img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A phủ - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 14:22 30/11/2023 226,506 Tag Lớp 12

Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm trọng tâm của chương trình Ngữ Văn lớp 12. Dưới đây, VUIHOC xin gửi tới các em dàn ý và bài phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài chi tiết và dễ hiểu nhất để giúp các em nắm bắt được ý chính và cách phân tích hình tượng nhân vật trong tác phẩm này một cách dễ dàng hơn. Cùng VUIHOC tìm hiểu nhé!

Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A phủ - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

1.1 Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Tô Hoài

- Giới thiệu nội dung chính của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

- Giới thiệu về nhân vật Mị: được xây dựng với vẻ đẹp của người phụ nữ bị áp bức, bóc lột với sức sống tiềm tàng.

1.2 Thân bài

a) Luận điểm 1: Mị vốn là một cô gái có ngoại hình xinh xắn, và mang những phẩm chất tốt đẹp cao quý.

  • Mị là một cô gái người Mông trẻ, đẹp, vô tư, hồn nhiên, có tài thổi sáo: “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, vạn người mê, nhiều người theo đuổi mị.

  • Khao khát yêu đương, muốn được chạy theo tiếng gọi con tim.

  • Một đứa con với tấm lòng hiếu thảo, chăm chỉ, sẵn sàng vì cha mà nhiều lần muốn ăn lá ngón để tự tử nhưng nghĩ tới cha mà lại từ bỏ, đi làm nương ngô để trả nợ cho cha.

b) Luận điểm 2: Số phận của Mị trở nên bi thảm khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra, chịu những áp bức bất công

  • Mị bị bóc lột sức lao động, làm việc để gạt nợ, bị hành hạ về mặt thể xác lẫn tinh thần, bị “cúng trình ma” nhà thống lí, làm việc và bị đối xử“không bằng con trâu con ngựa”, bị đánh đập tàn ác.

  • Dần dần Mị quen dần, chai lì với nỗi đau: mặt ”buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian, sống lầm lì “” như một con rùa trong xó cửa”, không còn khái niệm về thời gian “không biết là sương hay nắng”, bị nhốt trong căn phòng kín mít, từ túng. Mị vốn là một cô gái tốt bụng, nay lại trở nên thờ ơ, vô tâm với nỗi đau của người khác vì thấy họ cũng chẳng khác gì mình.

c) Luận điểm 3: Sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong nhân vật Mị

  • Âm thanh cuộc sống bên ngoài với tiếng trẻ con chơi quay,.. làm gợi nên những kỉ niệm thời còn được rong chơi của Mị

  • Mị nghe tiếng sáo, nhẩm lời bài hát, đánh thức tâm hồn nàng về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu cháy bỏng. “Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi” sự phơi phới tồn tại trở lại trong tâm hồn của Mị.

  • Sự vùng lên, muốn phản kháng lại trỗi dậy trong Mị, muốn nổi loạn để chấm dứt sự tù đày, “lấy miếng mỡ để thắp sáng lên bóng tối trong căn phòng”

  • Khi A  Sử bị trói, tâm hồn Mị vẫn treo lơ lửng theo tiếng sáo vi vu, lúc tỉnh dậy cô mới chợt nhận ra hiện thực phũ phàng

=> Tiềm tàng trong Mị một sức mạnh, một sức sống mãnh liệt luôn âm ỉ trong người con gái mạnh mẽ ấy và chỉ chờ đến một ngày có cơ hội để vùng lên chống lại

- Khi A Sử bị nhà thống lí Pá Tra trói vì làm mất bò

  • Lúc đầu Mị tỏ ra dửng dưng không quan tâm bởi sau đêm tình mùa xuân, trạng thái của cô như một cái xác không hồn, không có chút sức sống nào cả

  • Chợt nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm,  thương A Phủ và thương cho chính bản thân mình bị đày đọa có lẽ sớm hay muộn thì cũng phải chết dưới tay cha con nhà thống lí.

  • Mị hạ quyết tâm trốn thoát và cởi trói cho A Phủ, Mị ám ảnh nỗi sợ cái chết, sợ cả cuộc đời bị giam cầm trong địa ngục trần gian chính là nhà thống lí. Mị quyết định theo A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

=> Mị là một người con gái âm thầm, lặng lẽ mà mạnh mẽ vô cùng, hành động dứt khoát cởi trói cho A Phủ đã thể hiện bước đầu Mị tự giải thoát cho bản thân mình muốn vùng lên đạp đổ thế lực tàn ác đang thống trị miền núi Tây Bắc, ước mong cuộc sống an yên, tự do. 

1.3 Kết bài

- Nêu suy nghĩ của bản thân về hình tượng nhân vật Mị được tác giả xây dựng trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

- Đánh giá nét nổi bật trong nội dung, nghệ thuật ngôn từ được chọn lọc, cách nói đậm chất người miền núi, điểm nhìn bao quát qua lối trần thuật linh hoạt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật cùng cảnh sắc thiên nhiên núi dùng Tây Bắc được khắc họa dưới ngòi bút của Tô Hoài.

- Tác phẩm mang những giá trị nhân đạo sâu sắc, giúp người đọc hiểu hơn và đồng cảm với số phận khốn khổ của người bị áp bức bóc lột. Qua đây, tác giả cũng muốn lên án, tố cáo bọn thống trị tàn ác nơi miền núi, ngợi ca vẻ đẹp của người miền núi mang sức mang ẩn chứa, tiềm tàng.

2. Sơ đồ phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ 

 

3 . Hướng dẫn phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ 

3.1 Phân tích Mị trong Vợ chồng A Phủ ngắn gọn 

Tô Hoài là một trong những cây bút tài ba của nền văn học Việt Nam. Với vốn ngôn ngữ phong phú và sự am hiểu về phong tục và nếp sống sinh hoạt của người miền núi. Ông đã dành nhiều tâm sức để biết về mảng đề tài này. Phía sau những phong tục tập quán đó, chúng ta còn cảm nhận được sự đồng điệu trong tâm hồn tính cách khi Tô Hoài đưa những nét vẽ về vẻ đẹp người miền núi. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ cũng là một tác phẩm như vậy. Hiện lên rõ nét và gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc đó chính là cuộc đời khốn cực, đầy bất hạnh của Mị, nhưng đồng thời nổi bật lên nét đẹp của sức sống tiềm tàng mãnh liệt ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật Mị.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ  là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng nhà văn Tô Hoài theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc, trực tiếp tiếp xúc với đời sống nhân dân, đồng bào . Nhà văn kể lại những ngày tháng ấy và đôi lời nhắn gửi qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về những người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc không khuất phục bọn thống trị đày đọa, giam cầm cuộc sống người dân trong cảnh tối tăm, tìm cách vùng lên phản kháng, chống trả lại để tìm cho mình được lối đi của cuộc sống tự do.Và nhân vật Mị và A Phủ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, bổ sung cho nhau, họ có cuộc đời riêng nhưng lại cùng đồng cảm với nhau, cùng chung số phận. Trong đó, nhân vật Mị được Tô Hoài đặc biệt xây dựng nét tâm lý. Từ đó, tác giả muốn qua nhân vật để khắc họa nét đặc sắc trong tâm hồn của người dân vùng miền núi Tây Bắc một cách chân thật và gần gũi nhất.

 Mở đầu truyện ngắn là sự xuất hiện của nhân vật Mị đi đôi với những công việc rập khuôn, lặp lại thường ngày, lộ rõ trên khuôn mặt  là nét “buồn rười rượi”. Từ đây đã hé mở cho chúng ta thấy cả một thế giới nội tâm đang cùng khổ, bất hạnh. Nhưng trái ngược với điều đó, tác giả quay về quá khứ để vẽ lên một Mị tươi vui, trẻ đẹp và rất nhiều tài năng trước mặt người đọc để thêm thương xót, đồng cảm cho số phận ấy.

"Mi uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Tiếng sáo của Mị đã khiến cho biết bao người, biết bao chàng trai xiêu lòng đi theo hết núi này sang núi khác. Nhiều người say mê cô gái ấy mà ”đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị". Nhưng vì nghèo, phải về làm dâu để trừ nợ cho cha mẹ trong nhà thống lý Pá Tra, mong ước của Mị về một cuộc đời được hạnh phúc càng ngày càng như phai mờ trước mắt. Dù yêu lao động, muốn cống hiến hết mình nhưng cô không hề muốn làm mướn để trả nợ cho nhà thống lí, chỉ vì cha mẹ nên cô gái ấy phải buộc lòng làm như vậy. Những phẩm chất đẹp đẽ đều hội tụ đầy đủ ở cô gái ấy hiếu thảo, xinh đẹp, tài năng nhưng cuộc đời bất công lại không để  Mị có được sống cuộc đời hạnh phúc lại còn bị bọn thống trị chèn ép mà cuộc đời càng ngày càng đi vào ngõ cụt với đầy đau khổ.

Mị là hóa thân cho người phụ nữ miền núi lúc bấy giờ với những nỗi đau, bất hạnh, nỗi tủi nhục. Cô cật lực làm việc, bị đối xử “không bằng con trâu, con ngựa trong nhà”. Làm việc nhiều đến nỗi ám ảnh khiến Mị không đoái hoài tới bất kì điều gì. Mị bị bóc lột nặng nề về thể xác.Lúc nào cô cũng bị giam hãm trong căn phòng tối tăm, nhìn ra ngoài chỉ thấy một ánh sáng trăng trắng. Không dừng lại ở điều đó, cô còn bị đè nén, áp bức cả về tinh thần, lấy A Phủ về nhưng chưa một giây phút nào Mị được làm người vợ thực sự. Nhà thống lí Pá Tra có rất nhiều kẻ hầu người hạ, lấy thêm Mị về cũng chỉ là một công cụ lao động biết nói, cũng chỉ là một trong những nô lê khác trong nhà thống lí. Mị sống ở nơi đó vô hồn, “Mị cúi không nghĩ ngợi gì nữa", lúc nào "cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi".  Mị phải ở trong không gian thiếu ánh sáng, tối tăm lầm lũi, "mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". 

Trong suốt nửa đầu tác phẩm, người phụ nữ ấy gần như chẳng muốn nói lên lời. Đặc biệt Mị đã bị cúng trình ma, với nỗi ám ảnh cùng suy nghĩ cả đời mình sẽ không thoát khỏi nơi đây nên Mị chán nản sống qua ngày, cầm cự cho đến lúc chết. Cái chết  đè nặng lên cảm xúc khiến Mị muốn đưa ra quyết định ấy nhưng lại từ bỏ. Bọn thống trị tàn ác đã đẩy Mị từ cô gái trẻ trung giàu sức sống trở thành một cô gái với đầy tổn thương, bất hạnh cùng cực. Chính điều đó cũng là lời tố cáo đanh thép nhất với bọn cầm quyền phong kiến đương thời. 

 Dù có những lúc Mị đã mất đi hoàn toàn sự phản kháng, sức lực để chống lại nhưng đâu đó trong Mị vẫn bùng lên sức sống tiềm tàng, ẩn sâu trong Mị vẫn luôn âm ỷ khát vọng sống, nó được thể hiện trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cứu A Phủ.

Trong đêm tình mùa xuân tới, Mị ngân nga  nghe tiếng sáo thổi gọi bạn đầu làng, tiếng sáo thiết tha bồi hồi. Mùa xuân, mùa cây cối đơm hoa kết trái, cây cối đâm chồi nảy lộc,mùa của nhựa sống căng tràn, của tình yêu đôi lứa. Những lúc này "lòng Mị đang sống về ngày trước", Mị đang như được đắm chìm trong khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời mình như trước kia, khi chưa bước chân vào nhà thống lí Pá Tra. Mị cảm thấy sung sướng tự do, Mị lén lấy rượu uống "ực từng bát" để quên đi hết tất cả, Mị muốn quên luôn đi cả hiện thực phũ phàng dẫu biết sẽ vẫn phải đối mặt. Rồi chính lúc đó tiếng sáo xuất hiện thôi thúc ý nghĩ của Mị, Mị quyết định đi chơi, "Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách", sức mạnh tiềm tàng như thôi thúc Mị phải sống, phải tiếp tục phản kháng, tận hưởng mùa xuân về trên Hồng Ngài. Mị đi lấy váy và chuẩn bị đi thị bị A Sử chặn đứng lại, hắn tàn ác trói Mị vào cột nhà. Dù thể xác bị hành hạ, trói lại nhưng không thể chống cự lại tâm hồn phiêu du về những đêm tình mùa xuân nao nức trong lòng của nhân vật Mị về cả nơi cuộc sống hạnh phúc, và tự do của ngày trước.

 Tô Hoài đã diễn tả tâm lí nhân vật Mị hết sức phức tạp nhưng lại vô cùng hợp lý. Sống trong cảnh bị giam cầm, áp bức, nhiều lần Mị muốn nổi loạn, muốn thoát khỏi sự trói buộc, cầm tù ấy nhưng không thành. Chẳng điều gì có thể giam hãm được Mị, khao khát tự do vẫn cứ cháy mãi trong tâm hồn Mị, âm ỉ thắp lên hy vọng mãnh liệt được sống, được làm chủ số phận. Nếu như chưa thể tự cứu thoát được bản thân trong đêm tình mùa xuân Mị, thì trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, sức sống tiềm tàng ấy một lần nữa được khơi dậy, khi Mị nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ, Mị tìm thấy trong đó sự đồng cảm. Giọt nước mắt ấy tác động vô cùng mạnh đến tinh thần Mị, Mị chợt nhận ra bản thân mình cũng bị hành hạ, tra tấn như vậy không biết bao nhiêu lần. Vì thế Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị không chỉ giải cứu A Phủ mà còn giải cứu được chính mình. Trong đêm tình mùa xuân,khát vọng hạnh phúc, yêu thương lại trỗi dậy cách mãnh liệt, cứ như thế giống với đêm đông khi Mị cứu A Phủ khơi lên khao khát sống một cuộc đời tự do ở con người tưởng như đã bị nô lệ hóa hoàn toàn.

Với lối kể chuyện hấp dẫn cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy, Tô Hoài đã tái hiện được xã hội rối ren đầy áp bức thời điểm bấy giờ và hình tượng nhân vật khắc họa chân thực, rõ nét diễn biến tâm lí, những cung bậc cảm xúc của Mị trong cung bậc cảm xúc khác nhau. Tác phẩm làm sáng tỏ lên tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả, đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh của nhân vật. Đồng thời lên án tố cáo bọn thống trị tàn ác đàn áp người dân miền núi.

Nhanh tay đăng ký để được học thử hoàn toàn miễn phí khóa học PAS THPT của vuihoc nhé! 

3.3 Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ chi tiết

  Tô Hoài là nhà văn lớn đã đóng góp nhiều thành tựu xuất sắc cho nền văn xuôi hiện đại nước nhà. Nếu như tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã đánh dấu sự thành công sự nghiệp của ông thì Vợ chồng A Phủ  đã đưa tên tuổi của ông lên tầm cao mới. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn trích trong tập truyện Tây Bắc của ông. Tác phẩm mang rất nhiều giá trị tư tưởng lớn cả giá trị hiện thực và nhân đạo. Trong truyện, Tô Hoài đã gửi gắm trọn vẹn tình cảm của mình và tái hiện lại cho người đọc về cuộc sống của người dân lao động vùng miền núi, dưới ách thống trị tàn ác của bọn cai quản miền núi. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị qua nhiều nét đẹp, phẩm chất khác nhau, qua đó ngợi ca sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân Tây Bắc .

  Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện đã từng được trao tặng giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1955. Nhà văn viết tác phẩm sau khi đi chuyến đi thực tế cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952, thực mắt chứng kiến, tiếp xúc với đời sống nhân dân nơi đây. Mở đầu tác phẩm, Tô Hoài đã đặc cách giới thiệu nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịch lý và  gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc: “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã tạo ra những hoàn cảnh khó khăn, hình ảnh Mị hiện lên với hình ảnh lầm lũi, buồn tủi. Chính cách giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái cô đơn lẻ loi như vậy có phải dụ ý nhằm dự báo trước số phận cuộc đời của Mị đầy những uẩn khúc, bi kịch hay không? Cớ sao một cô gái người dân tộc Mông tài sắc vẹn toàn, có tài thổi sáo”cô giỏi sáo và giỏi, uốn chiếc lá trên môi, nhiều chàng trai si mê theo đuổi cô gái ấy. Một cô gái tài sắc vẹn toàn như vậy đáng ra phải được yêu thương, phải được sống trong cuộc sống hạnh phúc cơ sao phải sống trong hoàn cảnh trớ trêu như vậy. 

Bởi vì lẽ thương cha, muốn cứu nạn, đỡ nợ giúp cho cha, cô gái ấy - một người con hiếu thảo dù không muốn nhưng buộc lòng chấp nhận đi làm con dâu  để gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Tô Hoài đã khắc họa nỗi cơ cực cả về thể xác của Mị dưới danh nghĩa là con dâu, nhưng thực chất chẳng khác gì một tay sai, một người làm trong nhà thống lí. Thân phận Mị bị đưa đẩy, phải sống chui sống lủi, làm việc quần quần không bằng thân trâu ngựa, “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm”.  Nhà văn Tô Hoài còn khắc họa nổi bật nỗi đau khổ về tinh thần của Mị. Một cô Mị mới hồi nào còn vô tư, hồn nhiên, khát khao đắm mình trong tình yêu đôi lứa, mà bây giờ chỉ lủi thủi, im lặng ngày qua ngày, lầm lì, lùi lũi trong xó nhà, lặng câm chẳng nói lời nào, vẻ mặt buồn rười rượi hiện rõ lên mặt Mị. Căn buồng Mị ở giống như một địa ngục trần gian tách biệt Mị với thế giới bên ngoài, ánh sáng lọt vào chỉ qua một lỗ vuông nhỏ. Qua điều này để thấy được nét đáng thương, bất hạnh của nhân vật Mị cũng chính là hiện thân của đồng bào dân nghèo Tây Bắc muốn tố cáo chế độ phong kiến miền núi cầm giữ con người một cách tàn bạo vô cùng.

Cô gái xinh đẹp ấy đã từng có ý định muốn chết mà không được chết, vì Mị vẫn còn đó món nợ của người cha. Sự tồn tại của Mị trên cõi đời này trở nên vật vờ, vô nghĩa, hoàn cảnh Mị lúc này đáng thương hơn ai hết. Muốn từ giã cuộc đời nhưng vẫn muốn chống lại cuộc sống không ra gì, Mị chẳng còn điều gì thiết tha với cuộc đời này cả, dù làm gì Mị cũng chỉ như một cái xác vô hồn, làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm. Sức sống tiềm tàng trong Mị dần bị vơi bớt đi. Những ẩn sâu bên trong cái hình hài một con người đau khổ kia vẫn lóe lên khát vọng hạnh phúc chẳng thể nào tiêu tan, bùi lấp trong tâm hồn đã chai lì từ lâu ấy. Nó chỉ đang chờ đợi thời thuận lợi để có thể bùng lên, cháy lên để được chìm đắm trong tiếng gọi của tình yêu trong đêm xuân tình ái.  

Dường như cuộc đời của Mị lúc này vẫn cứ chỉ mãi nằm trong cái vòng luẩn quẩn, cùng quẫn ấy, sự phản kháng vùng vẫy của Mị đã làm chai lì đi tâm hồn đẹp đẽ của Mị. Nhưng sâu trong nó vẫn âm ỉ một lớp vỏ bọc, một tia sáng sức mạnh lóe lên trong bóng tối u khuất. Mùa xuân đến người ta nô nức chuẩn bị tâm thế đón một năm mới sang.  Bức tranh Hồng Ngài hiện lên  làm say say đắm bao tâm hồn. Cái se lạnh của gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, hương sắc diệu kỳ của các loài hoa đẹp đã hưng phấn thức tỉnh sự vui tươi, háo hức của Mị. Chính cái tiếng sáo hồ hởi thức dậy trong tâm hồn Mị một chút niềm vui sống, thường ngày Mị chẳng thiết nói năng, khi nghe tiếng sáo Mị lại nhẩm hát theo tiếng sáo du dương lại nhớ về những kỉ niệm thời mình còn được tự do. Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị uống từng bát, “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi. Cái men say rượu là chất xúc tác giúp Mị quên hết những đau khổ hiện tại, mà đắm chìm trong niềm vui, nhớ về ngày mình còn được tự do, nhớ về cái thời mình tự do tự tại “nhìn mọi người nhảy đồng, người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu lúc nào cũng không hay”, “ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi …” Mị tận hưởng giây phút tươi vui còn sót lại trong cuộc sống bất hạnh của bản thân mình, tự tạo những niềm vui ngày xuân để quên đi nỗi đau khổ mà mình phải trải qua đằng đẵng từ trước tới giờ. Tâm hồn Mị dần dần vực dậy sau chuỗi ngày đen tối, Mị bắt đầu ý thức được mình còn trẻ trung, vẫn còn khao khát những niềm vui của cuộc sống. Dường như chính âm thanh tiếng sáo gọi mời, đánh thức tâm hồn cô quạnh, đã vốn chai lì với những nỗi đau. Đó là âm thanh khiến “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước, đã hâm nóng ngọn lửa thanh xuân đã bị vùi dập tắt đi từ khi làm dâu nhà thống lí. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Mị lại muốn sửa soạn, mặc đồ đẹp, chải chuốt để đi chơi, để hòa vào không khí rộn ràng của ngày Tết. Nhưng ai thương cho Mị bây giờ khi A Sử đã dập tắt đi tất cả những háo hức, tươi vui của Mị. Hắn trói Mị lại chặt cứng vào cột nhà, cột tóc Mị dựng đứng lên khiến cô không thể cựa quậy. Rồi bỏ mặc Mị, đeo vòng bạc trang sức xúng xính áo quần đi chơi, để Mị chìm mãi trong trạng thái mơ về một thời xuân trẻ, lững thững hững hờ trong cảm giác được du xuân. Sợi dây trói buộc chẳng thể nào trói được giấc mộng ảo diệu của nàng ta về một buổi đi chơi du xuân hằng mong ước. Cảm giác trở về thực tại đau đến mức tàn khốc, dù vùng vẫy thế nào cũng không thoát ra được “Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Cổ tay, bắp chân bị dây trói siết lại, đau từng mảnh thịt”. Mị lúc này tự thương cho chính bản thân mình, cô muốn đứng lên phản kháng lại, một sức mạnh tiềm tàng cứ âm ỉ trong Mị. 

 

Đến với bối cảnh khác, Tô Hoài lại một lần khơi gợi sức sống tiềm ẩn sâu trong Mị qua hình ảnh cắt dây trói, giải cứu cho A Phủ. A Phủ cũng giống như Mị là nạn nhân của bọn thống trị miền núi. Và sau lần làm thuê vì mải săn bắn mà đã bị nhà thống lí trói đứng. Nhìn thấy hình ảnh của A Phủ, giọt nước mắt trên má chàng “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đã đánh thức lòng thương cảm của Mị. Mị vốn cho rằng ai cũng như mình và chợt nhận ra hoàn cảnh thương cảm và xót xa cho cả chính phận bất hạnh của mình. Dòng nước mắt của Mị ngày trước và nước mắt của A Phủ lúc bấy giờ như hòa chung vào một. Đó là sự giao cảm của hai tâm hồn tìm được sợi dây nối kết, sự đồng cảm mãnh liệt. “ Chúng nó thật độc ác”. Trước đây vì sự mê muội, Mị an phận chịu đựng  cảnh bản thân bị hành hạ, giam cầm trong đầy những đau khổ, Mị dù tiềm tàng sức mạnh khao khát tự do nhưng vẫn còn mang cái vỏ bọc của chấp niệm “Ta là thân đàn bà, nó dắt ra về trình ma nhà nó thì chỉ biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”.. Còn A PHủ tại sao phải chết ở cái nơi này. Như Nam Cao đã từng nói, đây là  “cái sợ cố hữu” của người dân nô lệ. Dù sợ, Mị sợ rằng nếu cởi trói cho A Phủ thì trước sau gì Mị cũng phải thế chỗ A Phủ và bị trói ở đây mãi. 

Nhưng càng nghĩ, Mị lại quyết định rón rén cầm con dao nhỏ cắt lúa vào cắt sợi dây trói của A Phủ. Động lực nào đã xúi giục Mị hành động như vậy? Đó chính là cái  khát khao trong lòng Mị càng lúc lại càng rực cháy, khát vọng giải thoát bản thân và khát vọng về một cuộc sống tự do đã dồn nén, thúc đẩy Mị hành động một cách vô thức như vậy. Sức phản kháng mãnh liệt một lần nữa sôi sục trong người cô gái ấy để đấu tranh chống lại bọn thực dân phong kiến miền núi tàn bạo, man rợ. Hành động cắt dây trói của Mị là một hành động dứt khoát nhưng đã khiến Mị không khỏi suy nghĩ rất nhiều. Đó là một bước chuyển trong nhận thực của người con gái ấy. Điều này còn thể hiện sự đấu tranh tư tưởng trong Mị, sự giải thoát cho chính bản thân mình, cởi trói cho một cuộc đời bị áp bức, bóc lột, sống một cuộc đời bị giam hãm, mất tự do.

Rồi Mị dù có phân vân nên đi theo A Phủ hay ở lại, thì cuối cùng Mị đã chọn chạy trốn khỏi nơi địa ngục trần gian ấy, giải thoát cho bản thân và số phận bất hạnh của mình. Đi đến Phiềng Sa, Mị lúc này mới cảm nhận lại được sự hạnh phúc mà mình ao ước bấy lâu. Mị và A Phủ cố gắng chiến đấu dưới sự dìu dắt của đồng chí A Châu. Mị đã ý thức được đâu là kẻ thù của mình, Mị cũng chẳng còn sợ con ma nào nữa, bước tiếp mà sống cuộc đời của mình, ngân nga khúc ca mỗi độ xuân về.

Có thể cho rằng  linh hồn của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” một phần nằm ở tính cách, diễn biến tâm lý của nhân vật được nhà văn diễn tả tài tình. Qua bút pháp cá thể hóa và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình của nhà văn Tô Hoài, nhân vật Mị đã hiện lên với những nét đẹp phẩm chất vô cùng đáng trân trọng, là một cô gái xinh đẹp với nhiều tài năng, ẩn sau vẻ ngoài đó là một cuộc đời bất hạnh nhưng luôn mang trong mình sức sống tiềm tàng. Qua nhân vật Mị, ông muốn gửi gắm đến giá trị nhân đạo sâu sắc. Chính nhân vật Mị được nhà văn xây dựng là hiện thân của người dân lao động miền núi dưới quyền cai trị của bọn thực dân phong kiến miền núi.

COMBO sổ tay tổng hợp kiến thức tất cả các môn giúp bạn chinh phục mọi thì thi 

3.3 Phân tích Mị trong Vợ chồng A Phủ cho học sinh giỏi 

  Nhà văn Sedrin đã từng nhận định: “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Vậy điều gì đã làm nên sự trường tồn của các tác phẩm văn chương đáng quý đó? Phải chăng chính là ở tấm lòng và tư tưởng tất yếu ở người viết và chủ đề mà nó muốn hướng tới. Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm của nhà văn Tô Hoài muốn chứng minh sức mạnh của văn học. Đó là một bức tranh sống động về người lao động vùng cao Tây Bắc trước cách mạng. Để khắc họa chân thực qua quá trình thức tỉnh và vùng lên ấy, Tô Hoài đã viết những trang văn có sức lay động lòng người được truyền tải thông qua nhân vật Mị.

Nhắc tới Tô Hoài là nhắc đến một cây đại thụ tỏa bóng xuống rừng cây của nền văn học Việt Nam hiện đại. Văn Tô Hoài thiên về việc phản ánh sâu sắc sự thật cuộc đời và con người. Đó là cuộc đời sáng tạo, học hỏi bền bỉ và không ngừng nghỉ với số lượng tác phẩm chạm đến mức kỷ lục gần 200 đầu sách được ra đời. Một trong số đó không thể thiếu Vợ chồng A Phủ một tác phẩm được sáng tác năm 1952, in trong tập “tập truyện Tây Bắc”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế tám tháng cùng với cán bộ vào giải phóng các dân tộc thiểu số từ khu du kích cho đến từng bản làng, có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với người dân, đồng bào nơi đây. Vợ chồng A Phủ ra đời như món quà tinh thần mà Tô Hoài muốn gửi gắm tới con người và mảnh đất này. Nhà văn quan niệm rằng “nhân vật là linh hồn và là trụ cột của tác phẩm”. Quả thật vậy, câu chuyện làm nền để nổi bật lên nhân vật trung tâm mà tác giả muốn khắc họa trước mắt người đọc nhân vật Mị, linh hồn của tác phẩm.

Mị được tác giả tái hiện lên mang nhiều phẩm chất đáng trân trọng, Mị là cô gái yêu tự do, là cô gái hiếu thảo, tài năng và khao khát sống. Tuy nhiên lại là một vật thế mạng cho món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ để lại, buộc lòng Mị bị bắt trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Từ lâu Mị đã ý thức được việc này và muốn lên tiếng tố cáo hủ tục từ lâu của người dân Tây Bắc. Mị không muốn bị bố bán con cho nhà giàu” để thấy được cô là một người có nhận thức sâu sắc về cuộc sống, Mị chấp nhận làm nương ngô cả đời cũng được nhưng dù thế nào cũng không về nhà thống lí làm dâu để gạt nợ.

Mị cảm thấy tủi nhục, bất hạnh, cuộc sống cô trở thành một màu xám xịt: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc” từ khi bị bắt phải làm dâu nhà thống lí. Nhiều khi Mị còn có ý định ăn lá ngón để tự tử nhưng nghĩ đến cha khiến Mị không đành lòng chết mà phải tiếp tục sống để trả nợ cho cha. Nhìn bề ngoài là hành động tiêu cực nhưng thực chất lại là hành động thể hiện sự kháng cự, sức mạnh tiềm tàng, muốn vùng dậy đấu tranh để giải thoát cho kiếp thân mình của Mị. Thời gian thấm thoát thoi đưa, sức mạnh, sự cự tuyệt trong Mị ngày một tiêu tàn, Mị trở nên lầm lì, chai sạn với những nỗi đau. Hình ảnh người con gái ấy hiện lên với vẻ mặt “buồn rười rượi”. Mị phải làm việc quần quật, những công việc lặp đi lặp lại liên chân liền tay chẳng bằng con trâu, con ngựa “làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ”. Mị bị giam hãm trong không gian tối tăm: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ bằng một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng, dường như chẳng còn có khái niệm về thời gian. Ở trong phòng thiếu ánh sáng như thế, nhiều lúc Mị đã nghĩ rằng cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

Cứ ngỡ rằng Mị sẽ tồn tại trong trạng thái rũ rượi như cái xác không hồn trong nhà thống lí nhưng không khí của mùa xuân ùa về đã đánh thức tâm hồn và lòng yêu đời của Mị khát khô hi vọng sống của cô. Tiếng sáo đem theo âm hưởng bồi hồi, tha thiết, rạo rực khơi gợi miền ký ức trong quá khứ của Mị, Mị nhớ về cuộc sống tự do trước kia của mình trước, khi còn được tự do bay nhảy, thổi sáo, hát ca, nhảy múa. Mị nhẩm thầm tiếng sáo vi vu:

“Mày có có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu”.

Tiếng sáo có sức quyến rũ đến diệu kì, thao thức cả một tâm hồn. Tiếng sáo ấy đưa Mị trở về, làm tâm hồn Mị trỗi dậy một cách lạ thường, Mị như được sống lại một lần nữa với những cảm xúc của một thời tuổi trẻ. Mị không còn “lùi lũi”, cam khổ chịu đựng, Mị như được sống thế giới mới, được thoát khỏi cái vỏ bọc sống đúng là chính mình. Mị uống rượu“uống ừng ực từng bát”, mượn rượu làm chất xúc tác để giải tỏa tâm trạng để rồi khi say “Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng tâm hồn Mị, Mị cũng muốn nhảy, múa hát, cũng muốn quay về cuộc sống ngày trước”. Không khí của những đêm tình mùa xuân đến lại đem về cho nàng cảm xúc lạ thường, cảm xúc phơi phới và “đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị ý thức được rằng tuổi trẻ của mình đang tới và muốn được rong chơi, được tận hưởng tuổi xuân của mình như bao người khác. Mị chải chuốt đầu tóc gọn gàng xinh đẹp, lấy ống mỡ bỏ vào ống đèn cho sáng, xúng xính váy áo  tinh tươm để chuẩn bị tâm thế đi du xuân. Hành động ấy của Mị đã thể hiện sự thôi thúc, tuổi xuân hồi sinh, mong muốn khát vọng được tung tăng, tự do như thời ngày trước, gồng lên trước thực tại phũ phàng luôn mang trong mình một sức sống mãnh liệt.

Nhưng giữa lúc khát khao bùng lên mãnh liệt thì A sử đã vùi dập nó một cách không thương tiếc. A Sử biết rằng Mị muốn đi chơi nên đã xách thúng sợi đay, A Sử buộc hết tóc của Mị quấn luôn cột để Mị chẳng thể cúi đầu, hay nghiêng ngả được. Dù bị trói ngoài thể xác nhưng chẳng thể nào trói được tâm hồn của Mị. Tiếng sáo văng vẳng trong không gian khiến “Mị vùng bước đi” để chạy theo với tiếng sáo, để được du xuân, để được quay về những tháng ngày đẹp đẽ ngày xưa nhưng Mị chẳng thể kháng cự lại được vì tay chân đau bị trói chặt. Tác giả Tô Hoài lúc này đang tái hiện lại chân thực diễn biến tâm trạng của Mị trong 

Tưởng chừng như Mị mãi mãi sống trong cảnh câm lặng tủi hờn nhưng không, một lần nữa Mị lại thức tỉnh trong đêm đông và có hành động táo bạo, mạnh mẽ cắt dây cởi trói cho A Phủ. Những ngày đông trên núi cao u ám và buồn, không chỉ thế mà còn thêm cái rét cắt da cắt thịt của gió đông. Đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa, hơ tay, hơ chân không biết bao lần. Thói quen của Mị là vậy. Cũng tại đây, Mị bắt gặp A Phủ - nột nạn nhân của cha con thống lí bị trói đúng đến gần chết vì để hổ ăn mất nửa con bò. Hoàn cảnh bi thương đã tác động mạnh mẽ tới Mị. Từ đó tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm tưởng cũng như nhận thức của Mị. Sự thay đổi lớn về mặt tình cảm của Mị khi  nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Đây là một trong những chi tiết nghệ thuật đắt giá đã đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong Mị. 

Mị nhận ra hoàn cảnh hiện tại của mình khi nhìn thấy giọt nước mắt kia của A phủ. Mị chợt nhận ra bản thân mình trong đêm mùa xuân khi bị A Sử trói quấn cả tóc vào cột nhà, đau không chống cự lại nổi. Mị lại thêm đồng cảm với A Phủ:”Trời ơi, chúng nó trói người đến chết mất thôi”. Hai chữ “Trời ơi” tuy ngắn nhưng đủ hiểu được Mị đã và đang có sự chuyển biến về mặt tình cảm. Từ một con người dửng dưng vốn đã chai lì với thực tại tàn khốc nay tâm hồn ấy sống lại, ý thức dần được tội ác kinh hoàng của nhà thống lí. Mị vốn bị bắt về làm dâu nhà này thì dù sớm hay muộn cũng kết thúc cuộc đời tại đây. Đó là số phận định đoạt của Mị rồi. Nhưng còn A Phủ thì sao? Chẳng phải chúng làm vậy là quá tàn ác hay sao? Trong đầu Mị lúc đó hiện ý nghĩ về cuộc đời: Cuộc đời Mị bị đày đọa một cách bất công, cuộc đời A Phủ bị trói oan và cuộc đời của người chị dâu đã chết trong căn nhà này. Mị ở đây và càng lúc càng nhận thức được tội ác kinh hoàng của nhà Thống Lí, rằng chúng quá tàn nhẫn khi đối xử với một kiếp người như vậy. Cũng từ đây, Tô Hoài như hoàn toàn nhập tâm vào Mị để bộc lộ chân thật tâm trạng và suy nghĩ ẩn sâu được cài cắm đan xen trong lòng của nhân vật Mị.

 Chỉ khi có suy nghĩ đúng thì mới dẫn tới việc có hành động đúng. Từ tình thương người, Mị nhận ra ràng việc A Phủ chết ở đây là hoàn toàn không công bằng. Và ”Bọn chúng thật độc ác”, sự căm phẫn dành cho tội ác. Đó là sự thay đổi về nhận thức của Mị. Nhưng lúc này, Mị vẫn còn đang bị kiểm soát bởi con ma nhà Thống Lí “Đám than đã vạc hẳn lửa”. Trong lúc này đang diễn ra quá trình đấu tranh nội tâm sâu sắc và rất phúc tạp. Nếu MỊ giải cứu cho A Phủ, thì Mị sẽ hoàn thành được mong muốn của mình  nhưng nếu sau đó bị bắt gặp, Mị sẽ bị trói thay vào chỗ A Phủ. Nghĩ tới hoàn cảnh này, Mị không còn thấy sợ nữa. Lòng người đã khát khao tự do thì sẽ nhất định chiến thắng được con ma nhà thống lí và nỗi sợ hãi bao lâu nay của Mị. Ngọn lửa hi vọng sau thời gian ấp ủ của Mị giờ đây đang được thổi bùng lên. 

Thời điểm bấy giờ Mị cũng không còn sợ như trước, chẳng chút phân vân do dự nào, Mị rút con dao nhỏ cắt dây mây ra cắt dây trói cho A Phủ và chỉ kịp thốt lên: “Đi ngay!” Nhịp văn nhanh, gấp gáp, đã khiến người đọc tưởng tượng ra khung cảnh mà tâm trạng của Mị lúc này thảng thốt, hoảng sợ và vô cùng căng thẳng. Khi thấy A Phủ chạy xuống chân núi “Mị đứng lặng trong bóng tối”. Vốn dĩ, Mị  đã mang trong mình khát khao tự do, Mị dám vượt qua con  ma nhà thống lí thì hà cớ gì lại không thể chạy theo A Phủ, từ bỏ những đau buồn phía sau? Rồi Mị chạy theo A Phủ thật. Câu văn chỉ có sáu chữ được đứng ngay ở trọng tâm xoáy sâu vào tình huống Mị đấu tranh tư tưởng nên đi hay ở lại. Một lần nữa Mị đấu tranh nội tâm gay gắt nên đi hay ở lại. Nếu Mị chọn ở lại, nhà thống trí sẽ bắt Mị, lại trói Mị như trước kia và cuộc đời Mị lại trở thành địa ngục trần gian.  Chỉ có cách này thì cô gái ấy mới có thể giải thoát được chính cuộc đời đen tối của mình. Rồi Mị quyết định vùng chạy theo A Phủ thật ”Ở đây thì chết mất”, Mị đã nhận thức được sự thật rằng cuộc đời mình sẽ trở nên đau khổ và lụi tàn như thế nào khi tiếp tục ở lại. Qua hành động này để thấy được sức sống tiềm tàng và khát khao sống mãnh liệt của cô gái trẻ.

Có thể cho rằng, hành động cắt đứt dây, cởi trói cho A Phủ là hành động tuy bất ngờ, táo bạo nhưng lại hoàn toàn hợp lý với diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị. Nếu như Mị đã từng vô cảm, dửng dưng trước những tình cảm của người khác, bởi cô ấy cho rằng họ cũng chẳng khác gì mình, cũng chịu đau đớn do cái ác của bọn nhà thống lí gây ra thôi, cô đã chai li với hình ảnh ấy. Bản chất con người Mị vẫn là một con người ham sống, khao khát được tự do, căm ghét cái ác và sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Hình ảnh cô gái Mị cầu xin cha để không bị bán cho nhà thống lí, hành động muốn ăn lá ngón để kết liễu cuộc đời mình hay những bước chân vùng vẫy trong đêm tình mùa xuân mặc cho sợi dây trói siết chặt, cứa vào tay chân, đầu cổ nhưng chẳng gì có thể ngăn được một con người ý chí như cô. Hành động cởi trói của Mị được đánh giá  là một chi tiết đắt giá đã đánh dấu bước chuyển lớn trong diễn biến tâm lí của Mị.

Với hành động táo bạo ấy, nhà văn Tô Hoài đã ngợi ca sâu sắc khao khát sống mãnh liệt của nhân vật. Ông đồng cảm, xót thương cho số phận Mị nói riêng cũng chính là số phận của con người vùng cao nói chung. Qua tác phẩm ta có thể cảm nhận sâu sắc tính cảm của Tô Hoài dành cho từng nhân vật. Không chỉ thế còn phê phán, lên án tội ác của cha con thống lí, tội ác của thế lực phong kiến đã dồn con người tới bước đường cùng. Tác phẩm “” Vợ chồng A Phủ” chính là bức tranh sinh động miêu tả cuộc đời bất hành và cùng với đó ngợi ca sức mạnh tiềm tàng, khao khát sống một cuộc đời tự do, hạnh phúc của người dân lao động vùng miền núi. Nhà văn đã sử dụng những ngôn từ trong sáng, giản dị,  gần gũi làm nên thiên truyện của mình đến gần hơn với người đọc. Kết hợp cùng với lối kể chuyện sinh động, lôi cuốn và linh hoạt, giọng điệu đầy chất thơ càng làm nổi bật lên tác phẩm. Tác giả như hóa thân vào nhân vật, xây dựng tâm lí nhân vật một cách xuất sắc, cùng các tình huống chuyện được tạo dựng vô cùng đặc sắc. Tất cả đã tạo nên tầm vóc của nhà văn lớn mang danh Tô Hoài.

Nhà văn Nga Ai-ma-top đã từng cho rằng: “Tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi các câu chuyện về nhân vật đã kết thúc.” Vợ chồng A Phủ đã khép lại nhưng vẫn để lại trong lòng người đọc những dấu ấn rất riêng về phẩm chất và vẻ đẹp của con người. Qua truyện ngắn cũng truyền cho ta niềm tin vào cuộc sống, khao khát được sống bởi sứ mệnh của con người là sống chứ không phải chỉ để tồn tại một cách vô nghĩa.

Lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia từ các thầy cô có kinh nghiệm thực chiến hàng đầu Việt Nam

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị của tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài thuộc chương trình Ngữ văn 12. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990