Soạn bài Hồi trống Cổ Thành văn 10 cánh diều tập 2
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Hồi trống Cổ Thành, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều lớp 10 tập 2 để nắm rõ được nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài Hồi trống Cổ Thành văn 10 cánh diều tập 2: Chuẩn bị
- Đọc trước về đoạn trích Hồi trống cổ thành, tìm hiểu thật kỹ những thông tin nổi bật liên quan đến tác giả Lê Quán Trung và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa.
- Đọc kĩ về đoạn tóm tắt giới thiệu về bối cảnh của đoạn trích ở trong trang 20 để có thể hiểu rõ hơn về đoạn trích.
Nội dung chính: Đoạn trích đã đặt ra vấn đề về “trung thành hay phản bội” thông qua việc giải quyết những sự hiểu lầm của Trương Phi về Quan Vũ.
Tóm tắt: Châu Thương theo Quan Công đã hành hương sang tới Nhữ Nam. Nghe tin vui này từ thổ dân, Quan Công đã quyết định gửi Tôn Càn vào thành để thông báo và yêu cầu Trương Phi đến đón hai phu nhân. Nhận được thông tin, Trương Phi không nói lời nào, ngay lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn theo một nghìn quân và di chuyển nhanh chóng đến cửa bắc. Quan Công rất vui mừng khi thấy Trương Phi, nhưng Trương Phi, dù vui mừng, nghi ngờ rằng Quan Công có thể đã liên kết với gia đình Tào và có ý định phản bội vườn đào. Do đó, anh ta đã múa xà nâu để đâm Quan Công, bất chấp những lời thanh minh của hai phu nhân. May mắn thay, Quan Công kịp thời né tránh.
Một khoảnh khắc sau đó, quân đội của gia đình Tào dưới sự chỉ huy của Sái Dương đã đến. Tình hình này khiến Trương Phi trở nên tức giận hơn, và sau khi nghe ba hồi trống, anh ta đòi Quan Chung phải chém chết tên tướng đối phương để chứng minh lòng chung. Cuộc chiến diễn ra nhanh chóng, chỉ mất chưa đầy một hồi trống, đầu của Sái Dương đã cuống xuống đất. Lúc này, Trương Phi mới thấu hiểu sự hi sinh mà Quan Công đã trải qua, và anh ta rơi nước mắt, thụp xuống đất lạy Vân Trường.
>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 10 Cánh diều
2. Soạn bài Hồi trống Cổ Thành văn 10 cánh diều tập 2: Đọc hiểu
2.1 Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Thái độ của nhân vật Trương Phi và Quan Công có sự đối lập với nhau:
- Trương Phi: Sau khi được báo tin, chẳng thấy nói năng gì, ngay lập tức mặc lên mình áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn theo một nghìn quân đi tắt ra cửa bắc.
- Quan Công: khi trông thấy Trương Phi, vô cùng mừng rỡ, giao cái long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa đến đón.
2.2 Vì sao Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào”
Lời giải chi tiết:
- “Nghĩa vườn đào” ở đây nó có nghĩa là lời thề kết nghĩa giữa các nhân vật Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi ở chính vườn đào.
- Quan Công khi nhắc đến “nghĩa vườn đào” chính là vì chàng đa vô cùng ngạc nhiên trước cái thái độ của Trương Phi khi thấy chàng (hò hét giống như sấm, múa xà mâu và chạy lại đâm Quan Công), tưởng những rằng Trương Phi đã quên đi lời thề kết nghĩa năm xưa sau một quãng thời gian dài xa cách.
2.3 Vì sao cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?
Lời giải chi tiết:
- Quan Công khi gọi Trương Phi bằng những từ ngữ xưng hô: “hiền đệ” → đây là cách xưng hô thân mật.
- Trương Phi khi gọi Quan Công bằng từ ngữ xưng hô là: “nó”, “thằng phụ nghĩa”.
- Sự khác biệt trong cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công là rất rõ, nhấn mạnh sự tôn trọng mà Quan Công dành cho Trương Phi. Ngược lại, Trương Phi hiện đang ẩn chứa một sự hiểu lầm, tin rằng Quan Công đã bán đứng mối quan hệ anh em để ủng hộ phe Tào Tháo, điều này khiến anh ta bày tỏ thái độ căm phẫn và tức giận.
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
2.4 Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Tình huống: Đúng lúc khi có cuộc đối thoại giữa Quan Công và Trương Phi đang trong giai đoạn căng thẳng nhất thì một toán quân mã của Sái Dương kéo đến.
- Bất ngờ và thích thú trực trào lên trong em khi đối diện với tình huống này, khiến cho mối nghi ngờ trong lòng Trương Phi về Quan Công trở nên rõ nét hơn. Tình huống này tăng cường sự hấp dẫn của câu chuyện, đưa người đọc vào trạng thái căng thẳng qua từng dòng văn.
2.5 Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?
Lời giải chi tiết:
Khí phách và tài nghệ của nhân vật Quang Công:
- Khi cuộc chiến vừa diễn ra, Quan Công đã không nói nên một lời, múa long đao đã xô lại, chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.
→ Khí phách đầy ngang tàn, anh dũng, tài nghệ giỏi giang và xuất chúng.
3. Soạn bài Hồi trống Cổ Thành văn 10 cánh diều tập 2: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 54 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Nêu ra các sự kiện chính được nêu trong văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do gì đã dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công?
Lời giải chi tiết:
- Trương Phi cùng với những hiểu lầm đối với Quan Công
- Sự xuất hiện của Sái Dương, giải được những hiềm nghi và hai anh em đã đoàn tụ.
- Đoạn trích đã kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị, nhưng trên đường, họ bất ngờ gặp lại Trương Phi. Trương Phi hiểu lầm rằng Quan Công đã phản bội anh, hợp tác với phe Tào Tháo, khiến cho Trương Phi tỏ ra giận dữ. Để chứng minh sự trong sạch của mình, Quan Công phải đối mặt với những thách thức khó khăn.
3.2 Câu 2 trang 54 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Người kể chuyện đã nhắc lại thêm tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc và tình huống nào?
Lời giải chi tiết:
- Trương Phi là một dũng tướng mang trong mình tính cách ngay thẳng, cương trực tuy đơn giản nhưng lại hay nóng nảy.
- Khi nghe Quan Công thanh minh thì: Trương Phi đã tỏ ra giận dữ, khinh miệt ("mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?"). Tính cách đầy cương trực và rõ ràng đã thể hiện ở: Hai chị và Tôn Càn đã thanh minh: giống như đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho Quan Công là thằng phụ nghĩa đã lừa cả hai chị.
- Trương Phi còn là một con người có nghĩa khí nhưng lại bộc trực nóng nảy: Trương Phi đã đánh ba hồi trống, ép Quan Công phải chém đầu Sái Dương để chứng minh bản thân trong sạch. Tuy nhiên, khi Quan Công thực hiện xong, Trương Phi vẫn giữ thái độ nghi ngờ. Để xác minh, Trương Phi thẩm vấn một tên lính bị bắt, yêu cầu hắn thuật lại toàn bộ sự kiện ở Hứa Đô. Sau khi nghe kể đầy đủ mọi chi tiết, Trương Phi mới tin hoàn toàn vào sự trung thành của Quan Công ⇒ Trương Phi vô cùng thận trọng và tinh tế.
- Trương Phi cũng biết nhân lỗi về mình, lối sống tình cảm: Hiểu rõ được sự tình, thụp lạy nhân vật Quan Công
→ Trương Phi trở nên hùng dũng và tinh tế, hình ảnh của anh hiện lên vô cùng tuyệt vời, đầy dũng cảm và cường trực. Sự nóng nảy và vội vã trong hành động của Trương Phi thể hiện sự hết lòng phục thiện, tạo nên một hình ảnh như một "hổ tướng" xuất sắc của nước Thục trong tương lai.
Quan Công là một người hiểu thời thế, tinh tế và rất khéo léo.
→ Thể hiện được tấm lòng trung nghĩa: bảo vệ được bản thân và 2 chị dâu.
- Khi gặp nhân vật Trương Phi: Quan Công trở nên vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.
* Khi bị Trương Phi hiểu lầm:
- Luôn tỏ ra một thái độ điềm đạm, bình tĩnh để có thể gỡ bỏ được những hiểu lầm.
+ Anh gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
+ Lời lẽ rất mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
+ Nhờ hai người chị dâu ra giải thích hộ.
- Để minh oan: Chấp nhận thực hiện thử thách, sẵn sàng đứng lên hành động và dùng hành động để:
→ Chứng tỏ được tấm lòng trung nghĩa.
- Chém đầu tên Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của nhân vật Trương Phi.
→ Quan Công, một dũng tướng trung tín, khéo léo, và sáng tạo, không chỉ hiểu biết thời thế mà còn là một người độ lượng và trung nghĩa. Ông thể hiện bản lĩnh của mình khi không ngần ngại thực hiện nhiệm vụ, chẳng hề dừng lại sau mỗi hồi trống mà đã quyết đoán lấy đầu của Sái Dương. Quan Công không chỉ là người dũng cảm mà còn tràn đầy khí phách và oai phong, là một hình tượng xuất sắc của những phẩm chất lãnh đạo và chiến binh vĩ đại.
Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!
3.3 Câu 3 trang 54 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Hãy phân tích và đánh giá những ý nghĩa của câu chuyện được kể đến trong văn bản Hồi trống Cổ Thành.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã miêu tả bằng ba câu văn ngắn gọn, hàm súc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”
- Tạo nên một bầu không khí chiến trận cho hồi kể.
- “Hồi trống” là một chi tiết nghệ thuật mang rất nhiều tầng ý nghĩa:
+ Hồi trống thách thức: Đây là một hồi trống được sử dụng để kiểm tra lòng trung thành và tài năng của Quan Công, cũng đồng thời là thách thức đối mặt với những hiểm nguy và khả năng tử thần. Tiếng hồi trống vang lên như một lời kêu gọi, thúc đẩy nhân vật phải hành động, đối diện và vượt qua những khó khăn, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong câu chuyện.
+ Hồi trống giải oan: Quan Công không do dự chấp nhận thách thức của Trương Phi, khẳng định lòng trung thành và dũng cảm của mình. Hành động can đảm của Quan Công là biểu hiện rõ nét của tấm lòng cao quý. Đặc biệt, ngay sau khi dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, điều này làm cho những tiếng trống tiếp theo trở thành bằng chứng minh oan và xác nhận sự trong sạch của Quan Công.
+ Hồi trống đoàn tụ: Sau khi kết thúc ba hồi trống, Quan Công vinh dự giết tướng địch, mọi nghi ngờ giữa họ được hoá giải, và đây là thời điểm anh em anh hùng đoàn tụ. Hồi trống không chỉ mang ý nghĩa của sự giải phóng, mà còn là biểu tượng ca ngợi tình nghĩa huynh đệ, tấm lòng trung nghĩa của những anh hùng. Tiếng trống không còn là điểm nhấn căng thẳng và hối thúc, mà trở thành bản hòa nhạc vui mừng chúc mừng cuộc tái ngộ của ba anh em.
+ Biểu dương được tinh thần cương trực của nhân vật Trương Phi và tấm lòng trung nghĩa của nhân vật Quan Công.
+ Ca ngợi tình nghĩa kết nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
→ Hồi trống Cổ Thành chính là thứ linh hồn, kết tinh từ mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.
3.4 Câu 4 trang 54 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Em hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 6-8 dòng) so sánh về tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện thông qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, Quan Công và Trương Phi được tác giả đặt vào mối quan hệ đối sánh. Quan Công thể hiện tính cách độ lượng, khiêm tốn và từ tốn, trong khi đó Trương Phi nổi bật với tính cách nóng nảy, cương trực. Trương Phi là một con người thẳng thắn như mũi tên bắn, rõ ràng như tấm gương soi, không chấp nhận sự uốn cong và lắt léo. Ông ta thể hiện tính cách rõ ràng đen trắng, chỉ coi trọng giải quyết vấn đề với gươm giáo khi đối mặt với kẻ thù. Lý do mà nhân vật này nghi ngờ tấm lòng của anh trai là nguồn động viên cho sự tức giận và hành động bạo lực của Trương Phi. Ông ta tức giận đến mức múa bát xà mâu để rồi chạy đến đâm Quan Công, sử dụng ngôn ngữ xưng mày - tao, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa. Trong điều kiện đánh ba hồi trống, Trương Phi đặt điều kiện rằng để chứng minh lòng trung nghĩa của mình, Quan Công phải giết được tướng Tào. Những hành động này, mặc dù bộc phát và nóng nảy, nhưng lại là biểu hiện rõ nét của tính cách của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã thành công trong việc khắc họa sự đối lập trong tính cách giữa hai nhân vật chính trong Tam quốc. Trương Phi thể hiện tính cách thẳng thắn và dũng cảm, trong khi Quan Công đại diện cho lòng trung nghĩa.
3.5 Câu 5 trang 54 SGK Văn 10/2 Cánh diều
Với em bài học gì sâu sắc nhất mà em có được sau khi đọc văn bản Hồi trống Cổ Thành.
Lời giải chi tiết:
- Giữ gìn và học hỏi theo những vẻ đẹp ở trong tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Công: giàu tấm lòng trung nghĩa, tận trung với nhà vua.
- Trân trọng thứ tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa với nhau tại vườn đào.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Hồi trống Cổ Thành trong sách Cánh diều 10 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: