi tiết tưởng bắt sấu giúp dân trong vùng yên tâm sản xuất và cũng không quên tưởng nhớ tới những linh hồn bị chết một cách oan uổng bởi bị ham hùm sấu bắt. Bài hát ông tưởng nhớ cho các hương hồn, lời hát cất lên rùng rợn, ảo não:
“Hồn ở đâu đây?
Hồn ơi! Hồn hỡi!…”
Hình ảnh ấy được nhà văn Sơn Nam khắc họa đã tạo nên không khí thiêng liêng, dân dã, kỳ bí và cổ kính.
Điểm mấu chốt trong truyện của Sơn Nam là sức hấp dẫn, li kì làm người đọc cuốn vào từng tình tiết, đi từ hết những bất ngờ này sang bất ngờ khác, đã làm cho nổi bật lên tính cách nhân vật của ông Năm Hên, đại diện cho người dân Nam Bộ giàu nghĩa tình, can đảm, gan góc với sức khỏe kiên cường. Chính điều đó đã làm cho truyện ngắn ” Bắt sấu rừng U Minh Hạ ” để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các thế hệ bạn đọc.
3.2 Phân tích bài bắt sấu rừng U Minh hạ mẫu 2
Nhờ có những năm tháng kháng chiến chống Pháp và có cơ hội được gắn bó để hiểu nhiều hơn về vùng đất, con người và lịch sử nơi đất mũi Cà Mau mà nhà văn Sơn Nam có thể đem những cảm nhận sâu sắc của mình đến với độc giả qua một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông đó chính là truyện ngắn “Rừng U Minh Hạ”. Truyện ngắn viết về con người và thiên nhiên khắc nghiệt nơi đây qua đó để làm nổi bật lên nét đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người lao động cần cù, cao trí, song hành cùng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ nơi địa cầu cực nam của đất nước.
Tác giả Sơn Nam sinh ra và lớn lên ở miền cực Nam của Tổ Quốc và cũng là nhà văn đích thực của vùng đất này. Qua quá trình thấu hiểu về thiên nhiên và con người, ông đã viết nên tác phẩm. Truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” là tác phẩm trích trong tập “” Hương rừng Cà Mau” tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn. Người đọc cảm tưởng như được tác giả dẫn đưa vào một thế giới bao la lì thú, một vùng đất hoang sơ với những rừng tràm, bãi sú, đồng nước mênh mông với các loài tôm cá, thú rừng, cá sấu, ong mật,..Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính từ tấm lòng yêu quê hương tha thiết, một tình yêu thiên nhiên, con người vùng đất rừng phương Nam Tổ Quốc dấu yêu. Qua đó để ca ngợi phẩm chất con người nơi đây: chất phác, dũng cảm, tài tử, trọng nghĩa khinh tài…
Ngay phần mở đầu tác phẩm, nhà văn đã nhắc tới loài cá sấu “hung hăng nhất” ở nơi sông rạch. Nó giống như loài cá sấu thích sự yên lặng, chật hẹp, không thích những chốn nước sông sâu, có sóng gió. Loài cá sấu thích ăn thịt người, nhưng món ăn chính của nó lại là tôm cá. Đối mặt với hiểm nguy từ lũ cá sấu chính là thái độ ngoan cương, không bị khuất phục bởi con vật này. Nhưng chỉ một điều họ luôn thương tiếc cho những kiếp người xấu số, phải chết oan vì bị hùm tha sấu bắt.
Người đọc có thể bất ngờ với khu rừng nguyên sơ với vô số những loài vật từ ong mật, rùa cho đến các sinh vật tôm cá. Nhưng điều lạ lùng hơn cả chính là những loài cá sấu cứ nghĩ chỉ ở dưới sông, hóa ra sấu ở trên rừng nhiều “ như trái mù u chín rụng”. Sấu nổi lên chen chúc vào bức tranh màu xanh thiên nhiên những vệt đen chi chít: con nằm dài, con thì dùng hai chân mà vạch sậy,.. Đó là gam màu đen được nhà văn Sơn Nam khắc họa nổi bật trên màu xanh của núi rừng. Từ đó, ta có thể thấy thiên nhiên vùng cực nam Tổ Quốc khắc nghiệt, rùng rợn đến đáng sợ nhưng duy nhất một điều Sơn Nam đã làm người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác qua góc nhìn đa chiều khiến câu chuyện trở nên không khỏi kfi lạ, thú vị biết bao.
Trước những sự hiểm nguy, đáng sợ ngay trước mắt nhưng chẳng điều gì có thể làm khó được con người nơi đây điển hình là nhân vật Năm Hên xuất hiện trở thành nhân vật trung tâm của truyện. Ông hiện lên là người khiêm tốn, giản dị, trọng nghĩa khinh tài. Là một người thợ già có đủ bản lĩnh và khả năng bắt sấu. Chẳng nhằm nhò gì với những tội ác của “quái thú” dưới nước thì ông Năm Hên đến với U Minh như một tia ngờ vực đối với dân làng nơi đây. Nhưng họ vẫn giúp đỡ Năm Hên hết lòng: câu sấu bằng lưỡi sắt, mọc mồi bằng con vịt sống. Năm Hên bắt cá sấu bằng tay. Ông tự bơi xuống rạch Cái tàu mang theo một thứ duy nhất là lọn nhang trần và một hũ rượu.
Ông Năm Hên bắt sấu như là một người siêu phàm loại trừ một thảm họa của thiên nhiên nơi rừng U Minh Hạ. Là người dùng tay không để bắt sấu chắc hẳn ông phải là một người rất mưu mẹo và am hiểu hơn ai hết về thiên nhiên, đối mặt thường xuyên với hiểm nguy nhưng vẫn sáng tạo mọi cách để chế ngự được thiên nhiên và chiến thắng. Câu chuyện bắt sấu ở xứ rừng sông nước Cà Mau nghe có phần hư cấu đôi chút nhưng trong cuộc sống thường ngày vẫn xuất hiện rất nhiều những con người tài giỏi, sức mạnh phi thường như ông Năm Hên. Đơn thuần chỉ là những người nông dân sống chất phác, đôn hậu, ngay thẳng, giúp người đến từ cái tâm chứ chẳng màng lợi ích, lợi dụng người khác để kiếm tiền.
Năm Hên xuất hiện cùng một điệu hát ảo não, rùng rợn như một bài cầu hồn. Ông cất lên tiếng hát:
“Hồn ở đâu đây?
Hồn ơi! Hồn hỡi!
Xa cây xa cối,
Xa cội xa nhành,
Đầu bãi cuối gành,
Hùm tha, sấu bắt,
Bởi vì thắt ngặt,
Manh áo chén cơm,
U Minh đỏ ngòm,
Rừng tràm xanh biếc!
Ta thương ta tiếc,
Lập đàn giải oan…”
Ông hát để tỏ lòng thương tiếc với những con người có kiếp xấu số bằng hành động và mưu trí bắt đàn sấu hung dữ rồi lập đàn giải oan cho những người xưa. Bài hát tạo không khí huyền bí, có phần rợn ngợp, tràn đầy cảm xúc tựa như lời cầu linh hồn siêu thoát, cầu cho những linh hồn bị oan ức. Bài hát vừa để tưởng nhớ hương hồn của những người đã khuất vì bị hùm tha sấu bắt trong đó có cả người anh trai ruột của ông. Bài hát để tỏ lòng nhớ thương cho những kiếp người như anh trai của ông cũng như bao con người vì kế sinh nhai hằng ngày, khai khấn đất hoang ở xứ rừng u Minh Hạ này mà bị lìa bỏ người thân vì cá sấu ăn thịt. Lời hát gợi bao cảm xúc về cuộc sống khó khăn, với thiên nhiên hung tợn, những hiểm họa ập tới con người bất cứ lúc nào. Có thể nói ở vùng đất rừng U Minh Hạ ấy, nơi nhiều người phải bỏ thân mình ở cuối bãi vì miếng cơm manh áo. Từ đó để thấy được con người tần tảo, chăm chỉ, cùng tấm lòng sâu nặng tình nghĩa của ông Năm Hên.
Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Sơn Nam, khi ông đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh để tô đậm, tạo điểm nhấn cho hình ảnh, phẩm chất của con người, người dân vùng đất rừng phương Nam. Tiêu biểu cho những con người ấy là hình ảnh nhân vật ông Năm Hiên hiện lên với câu chuyện bắt sấu được tác giả miêu tả, tường thuật lại rất ly kỳ, mang đến cho người đọc cảm giác hồi hộp đón chờ từng chi tiết tiếp theo. Từ đó, để vẽ lên một “hình mẫu lí tưởng”- ông Năm Hên với tài năng bắt sấu đỉnh cao, là con người chân chất, trọng nghĩa khinh tài chẳng vì lợi ích của bản thân, mưu trí và dũng cảm đối mặt với lũ cá sấu, điều mà khó ai có thể làm được.
Qua góc nhìn đa chiều của Sơn Nam, người đọc như được tham gia một chuyến du ngoạn về với vùng đất cực Nam của Tổ Quốc. Người dân nơi đây cần cù, lao động, chịu thương chịu khó, chẳng có điều gì có thể khuất phục được ý chí của họ dưới điều kiện sống, những hiểm họa bất chắc sẽ luôn luôn thử thách con người.
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được học thử hoàn toàn miễn phí nhé!
3.3 Phân tích bài bắt sấu rừng U Minh hạ ngắn nhất
Người dân Việt Nam ta từ trước tới nơi luôn nổi tiếng với nét phẩm chất chăm chỉ, cẩn cù lao động “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” dường như chẳng có điều gì làm vơi đi ý chí của họ và tinh thần hăng say với công việc mưu sinh. Bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ họ vẫn vươn lên với sức mạnh không ngờ tới. Và cây bút Sơn Nam cũng đã khắc họa nổi bật hình ảnh con người lao động khi phải đối mặt với những hiểm họa đe dọa tính mạng trước mắt qua truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”.
Tác phẩm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Sơn Nam, thuộc tập truyện “Hương rừng Cà Mau”. Truyện ngắn là chuỗi sự kiện li kì khi tác giả tái hiện những mối nguy hiểm mà con người vùng đất mũi Cà Mau phải đối mặt từ đó nổi bật lên nét phẩm chất và hình tượng ông Năm Hên trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm bởi sự can đảm, gan góc và giàu tình nghĩa.
Rừng U Minh Hạ hiện lên là một địa danh thuộc vùng đất mũi cực Nam của đất nước, là một vùng đất hoang sơ: “” Muỗi vắt nhiều hơn cỏ”. Nơi có những con người miệt mài lao động bất chấp những hiểm nguy cập kể trước mắt điểm hình như những lũ cá sấu ăn thịt người ở vùng đất này. Họ sẵn sàng chiến đấu từng ngày từng ngày với sự dữ dội của thiên nhiên và thú dữ để bảo tồn sự sống của mình.
Điều kỳ lạ đầu tiên mà nhà văn Sơn Nam khắc họa trong tác phẩm khiến người đọc không khỏi bất ngờ đó là những con cá sấu vốn chỉ ở dưới sống mà ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng theo lời của người lên rừng bắt ong chạy về báo tin. Dân làng lấy làm lạ và quả thật chen vào bức tranh màu xanh xanh ấy là những vệt đen xám xịt chi chít. Một cách so sánh độc đáo, giàu tưởng tượng. Những con cá sấu giờ đây trở thành hiểm họa khi đổi căn cứ sinh con đẻ cái tới nơi chật hẹp, yên ắng, nơi những con rạch chật hẹp vốn là nơi mưu sinh kiếm sống của người dân vùng đất phương Nam.
Sự xuất hiện của nhân vật Năm Hên đã ngay lập tức thay đổi bối cảnh nơi đây bởi lẽ ông đến đây là để bắt sấu giúp dân làng ngay sau khi nghe tin đây là nơi tập trung nhiều cá sấu, ông “chẳng nể đường xa để tới xứ Khánh Lâm này‘. Ông xuất hiện với một vẻ rất bí ẩn “ áo rách vai, mắt đỏ ngầu, bó nhang quơ đi quơ lại..” thoạt đầu nhìn thấy chắc chắn sẽ nhầm tưởng đó là hình ảnh của thầy pháp. Nhưng thực chất ông chỉ là một người chuyên bắt sấu với kỹ năng thuần thục, chẳng cần dụng cụ cầu kỳ, ông bắt sấu tay không, ông thật thà bộc bạch rằng ông chẳng tài giỏi gì chẳng qua biết chút mưu mẹo, có người thì lại nói là bùa phép để kiếm tiền. Qua chi tiết này để nói lên sức mạnh và lí trí của con người nơi đây, tiêu biểu là qua hình ảnh nhân vật Năm Hên hiện lên với hành động bắt sấu, đi quanh quanh để biết địa hình đào rạch bắt sấu, đốt sấu để xua tan đàn sấu vào ao sâu đã đào sẵn trên rừng đến hành động đút khúc mốp vào miệng sấu, lấy mác cắt gân đuôi cho đuôi sấu tê liệt, trói chúng lại. Tất cả hành động đó đều một mình chính tay ông làm, ông chỉ nhờ Tư Hoạch chỉ đường dẫn lối đào ao và bứt cho một nắm dây cóc kèn.
Ông xuất hiện như một vị cứu tinh người dân làng nơi đây. Thoạt đầu người dân Khánh Lâm nhìn ông với cái nhìn ngờ vực nhưng tận mắt chứng kiến cảnh ông bắt sấu hay thậm chí chỉ nghe qua lời Tư Hoạch thuật lại cũng đủ để trầm trồ, thán phục tài năng của ông Năm Hên. Một mình ông đối đầu với lũ cá sấu, cả bầy có bao nhiêu con ông bắt không chừa một con nào. Mưu trí của ông quả thực rất cao siêu, ông không dùng hỏa công để lùa bọn cá sấu theo kế “điệu hổ ly sơn”, dẫn sấu vào ao cạn rồi dùng xốp để khóa miệng chúng lại. Chẳng hề nao núng lo sợ trước bọn quái vật hung hãn đó, ông thẳng tay nhét từng khúc mốp khóa miệng chúng lại.
Vốn là con người thật thà, sống vì nghĩa tình nên ông chẳng màng lợi lộc riêng cho cá nhân mình. Ông chỉ vì muốn giúp đỡ người dân Khánh Lâm nơi đây có thể an tâm trở về cuộc sống lao động sản xuất, cũng muốn tưởng niệm những linh hồn đã bị chết oan uổng vì cá sấu cắn trong đó có cả người anh trai của ông nên hơn ai hết ông là người thấu hiểu. Là một người trọng nghĩa khinh tài sống giữa nơi bà con nông dân Nam Bộ từ xưa đến nay. Từ cách cư xử, ngữ điệu, đến hành động làm người đọc có phần dễ dàng liên tưởng đến nhân vật ông Ngư trong “Truyện Lục Vân Tiên” của cụ Đồ Chiểu trong thế kỉ XIX:
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”.
Ở góc nhìn của người trần thuật, Sơn Nam đã miêu tả rất thô mộc, tự nhiên cũng một phần gợi cho người đọc vẻ chân chất, của nhân vật năm Hên nói chung cũng là nét phẩm chất tiêu biểu của con người vùng đất phương Nam nói riêng. Nhưng ẩn chứa trong con người đó vẫn lấp ló nỗi thù hận, có thể mối oán hận với loài cá sấu hung ác đã cướp mất đi tính mạng của người anh trai ông hồi trước trong một chuyến đi phá rừng làm rẫy ở Gò Quao, và bị cá sấu tha mất ở Ngã Ba Đình. Tâm nguyên đi bắt sấu để quyết trả thù cho vong linh người anh ông.
Nhà văn còn miêu tả nhân vật Năm Hên xuất hiện với tình tiết “cúng đất đai vương trạch”, rồi cất lên tiếng hát có phần khiến người nghe rùng mình. Lời hát có chút sự ma mị, rùng rợn, nhưng là lời tưởng nhớ tới những linh hồn xấu số ấy. Cùng qua cách bắt sấu của ông cũng thấy được ông là người dũng cảm nên mới có thể giữ vững được thái độ bình tĩnh trước loài cá sấu dữ mà chẳng chút nao lòng sợ hãi “cá sấu hung hăng há miệng, ông đút vô miệng sấu một khúc mốp”. Chẳng khác nào loài thủy quái ấy phải ngoan ngoãn phục tùng, tuân lệnh theo ý ông.
Chỉ qua những nét phác họa đơn giản, từ lời nói, cử chỉ, hành động đã thể hiện được nét đặc trưng trong nội tâm nhân vật. Ông Năm Hên - người thợ già chuyên bắt sấu ở rừng U Minh Hạ đã hiện lên với nét phẩm chất của con người đôn hậu, hiền lành, chất phác, sống ân tình ân nghĩa, mưu trí và đặc biệt trọng nghĩa khinh tài. Từ hình tượng nhân vật được tác giả xây dựng thành công cũng để chúng ta thêm hiểu về vẻ đẹp con người dân Nam Bộ trong buổi đầu gây dựng lên vùng đất hoang dại ấy, phải đối mặt với những thử thách để tôi luyện ý chí con người.
Truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” chỉ là một trong nhiều tác phẩm viết về con người và khung cảnh thiên nhiên vùng đất cực Nam của mảnh đất hình chữ S. Nhưng thật lòng mà nói thì Sơn Nam đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn rất khác không chỉ về thiên nhiên và hình ảnh người nông dân với những phẩm chất mà trong các truyện ngắn ta đã thường thấy. Mà tác giả đã lấy cái hiểm họa, ác nghiệt của thiên nhiên làm nền cho sự chế ngự, sức mạnh phi thường của con người nơi đây thổi hồn vào từng lời văn sức mạnh mãnh liệt. Chính điều đó đã tạo nên dấu ấn trong lòng người đọc đến mãi các thế hệ sau này.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em bài phân tích truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh hạ. Hi vọng rằng có thể giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà tác phẩm muốn nhắn gửi tới qua lời văn của nhà văn. Chúc các em học tốt. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về môn ngữ văn cũng như của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo: